Có nên tắm khi mắc COVID-19 không?
Trên mạng xã hội đang rộ lên thông tin người mắc COVID-19 thì không được tắm rửa. Bệnh đang nhẹ mà tắm sẽ trở nặng…
Vậy thực hư vấn đề này như thế nào?
Các thông tin về chữa COVID đang rất phức tạp, lẫn lộn được lan truyền qua nhiều hình thức mang lại cả những hệ quả tích cực lẫn tiêu cực. Vậy mắc COVID-19 thì có nên xông hơi và tắm rửa không?
1. Người bệnh COVID-19 có nên kiêng tắm rửa?
Theo quan niệm của y học cổ truyền nếu khi bị ốm hoặc cảm xông hơi là cần thiết nhưng tắm thì lại phải kiêng. Quan niệm tắm khi bị ốm trong y học cổ truyền lại trái ngược với xông hơi.
Điều này được luận giải như sau: Khi tắm nước nóng làm giãn lỗ chân lông từ đó gây mất khí, ngoại tà dễ xâm nhập… Nhiều tấm gương về việc tắm gây cảm hàn, tử vong. Từ đó sinh ra quan niệm “người ốm phải kiêng nước” còn tồn tại dai dẳng tới nay.
Điều đó cũng có cơ sở khoa học là trước đây chưa có điều kiện phòng vệ sinh sạch sẽ kín gió như bây giờ, nên người ốm mà tắm là rất nguy hiểm. Một số người quá suy kiệt, chức năng tim phổi quá kém, khi tắm nóng hoặc lạnh có thể gây nên giãn mạch hoặc co mạch toàn thân, gây tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột, có thể làm nặng thêm bệnh, thậm chí là tử vong. Vì thế khi đang mắc bệnh không nên tắm nước quá lạnh để “rèn luyện cơ thể”, hoặc tắm quá nóng để “diệt mầm bệnh”. Rất nguy hiểm.
Người bệnh COVID-19 tắm như thế nào?
Thật ra y học hiện đại không kiêng tắm. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân trước mổ cần được tắm và sát trùng toàn thân sẽ giảm nhiễm trùng vết mổ. Bệnh nhân nằm trong phòng hồi sức nếu được lau rửa toàn thân bằng dung dịch sát khuẩn, thay quần áo, thay dra0 (ga giường) thường xuyên sẽ giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm số ngày này phòng ICU.
Tắm gội đầu giúp giải phóng các tế bào da chết (ghét), làm thông thoáng da, cải thiện bài tiết của tuyến mồ hôi, cải thiện lưu thông máu, giảm sưng đau khớp, cải thiện tinh thần, cải thiện giấc ngủ. Ở nhiều bệnh viện khoa ICU vẫn thường xuyên tắm khô và gội đầu cho người bệnh nằm lâu.
Đế tránh biến chứng, người đang suy kiệt nặng, huyết áp thấp, người đang tiêm truyền, người có vết mổ, người suy tim gan thận nặng không được tắm. Khi tắm cần tắm bằng nước ấm 30 – 35 độ C, tắm nhanh trong khoảng 5 -10 phút, nơi kín gió, sau tắm lau khô người và mặc quần áo, sấy tóc khô.
Video đang HOT
Với người mắc COVID-19 theo tôi nên tắm cách ngày 1 lần, tắm nhanh, tận dụng nồi lá xông, xông xong rồi tắm nhanh trong 5 – 10 phút, lau khô người, sẽ thấy rất sảng khoái, giúp hạ sốt, thông thoáng mặt da, ngủ ngon, mau khỏe.
2. Xông hơi
Kinh nghiệm dân gian từ lâu vẫn chữa cảm mạo bằng biện pháp xông hơi. Điều đó bắt nguồn từ y học cổ truyền cho rằng cảm mạo là do ngoại tà xâm nhập từ bên ngoài vào, nên cần làm cho ra mồ hôi để loại trừ tà khí ra bên ngoài. Cái này y học cổ truyền gọi là biện pháp phát hãn, giải biểu. Người bệnh sẽ uống các thuốc có nhiều tinh dầu, uống thuốc nóng ấm, xông, để cho ra mồ hôi.
Theo y học hiện đại, các biện pháp xông hơi có tác dụng làm thông thoáng đường hô hấp, tinh dầu gây cảm giác thư giãn, nâng cao hệ miễn dịch, giúp người cảm cúm mau khỏi bệnh.
