Có nên phủ Ceramic cho xe hơi?
Nhu cầu về chăm sóc, làm đẹp xe ô tô của người dùng ngày càng tăng, đặc biệt là đối với những chủ nhân sở hữu những mẫu xe sang trọng. Phủ Ceramic được xem là giải pháp phù hợp hiện nay.
Phủ Ceramic là gì?
Ceramic là lớp phủ bảo vệ trên bề mặt sơn từ sự liên kết của các hạt nano có gốc là các thành phần phi hữu cơ như SiO2 (Silic Dioxit – Silica), SiC (Silic Cacbua) hoặc Ti02 (Titanium Dioxit). Tại Việt Nam, phương pháp này được biết đến với những cái tên như phủ Ceramic, phủ gốm hay phủ bóng …
Bề mặt xe hơi sau khi phủ Ceramic
Ceramic là loại dung dịch lỏng được bôi phủ lên bề mặt sơn ngoại thất xe ô tô bằng tay hoặc bằng thiết bị súng phun chuyên dụng. Các hợp chất trong dung dịch này sẽ tạo một lớp màng liên kết bền vững bao phủ trên toàn bộ bề mặt giúp bảo vệ sơn xe tránh khỏi các tác nhân từ môi trường gây trầy xước hoặc xuống cấp do thời tiết cũng như tạo độ bóng đặc biệt cho xế hộp.
Tác dụng của phủ Ceramic lên xe ô tô
Phủ Ceramic giúp bảo vệ sơn ngoại thất ô tô từ một loạt các tác nhân như:
Chống tia UV: Ánh sáng chói chang của mặt trời có thành phần tia UV, tia này thúc đẩy các phản ứng oxy hóa lớp sơn dẫn đến màu sơn bị phai và xuống cấp. Lớp Ceramic sẽ có tác dụng ngăn cách tia UV tiếp xúc trực tiếp với lớp sơn xe. Chống lại các tác nhân ăn mòn: Vỏ xe tiếp xúc với môi trường bên ngoài luôn tồn tại các tác nhân ăn mòn như axit, thành phần khoáng như canxi, magie, … trong nước mưa, nước rửa xe, nhựa cây, côn trùng … Hạn chế trầy xước: Bề mặt vỏ xe có thể bị trầy xước trong quá trình sử dụng do ma sát vật lý hay va quẹt. Lớp Ceramic phủ bên ngoài giúp hạn chế trầy xước bề mặt sơn xe. Tạo bề mặt chống bám nước: Ceramic tạo độ mịn đặc biệt trên bề mặt vỏ xe ô tô và hình thành nên “hiệu ứng lá sen”, khi nước tiếp xúc với bề mặt này sẽ không thể bám lại giống như hiện tượng nước đổ lên lá sen. Hạn chế bám bẩn: Bề mặt vỏ xe phủ Ceramic giúp hạn chế các chất bẩn bám lên vì có khả năng chống lại hiện tượng tĩnh điện. Bên cạnh đó bền mặt này cũng dễ dàng rửa sạch chất bẩn hơn so với bình thường. Tạo độ bóng cho xe: Vỏ xe được phủ Ceramic sẽ có độ bóng đặc biệt hơn so với bề mặt sơn bình thường, điều này giúp tăng sự sang trọng, lịch lãm cho chiếc xe.
Video đang HOT
Chống bám nước là một trong những công dụng đặc biệt của phương pháp phủ Ceramic
Theo những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về ô tô, lớp phủ Ceramic sẽ có thời gian lưu giữ trên bề mặt thân vỏ ô tô (về độ cứng) là khoảng hơn một năm (đối với xe chỉ phủ 1 lần duy nhất và bằng dung dịch phủ cao cấp). Còn đối với những xe sử dụng các dung dịch phủ cao cấp và bảo dưỡng lớp phủ định kỳ sẽ có thời gian lâu hơn, khoảng hơn 2 năm.
Trường hợp nào nên phủ Ceramic?
Phủ Ceramic là giải pháp bảo vệ xe trong thời gian dài, vì vậy, nếu bạn là người bận rộn trong công việc và sử dụng xe thường xuyên, nhưng luôn muốn xe bóng đẹp và không có nhiều thời gian để chăm sóc cho xế hộp của mình thì phủ Ceramic khá phù hợp dành cho bạn.
Bạn vừa mua xe mới sang trọng, và mong muốn giữ được vẻ bề ngoài mới mẻ của chiếc xe lâu dài. Phủ Ceramic ngay từ đầu để sơn xe được bảo vệ từ những ngày đầu tiên. Điều này giúp cho bạn giảm bớt lo ngại về trầy xước cũng như màu sơn bị xuống cấp sau thời gian sử dụng.
