Có nên thần thánh hoá IELTS và biến nó thành thước đo chuẩn mực của người giỏi?
Với học sinh, sinh viên, học IELTS để có thể được miễn thi Tiếng Anh trong kỳ thi THPT Quốc gia, hay apply du học, xin học bổng… Nhưng giá trị của tấm bằng IELTS không chỉ dừng lại ở đó.
Những trường hợp nào cần thi IELTS?
Gần đây, trên mạng xã hội đang rộ lên vấn đề: “Liệu mọi người có đang thần thánh hoá IELTS?”. Có người thì cho rằng “Nó chưa chắc thể hiện sự thông minh đâu, mà nó thể hiện ở sự kiên trì”. Còn số khác thì ” Những chứng chỉ này nó không chỉ là thước đo, mà nó còn là bằng chứng, chứng minh bạn giỏi thật chứ không phải giỏi mồm“.
Trước khi bước vào cuộc tranh biện này, bạn phải hiểu tác dụng của IELTS trước. IELTS (International English Language Test System) là chứng chỉ Anh Ngữ quốc tế được công nhận trên toàn thế giới. Có 2 hình thức thi phổ biến tùy thuộc vào mục đích là IELTS Academic (Học thuật) và IELTS General Training (Tổng quát). Đối với nhiều sinh viên, học sinh học IELTS để phục vụ cho mục đích du học hoặc tham gia các chương trình đào tạo trong nước có yêu cầu trình độ tiếng Anh đầu vào. IELTS hiện nay được ví như một một tấm “passport” để trở thành công dân toàn cầu. Không thể phủ nhận tấm bằng này có nhiều lợi ích như: Miễn thi môn tiếng Anh trong kì thi tốt nghiệp THPT, tuyển thẳng vào một số trường đại học, miễn chuẩn đầu ra trên đại học, cơ hội nghề nghiệp và du học tại các nước có nền giáo dục tiên tiến. Không quá ngạc nhiên để thấy nhiều trường hợp ra trường chậm hay nhiều người không được xét thăng hạng công việc chỉ vì chưa thể sở hữu tấm bằng này.
Dolly Hoàng – IELTS 8.0, là cựu du học sinh Úc, tốt nghiệp Thạc sĩ Y tế cộng đồng tại Đại học Melbourne (Úc), Thạc sĩ Quản lý Y tế Quốc tế tại trường Imperial College London (Anh), Cử nhân Dược học tại trường King’s College London (Anh) từng chia sẻ: ” Cá nhân mình nghĩ IELTS không chỉ đơn giản là việc đạt kết quả 6.5 hay 7.0 mà hơn thế, bài thi này giống như một bước khởi động để chuẩn bị cho một cuộc chạy marathon dài. Khả năng giao tiếp thành thạo và tự tin bằng tiếng Anh chắc chắn sẽ nâng cao kinh nghiệm sống ở nước ngoài của bạn.
Một khi rào cản ngôn ngữ không còn, bạn sẽ cảm thấy hứng thú khám phá những nền văn hóa mới, gặp gỡ bạn bè quốc tế, tham gia các câu lạc bộ và hội nhóm của trường đại học, trở thành tình nguyện viên và quan trọng hơn là tận dụng tối đa các bài giảng và hội thảo tại trường đại học. Do đó, chuẩn bị trước cho IELTS và đạt được điểm số hợp lý trước khi khi bắt đầu hành trình của bạn là chìa khóa để giúp bạn sẵn sàng chuyển tiếp sang một cuộc sống mới ở nước ngoài.“.
Dolly Hoàng – IELTS 8.0
4 kỹ năng trong IELTS phục vụ gì cho cuộc sống? Giáo viên, phụ huynh nói gì về tác dụng thực sự của việc học IELTS?
Quay lại với chủ đề “các bạn có đang thần thành hóa IELTS quá không?”. Trộm nghĩ không biết “các bạn” mà đang có sự ám chỉ này là ai, nhưng chắc chắn không phải là những bạn đang ngày ngày nghiêm túc học tập để có một điểm số tốt.
Những bạn trẻ xác định thi IELTS thì thường cùng hướng tới mục tiêu du học hoặc học lên cao hơn hoặc tìm kiếm cơ hội làm việc toàn cầu. Do đó bản thân các bạn đã biết rõ chứng chỉ IELTS chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Nếu chỉ có kết quả thi tốt mà không thể sử dụng tiếng Anh thành thạo kết hợp cùng những kỹ năng khác thì việc học tập hay làm việc tại môi trường quốc tế cũng không thể đảm bảo.
Video đang HOT
Chủ đề về IELTS gây tranh cãi gần đây
Ngược lại, nhìn sâu vào quá trình ôn luyện IELTS, học chậm mà chắc sẽ giúp bạn phát triển toàn diện 4 kỹ năng (Nghe – Nói – Đọc – Viết) và tư duy, đây là những điều cần được quan tâm đến nhiều hơn thay vì chăm chăm vào điểm số.