Tuy nhiên cũng theo y học cổ truyền, khi cảm mạo để lâu ngày, tác nhân gây bệnh không còn ở bên ngoài nữa mà đã đi sâu vào phần máu, phần nội tạng, thì lúc này không được phát hãn giải biểu nữa, vì sẽ làm tiêu hao chính khí trong cơ thể, cơ thể sẽ suy yếu không chống đỡ được bệnh. Lúc này cần phải thanh nhiệt, bổ khí, bổ huyết…
Như vậy chúng ta thấy ngay y học cổ truyền cũng không dùng xông hơi tràn lan khi bị cảm cúm, huống chi chúng ta đã biết khi mắc COVID-19 là virus SARS-CoV-2 đã chui vào trong tế bào niêm mạc hô hấp rồi lan đi khắp cơ thể, đâu còn ở trên bề mặt mũi họng nữa. Vậy thì có xông thế hay xông nữa thì cũng không được diệt được virus.
Xông hơi quá nhiều lần gây mất mồ hôi, mất các chất muối trong cơ thể, làm rối loạn chuyển hóa, cơ thể càng yếu hơn. Xông hơi nhiều lần, súc họng nước muối nhiều lần làm tổn thương niêm mạc hô hấp, dễ gây bội nhiễm thêm các bệnh hô hấp khác.
Vì vậy, khi mắc COVID-19 có thể xông mũi họng ngày 1 lần, giúp cho hệ hô hấp thông thoáng, tinh thần thư giãn, mau lành bệnh. Hoặc xông phòng ở để phòng thông thoáng, dễ chịu. Nhưng nhắc lại: Biện pháp này không diệt virus, vì vậy không nên điên cuồng xông hơi, súc họng ngày nhiều lần để diệt virus. Không ích gì đâu, mà lại càng có hại. Không xông quá nóng hoặc xông quá lâu gây tổn thương niêm mạc hô hấp, gây hại nhiều hơn. Mỗi lần xông nên chỉ từ 10 – 15 phút là đủ.
- Công thức nồi lá xông gồm: Các cây lá tự nhiên có tinh dầu như vỏ bưởi, lá bưởi, lá tre, hương nhu, tía tô, sả, gừng tươi… Một số vùng linh hoạt dùng cả các lá khác có tinh dầu như cúc tần, bạch đàn, tràm…
- Không tắm nhiều lần trong ngày vì cũng chẳng làm khỏe hơn mà còn gây hại.
- Người suy nhược nặng, người huyết áp thấp, đang mắc các bệnh tim gan thận nặng không nên tắm mà dùng biện pháp tắm khô như: Lau người nhanh rồi thay quần áo.
Nhà nhà xông hơi chữa Covid-19, chuyên gia cảnh báo nguy hiểm nếu lạm dụng
Nhiều F0 xem xông hơi bằng các loại lá thảo dược là phương pháp chữa Covid-19 tại nhà "không thể thiếu".
Thậm chí, có bệnh nhân khoe "chiến tích" xông hơi 3 lần/ngày.
Các nồi xông thảo dược, tinh dầu là hình ảnh đang được chia sẻ ngày càng nhiều trên mạng xã hội trong thời gian vừa qua, khi đây biện pháp được nhiều F0 đang điều trị tại nhà ưa chuộng.
Theo chia sẻ của các F0, việc xông hơi giúp họ cảm thấy dễ chịu và giảm các triệu chứng như sổ mũi, nặng đầu hơn hẳn. Có nhiều người cho biết, bản thân xông hơi trên 3 lần/ngày. Thậm chí, một số tài khoản cá nhân còn giới thiệu các bài thuốc thảo dược xông hơi có thể giúp chữa khỏi Covid-19 chỉ sau 5 - 7 ngày.
Nhiều F0 xem xông hơi là biện pháp chữa Covid-19 tại nhà "không thể thiếu".
Xông hơi không diệt virus, chỉ giúp giảm triệu chứng
Theo BS Quách Duy Cường, Khoa Virus - Kí sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, mục đích của phương pháp xông là làm loãng chất tiết dịch, làm mềm vảy mũi, cung cấp độ ẩm cho niêm mạc mũi bị khô, dẫn lưu các chất dịch ứ đọng vùng mũi được tốt hơn. Từ đó, xông hơi giúp bảo vệ lớp niêm mạc mũi họng, cải thiện các triệu chứng ngạt mũi, giảm xung huyết niêm mạc mũi, giúp người bệnh cảm giác thư giãn, thoải mái hơn. Tuy nhiên, xông hơi không có tác dụng ngăn ngừa lây nhiễm hay chữa khỏi bệnh Covid-19.
Xông hơi không diệt virus mà chỉ giúp giảm triệu chứng (Ảnh minh họa).
"Xông mũi họng không có hại, nhưng phải được làm đúng cách. Người bệnh phải hiểu việc đó hoàn toàn không có tác dụng ngăn ngừa lây nhiễm hay chữa khỏi bệnh Covid-19. Xông hơi chỉ tác động ở ngoài bề mặt niêm mạc, không ảnh hưởng đến virus bên trong tế bào", BS Cường cho hay.