Nếu bạn yêu chiếc xe của mình và không có nhiều thời gian chăm sóc thì phủ Ceramic có thể là một giải pháp tốt
Hoặc bạn là người quan tâm nhiều đến giá trị chiếc xe bán lại về sau, có thể phủ Ceramic cũng là phương pháp tốt để giữ cho chiếc xe của bạn giữ được vẻ bề ngoài bóng lộn lâu dài và giữ giá hơn.
Nên phủ Ceramic của hãng nào?
Ở thị trường Việt Nam có nhiều thương hiệu như Ceramic Pro (của Nga), Ceramic Nasiol (Thổ Nhĩ Kỳ), CarPro (Hàn Quốc), Modesta (Nhật Bản), Gyeon (Hàn Quốc), Kisho (Nhật Bản) …
Khi quyết định phủ Ceramic cho xế cưng của bạn, hãy tham khảo đầy đủ các thông tin cũng như uy tín của các hãng cung cấp dịch vụ trên thị trường. Bên cạnh đó, có thể tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia để có lựa chọn tốt nhất cho chiếc xe của bạn.
Theo Oto
Tìm hiểu 5 thông số quan trọng trên lốp xe ô tô
Với cánh tài xế, đặc biệt là các tài mới, việc hiểu rõ các thông số, ký hiệu trên lốp xe ô tô sẽ giúp họ chăm sóc và bảo dưỡng bộ phận này được tốt hơn, đồng thời đảm bảo được sự an toàn khi di chuyển.
1. Ký hiệu loại lốp xe ô tô
Ký hiệu loại lốp xe ô tô thường có 1 hoặc 2 ký tự bằng chữ cái, thông thường là ký tự chữ P hoặc LT. Bởi vì đối với mỗi loại xe thuộc các phân khúc khác nhau sẽ được trang bị lốp xe tương ứng phù hợp.
Một ví dụ cụ thể cho ký hiệu loại lốp như dãy ký tự LT235/75R15/101S/C - loại lốp này được dùng cho xe bán tải/xe tải có tải trọng dao động từ 750 kg - 1 tấn.
2. Kích thước về chiều rộng lốp xe ô tô
Thông số về chiều rộng lốp xe được ấn định vị trí ngay sau ký hiệu loại lốp xe ô tô. Lấy lại ví dụ trên, ở thông số này LT235/75R15/101S/C, chiều rộng lốp xe ô tô là 235 mm.
3. Cấu trúc lốp xe ô tô
Theo các chuyên gia nhiều kinh nghiệm về ô tô, hiện tại phần lớn các lốp xe ô tô có cấu trúc dạng bố tỏa tròn, được ký hiệu bởi chữ cái R - Radial, số còn lại có cấu tạo bố chéo (D- Bias) hoặc B - bố chéo có lớp đai bọc bên ngoài dưới gai lốp.
4. Tốc độ giới hạn của lốp xe ô tô
Ở ví dụ thông số LT235/75R15/101S/C, bạn có thể hiểu vận tốc giới hạn của lốp xe ô tô này ở mức S tương ứng với 180km/h. Thông thường, ký hiệu tốc độ giới hạn của lốp xe ô tô bao gồm Q: 160 km/h, S: 180 km/h, T: 190 km/h, U: 200 km/h, H: 210 km/h, V: 240 km/h, Z: trên 240 km/h.
5. Chỉ số tải trọng giới hạn của lốp xe ô tô
Ở ví dụ LT235/75R15/101S/C, chỉ số tải trọng giới hạn của lốp xe ô tô đạt 101 tương ứng với mức từ 650 - dưới 925kg. Thường thì mức tải trọng của xe ô tô phân bổ như sau: 71: 345 kg, 75: 387 kg , 85: 515 kg , 88: 560 kg , 91: 615 kg, 93: 650 kg, 105: 925 kg, 110: 1.060 kg.
Theo Oto
Những lý do phổ biến khiến đèn pha hỏng Lái xe với đèn pha hỏng là điều nguy hiểm.Có nhiều nguyên nhân có thể xảy ra nếu đèn pha của bạn không hoạt động hoặc hoạt động không bình thường. Bài viết này chủ yếu đề cập đến đèn pha halogen, loại phổ biến được sử dụng nhiều trên ô tô hiện nay. Những lý do phổ biến khiến đèn pha hỏng...