Có nên tách Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khỏi Bộ Tài chính?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nên tách ra độc lập để trực tiếp thuộc Chính phủ hay giữ nguyên như mô hình hiện nay là thuộc Bộ Tài chính.
Đây là một trong những nội dung được đề cập nhiều nhất trong phiên họp chiều 13/6 của Quốc hội về dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi).
Ảnh minh họa.
Phía đồng thuận tách Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra khỏi Bộ Tài chính cho rằng, hiện nay quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển nhanh, mạnh về quy mô và chất lượng nên cần độc lập, tự chủ để giảm các khâu trung gian kịp thời xử lý các vấn đề, tách khỏi quản lý hành chính để đảm bảo tính thị trường. Trong khi đó, các đại biểu có quan điểm duy trì mô hình như hiện nay cho rằng cần đảm bảo sự ổn định, quản lý nhất quán, tránh tạo ra thêm các đầu mối, ảnh hưởng ngân sách nhà nước.
Video đang HOT
Các đại biểu cũng bàn đến câu chuyện làm thế nào để chứng khoán thực sự là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho thị trường, bởi vốn tín dụng ngân hàng hiện vẫn lên đến 130% GDP, tuy nhiên, dòng vốn tín dụng lại có tỷ trọng lớn là vốn ngắn hạn. Đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường được đánh giá là một giải pháp.
Theo vtv.vn
Nỗ lực đưa thị trường chứng khoán tiệm cận chuẩn mực quốc tế
Tổ chức Morgan Stanley Capital Investment (MSCI) vừa công bố danh mục định kỳ quý 2 rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index. Sự thay đổi trong lần công bố này có tác động thế nào đối với thị trường chứng khoán Việt Nam? Và khả năng nâng hạng từ cận biên lên mới nổi đối với thị trường Việt Nam tiếp tục được cập nhật ra sao?
"Việt Nam có cơ hội tốt để được nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi..."
Tại đợt cơ cấu danh mục định ký quý 2/2019, MSCI đã loại toàn bộ 14 cổ phiếu của Argentina ra khỏi rổ chỉ số dành cho các thị trường cận biên của MSCI (MSCI Frontier Makets Index), do thị trường này sẽ được nâng hạng lên mới nổi. Đối với các cổ phiếu của Việt Nam, POW sẽ được MSCI bổ sung vào rổ MSCI Frontier Makets Index và ở chiều ngược lại ROS bị đưa ra khỏi danh mục này.
Đánh giá về thông tin này, Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC) cho rằng, thị trường Việt Nam sẽ hưởng lợi từ động thái trên nhờ tỷ trọng cổ phiếu trong rổ chỉ số dành cho thị trường cận biên tăng lên. Song tỷ trọng của cổ phiếu Việt Nam có thể sẽ tăng nhưng sẽ chưa tăng quá mạnh cho đến khi thị trường chứng khoán Kuwait chính thức được nâng hạng và đưa vào rổ chỉ số dành cho các thị trường cận biên của MSCI (MSCI Emerging Markets).
Theo nguyên tắc của rổ chỉ số MSCI Frontier Markets 100, để tránh tỷ trọng tập trung quá nhiều vào một thị trường, thì tỷ trọng lũy kế tối đa của 2 thị trường lớn nhất là 40%. Đến thời điểm ngày 10/5/2019, 2 thị trường có tỷ trọng lớn nhất là Kuwait (26,44%) và Việt Nam (16,56%). Tổng cộng, tỷ trọng 2 thị trường này đã lên đến 43%, vượt mức tối đa 40%.
Hiện tại, thông tin về tỷ trọng chính thức của các thị trường trong rổ Frontier Markets vẫn chưa được MSCI công bố, do đó vẫn phải chờ vào thời điểm cuối tháng 5. Cùng quan điểm của HSC, ông Lê Ngọc Nam, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) lưu ý: thông tin về MSCI công bố nâng hạng các thị trường, hay dòng tiền từ các quỹ ETF cũng được quan tâm ở thời điểm hiện tại. Tuy vậy, càng gần tới thời điểm công bố, các phân tích từ thị trường cũng đã dần làm rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng, do đó, theo tôi cũng sẽ không có nhiều tác động lớn.
Dù không thực sự tạo ra sự thay đổi lớn về dòng vốn trên thị trường, nhưng việc thay đổi cơ cấu danh mục rổ cổ phiếu dành cho thị trường cận biên của MSCI đã có tác động tích cực về mặt tâm lý dành cho nhà đầu tư. Ở thời điểm này, thị trường đặt kỳ vọng lớn hơn vào việc MSCI sẽ nâng hạng thị trường Kuwait và lúc đó sẽ tạo ra sự thay đổi lớn về tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong rổ MSCI Frontier Markets.
Nhiều đánh giá cũng cho rằng, để được MSCI nâng hạng, Việt Nam cần nhiều thời gian hơn để chuẩn bị. Vì vậy, đây là cơ hội rất lớn để Việt Nam nỗ lực thay đổi nhằm thu hút dòng vốn nước ngoài vào thị trường chứng khoán.
Trong lần trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, ông Chua Hak Bin, kinh tế gia trưởng, Tập đoàn Maybank Kim Eng cũng chia sẻ quan điểm về cơ hội và thách thức của thị trường chứng khoán Việt Nam khi được xem xét nâng hạng. Chuyên gia này cũng đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam thời gian qua trong việc cải thiện các chính sách liên quan.
Theo ông Chua Hak Bin, dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các sở giao dịch đã rất nỗ lực trong việc đưa thị trường Việt Nam tiệm cận các chuẩn mực của thị trường mới nổi, quy định bởi 2 đơn vị đánh giá chính là FTSE Russell và MSCI. Hiện FTSE Russell đã đưa Việt Nam vào danh sách xem xét vào tháng 9 năm ngoái và nếu thuận lợi có thể công bố Việt Nam đạt chuẩn nâng hạng ngay trong tháng 9 năm nay. Tuy nhiên, MSCI, việc nâng hạng của Việt Nam có thể sẽ mất thời gian hơn.
"Việt Nam có cơ hội tốt để được nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi. Việc nới lỏng hơn nữa các quy định về sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, cải thiện thanh khoản thị trường và loại bỏ các biện pháp kiểm soát vốn không cần thiết sẽ giúp cho việc nâng hạng của Việt Nam. Maybank Kim Eng và các khách hàng là các định chế tài chính lớn đã và đang rất tích cực hỗ trợ để Việt Nam có thể đẩy nhanh quá trình này", ông Chua Hak Bin nói.
Theo vneconomy.vn
Cắt giảm 26 điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán Thực hiện Nghị định số 151/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 7/11/2018, sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, tới đây, Bộ Tài chính sẽ thực hiện cắt giảm 26 điều kiện, đơn giản hóa 23 điều kiện trong lĩnh vực...