TS Bùi Lê Minh, Trưởng Ngành Công nghệ sinh học, Viện Kỹ thuật Công nghệ cao, Đại học Nguyễn Tất Thành phân tích, theo lý thuyết, ở nhiệt độ cao 60-70 độ C thì thời gian tồn tại của virus ngoài môi trường giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, lưu ý là khi đã nhiễm bệnh thì virus chủ yếu đang nằm trong các tế bào của cơ thể, chứ không phải dạng tự do nằm bên ngoài mô, tế bào. Vì thế, muốn tiêu diệt virus thì phải tiêu diệt tế bào mang virus đó trước, và với cách làm này, bạn đang tấn công tất cả tế bào tiếp xúc với nhiệt, bất kể còn lành lặn hay đã nhiễm virus.
Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga (Bộ Quốc Phòng) xông hơi, đánh gió không có tác dụng tiêu diệt virus. Phương pháp này chỉ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu. BS Hoàng khuyến cáo, F0 chỉ nên xông hơi nếu không sốt cao, thực hiện ở nơi kín gió và cũng không nên xông nhiều hơn một lần mỗi ngày và mỗi lần không quá 20 phút.
Đồng quan điểm, ThS.BS Nguyễn Thị Kim Oanh, Phụ trách Phòng khám, Khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Hữu Nghị nhận định, việc xông hơi bằng các loại thảo dược như: gừng, sả, lá chanh, tỏi... sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng thường gặp ở F0 như: ngạt mũi, đau rát họng. Tuy nhiên, BS Oanh cũng khẳng định, xông hơi không có tác dụng tiêu diệt virus SARS-CoV-2 hay chữa khỏi Covid-19.
Lạm dụng xông hơi: Coi chừng rước bệnh vào người
Theo BS Nguyễn Huy Hoàng, việc người dân lạm dụng xông hơi trong quá trình tự điều trị Covid-19 sẽ khiến cơ thể bị mất nước, mất điện giải và có thể tổn thương niêm mạc đường hô hấp.
TS Lê Minh phân tích một số nguy cơ sức khỏe khi người dân lạm dụng xông hơi hoặc xông không đúng phương pháp:
- Nguy cơ bị bỏng hoặc tai nạn khác khi xông hơi: Trong các báo cáo từ các nước Châu Á mà người dân hay dùng xông hơi để tự chữa bệnh ở nhà thì các trường hợp nhập viện do bỏng, ngất khi thực hiện xông hơi khá phổ biến. "Đặc biệt là khi thực hiện xông hơi một mình và thiếu kinh nghiệm dễ bị tiếp xúc với nhiệt độ quá cao và không có ai hỗ trợ khi có sự cố xảy ra", TS Minh nói.
- Nguy cơ tổn thương biểu mô đường hô hấp và nhạy cảm hơn với virus: Như đã đề cập, muốn tiêu diệt virus thì phải tiêu diệt tế bào mang virus đó trước. Và với cách làm này, bệnh nhân đang tấn công tất cả tế bào tiếp xúc với nhiệt, bất kể còn lành lặn hay đã nhiễm virus. Các mô lành lặn bị tổn thương bởi nhiệt cũng dễ bị nhiễm virus hơn bình thường, nên xông hơi trong giai đoạn sớm thậm chí có nguy cơ làm virus lây lan nhanh hơn trong cơ thể. "Ngoài ra, hơi nước đọng lại trên bề mặt đường thở sau đó có thể kéo theo một số virus còn khả năng lây xuống các vị trí sâu hơn, lợi bất cập hại", TS Minh nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo TS Minh, việc xông hơi trong gia đình có cả người chưa mắc Covid-19, đặc biệt là không gian nhỏ, có nguy cơ làm phát tán virus ra môi trường xung quanh và bám trên các bề mặt, tăng cơ hội lây lan của virus.
Một nguy cơ khác của việc xông hơi không đúng cách, theo phân tích của BS Kim Oanh, khi xông hơi quá lâu mà không cẩn thận có thể khiến người bệnh bị sốc nhiệt.
"Khi trùm kín xông hơi nhiệt độ cao sau đó ra môi trường bên ngoài, đặc biệt là trong những ngày trời rét như hiện nay, có thể khiến người bệnh gặp nguy hiểm vì bị thay đổi nhiệt độ đột ngột", BS Kim Oanh cho biết.
Xông hơi có tác dụng gì? Những người dù mắc Covid-19 cũng không nên xông hơi Những người có biểu hiện khó thở hoặc trẻ nhỏ thì không nên xông. Chỉ xông khi cơ thể khoẻ, xông 1 lần/ngày và sau khi xông phải uống đủ nước. Xông có tác dụng không? Chị Nguyễn Thị T. trú ở Tiên Lãng, Hải Phòng cho biết con trai chị đi học cấp 1 và khi nhà trường test sàng lọc thì...