Trong 4 kỹ năng thì Nói và Viết là những phần các ứng viên gặp nhiều trở ngại hơn. Có nhiều thí sinh đã đăng ký thi lại nhiều lần nhưng kết quả 2 bài thi này hầu hết đều không cải thiện đáng kể. Kỹ năng nghe và đọc lại là phần mà thi sinh dễ dàng được điểm nhất, thời gian để hoàn thiện 2 kỹ năng này ngắn hơn so với 2 kỹ năng còn lại. Việc nhận được kết quả IELTS cao “chót vót” cũng vui nhưng để sử dụng và thuyết trình, giao tiếp thành thạo bằng Tiếng Anh (đưa ra ý tưởng, giới thiệu sản phẩm,…) mới là điều thật sự quan trọng hơn cả.
Cô giáo Genz 8.0 IELTS Phương Mai đã nhận định: ” Giỏi Writing sẽ giúp mình cải thiện khả năng lập luận vấn đề – một kỹ năng quan trọng đối với cả sinh viên lẫn khi đi làm. Kỹ năng Speaking và Listening sẽ giúp mình tự tin hơn trong giao tiếp và có lợi thế khi thuyết trình. Phần Reading lại bổ trợ quá trình đọc tài liệu tiếng Anh“.
Phạm Lê Phương Mai (ngoài cùng bên trái) từng “vật vã” vì chứng chỉ IELTS đã chinh phục thành công học bổng IELTS Prize 2020/21
Hay như Nguyễn Hoàng Vy, cô giáo trẻ dạy IELTS ở Đà Nẵng, cũng thừa nhận rằng, IELTS là chìa khóa mở ra rất nhiều cơ hội, đặc biệt là con đường chinh phục ước mơ trở thành một giảng viên ngoại ngữ, truyền cảm hứng đến cho rất nhiều bạn trẻ. Hoàng Vy vừa nhận học bổng để theo học bậc Thạc sĩ ở Vương quốc Anh một phần cũng nhờ niềm đam mê ngoại ngữ này.
Chị T.P. phụ huynh ở TP.HCM có con đang học lớp 11 cho rằng, chị cho con trai học IELTS từ sớm nhưng ngoài mục đích để được miễn môn Tiếng Anh trong kỳ thi THPT Quốc gia thì chị nhận ra rằng, IELTS có ích rất lớn trong việc tiếp cận, khám phá Tiếng Anh. Việc học IELTS sẽ giúp khám phá sâu gốc rễ của ngôn ngữ, khi hiểu rõ về văn hoá, con người thì việc áp dụng Tiếng Anh trong cuộc sống sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Không thể đảm bảo 100% mọi người đều biết Tiếng Anh, sẽ có những người lựa chọn Tiếng Trung, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn,… để là ngôn ngữ thứ 2 của mình. Điều đó cho thấy thực chất đây chỉ là quá trình tiếp nhận và chinh phục tri thức của mọi người chứ không phải còn đường chạy đua đến tấm bằng được coi là thần thánh. Tuy là một “tấm vé quyền năng” nhưng một số người sau khi sở hữu rồi thì ỷ lại để mãi ôm một giấc mộng đỉnh cao. Việc tiếp cận, trau dồi và duy trì ngoại ngữ mới là thứ cần thiết để thể hiện sự cố gắng của bản thân. Với một tấm bằng chỉ có hiệu lực trong vòng 2 năm và chi phí ôn luyện, chi phí thi đắt đỏ thì luôn là điều xa xỉ với nhiều người. Tiếng Anh chỉ là một ngôn ngữ và hãy tìm cách phù hợp để học ngôn ngữ đó cho hiệu quả thay vì coi nó là một môn học hoặc một bài thi chứng chỉ.
Tóm lại, IELTS là một chứng chỉ uy tín để đánh giá năng lực ngoại ngữ, tuy nhiên IELTS không phải là đích đến mà là hành trình học hỏi và phát triển bản thân bằng Tiếng Anh. IELTS sẽ còn là một tấm vé nếu bạn cần để học lên cao, du học hay tổ chức nghề nghiệp cần. Nhưng chỉ có những người áp dụng được 4 kỹ năng IELTS vào cuộc sống mới thực sự là người khôn ngoan tận dụng lợi ích từ quá trình đó, còn nếu không tấm bằng đó mãi chỉ là 1 tờ giấy.
Vậy có nên thi IELTS không? Câu đầu tiên bạn phải hỏi bản thân mình cần 4 kỹ năng IELTS để làm gì?
Đủ điểm nhưng trượt ĐH Y dược TP.HCM vì cả nhà mắc COVID-19
Một thí sinh mắc COVID-19 có kết quả xét tuyển đủ điểm đậu vào Trường ĐH Y dược TP.HCM nhưng lại không có tên trong danh sách vì thiếu chứng chỉ tiếng Anh để xét tuyển kết hợp.
Bảng điểm IELTS của thí sinh L.H.T. đủ điều kiện trúng tuyển nhưng không nộp đúng thời gian theo quy định của Trường ĐH Y dược TP.HCM - Ảnh: NVCC
Thí sinh L.H.T. (phường Bình Hòa, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương) vừa có đơn xin cứu xét gửi đến Trường ĐH Y dược TP.HCM vì không trúng tuyển đại học do bị mắc COVID-19 nên quên bổ sung hồ sơ.
Theo đơn xin cứu xét, L.H.T. là thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2021 và có nguyện vọng 1 đăng ký vào ngành dược học (phương thức có kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế), Trường ĐH Y dược TP.HCM.
Điểm thi THPT năm 2021 của L.H.T. các môn trong tổ hợp xét tuyển: toán 9 điểm, hóa 8 điểm, sinh 8 điểm. Tổng điểm khối B: 25 điểm.
Ảnh minh họa
Thí sinh L.H.T. cho biết từ ngày 21-7, Trường ĐH Y dược TP.HCM có thông báo phải nộp bản sao chứng thực chứng chỉ tiếng Anh IELTS đạt từ 6.0 trở lên để đạt đủ điều kiện xét tuyển. Nhưng do từ ngày 9-7, khu vực thí sinh này sinh sống bị phong tỏa toàn bộ vì là vùng đỏ có nhiều ca nhiễm COVID-19.
Từ ngày 20-7, gia đình L.H.T. bắt đầu có người bị nhiễm COVID-19 và những ngày sau đó, toàn bộ cả gia đình đều dương tính và phải tự cách ly ở nhà.
"Gia đình có 5 người và em là thành viên cuối cùng trong gia đình bị nhiễm COVID-19. Cho đến sau ngày 23-8 mới khỏi bệnh nhưng vẫn phải cách ly tiếp 14 ngày nữa vì vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác. Cả gia đình đều bị ảnh hưởng về tâm lý lẫn sức khỏe do đại dịch, vì thế mà em đã chậm trễ không thể nộp được chứng chỉ tiếng Anh về cho nhà trường qua đường bưu điện", thí sinh L.H.T. cho hay.
Đến ngày 16-9, Trường ĐH Y dược TP.HCM công bố điểm chuẩn và kết quả trúng tuyển thì thí sinh L.H.T. đủ điểm đậu nhưng lại không được có tên trong danh sách vì thiếu chứng chỉ tiếng Anh để xét tuyển kết hợp, theo quy định của nhà trường.
"Em thành khẩn mong muốn nhà trường sẽ xem xét, tạo cơ hội cho em được bổ sung chứng chỉ tiếng Anh để em có thể theo học ngành dược học tại trường", thí sinh này mong mỏi.
Chị Lưu Mỹ Dung (phụ huynh của thí sinh L.H.T.) cho biết thêm trong thời gian bệnh, tâm lý ảnh hưởng nhiều, cả nhà đã phải động viên nhau vượt qua nên L.H.T. đã không kịp cập nhật thông báo trên website trường.
"Em tôi đã liên hệ phòng đào tạo và làm đơn khẩn thiết xin nhà trường xem xét, nhưng có lẽ do đã đủ tiêu chuẩn tuyển sinh nên nhà trường không chấp thuận. Thật sự lỗi một phần do T. không kịp cập nhật thông báo. Suốt 12 năm qua T. đã rất chăm chỉ, cô bé học thành tích cũng rất tốt. Mất 12 năm đèn sách, lỡ dở vì sự bất cẩn thật sự tôi cảm thấy vô cùng đáng tiếc", chị Dung nói.
"Trường không thể giải quyết được"
Sáng 1-10, trao đổi với Tuổi Trẻ Online , PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM - cho biết nhà trường có nhận đơn xin cứu xét của thí sinh này.
Theo quy định, thí sinh đăng ký xét tuyển phương thức có kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế phải nộp chứng chỉ về cho trường trong đúng thời gian quy định ở vòng sơ tuyển. Sau khi qua vòng sơ tuyển thí sinh mới đủ điều kiện đưa vào vòng lọc ảo toàn quốc trên hệ thống và phải đạt điểm chuẩn mới được công nhận trúng tuyển.
"Do đó, khi quá trình xét tuyển đã xong thì không thể bổ sung hồ sơ. Việc tuyển sinh đã kết thúc và lọc trên hệ thống toàn quốc chứ không phải nhà trường tự đặt ra quy định nên trường hợp này chúng tôi không giải quyết được", ông Khôi nói.
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ năm 2021 Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ năm 2021, ngành Quản trị Kinh doanh - Mã số: 9.34.01.01. Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Thực hiện Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế...