Có nên phá thai khi uống thuốc cảm cúm?
Đúng là vi-rút cúm và các loại vi-rút khác đều bị “gán” cho cái tội gây dị tật cho thai nhi khi người mẹ bị nhiễm vi-rút ở giai đoạn đầu của thời kỳ thai nghén.
Vợ tôi 31 tuổi, hiện đang mang thai con thứ hai. Làm siêu âm, bác sĩ cho biết vợ tôi có thai đến nay khoảng 10 tuần. Khi thai được 7 tuần, vợ tôi bị cúm, đi khám được cho thuốc điều trị gần một tuần mới hết.
Tôi nghe nói cúm có thể ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng không biết vợ tôi có rơi vào trường hợp đó hay không. Xin hỏi có cách gì xác định được điều đó và có nên phá thai cho chắc hay không?
Võ Minh Đức (Đà Nẵng)
Đúng là vi-rút cúm và các loại vi-rút khác đều bị “gán” cho cái tội gây dị tật cho thai nhi khi người mẹ bị nhiễm vi-rút ở giai đoạn đầu của thời kỳ thai nghén.
Tuy vậy, trên thực tế, qua nghiên cứu ở nhiều nước, người ta đã thấy rõ vi-rút gây bệnh Rubella có khả năng gây dị tật cho thai với tỷ lệ cao ở giai đoạn này (có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh…) và khi có thai trong thời kỳ đầu không may bị nhiễm bệnh này thì nên phá thai.
Các loại vi-rút khác tuy bị “lên án”, nhưng hậu quả đối với thai nghén thật sự chưa có sự hiểu biết đầy đủ và trên thực tế thì chỉ là mối lo ngại chung chung.
Với vi-rút cúm nói chung, các tài liệu khẳng định, khi người mẹ bị nhiễm bệnh nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do vi-rút gây ra có thể làm cho thai bị hỏng và gây sẩy thai. Có người cho rằng cúm có thể gây sứt môi, đục thuỷ tinh thể mắt cho thai, nhưng không đưa ra các tỷ lệ gây dị tật có tính thuyết phục.
Nên biết rằng với những thai nghén bình thường, người mẹ không hề có bệnh tật gì trong lúc có thai, thì tỷ lệ dị tật các loại trên thai nhi đã có từ 1-2% trong tổng số thai được sinh ra. Vì thế, những thai có dị tật ở những bà mẹ có tiền căn bị cúm trong thời kỳ đầu của thai nghén rất có thể không phải do vi-rút cúm.
Vợ chồng bạn không nên quá lo lắng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nên đi khám thai đều đặn, theo dõi sự phát triển của thai bằng siêu âm để phát hiện sớm các dị tật bên ngoài (như sứt môi, tay chân khoèo, thoát vị rốn, thoát vị đốt sống…) hay các dị tật bên trong (như dị tật ở tim, ở thận, ruột hay ở não…).
Việc phá thai cần được cân nhắc kỹ và nên tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên khoa lây nhiễm và chuyên khoa sản.
Theo Nhakhoahanggia.vn
Video đang HOT
8 cách giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng
Là một trong những căn bệnh phổ biến ở phụ nữ, nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn nếu bạn chưa bao giờ sinh con, sử dụng thuốc kích thích sinh sản hoặc bước sang tuổi 50. Liệu có cách nào giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng ngay từ bây giờ?
Cho đến nay, y học hiện đại vẫn chưa có phương pháp sàng lọc nào thật sự tốt cho căn bệnh ung thư buồng trứng. Bất kỳ triệu chứng sớm nào cũng đều có thể dễ dàng bị nhầm lẫn nhiều bệnh lý khác.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn hoàn toàn không thể có bất kỳ sự kiểm soát nào. Dưới đây là một số yếu tố liên quan đến khả năng giảm nguy cơ ung thư buồng trứng mà bạn có thể áp dụng để duy trì sức khỏe.
1. Uống thuốc tránh thai
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ uống thuốc tránh thai có tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn. Sự bảo vệ đó còn tồn tại cùng với khoảng thời gian bạn tiếp tục uống thuốc đều đặn và có thể kéo dài tới 35 năm. Ngoài ra, khả năng giảm rủi ro có thể khởi phát sớm nhất là từ ba đến sáu tháng sau khi bắt đầu sử dụng thuốc.
Có giả thiết cho thấy càng có thêm nhiều lần rụng trứng trong cuộc đời người phụ nữ, nguy cơ bị ung thư buồng trứng càng cao. Sử dụng biện pháp ngừa thai giúp bạn không bị rụng trứng và giảm nguy cơ ung thư buồng trứng lên tới 50%. Vì lý do tương tự, việc bắt đầu giai đoạn hành kinh sớm và trải qua thời kỳ mãn kinh muộn có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng của phụ nữ.
Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc tránh thai cũng có thể gây ra một số rủi ro bao gồm cả các cơn đau tim và cục máu đông. Do đó, bạn không nên uống thuốc tránh thai chỉ để giảm nguy cơ ung thư buồng trứng vì đây chỉ là một lợi ích phụ trợ thêm mà thôi.
2. Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Bệnh béo phì là một yếu tố nguy cơ ung thư buồng trứng, đặc biệt là nếu bạn đang hoặc bị béo phì sớm ở tuổi trưởng thành. Những người béo phì cũng có thể dễ bị chết vì ung thư buồng trứng.
Béo phì đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ càng ngày càng tăng đối với nhiều bệnh ung thư và có một mối liên hệ giữa béo phì và ung thư buồng trứng. Điều này cung cấp thêm một lý do khác để tích cực giảm cân nếu bạn cần phải làm thế hoặc chỉ đơn giản nhằm duy trì cân nặng khỏe mạnh.
3. Ăn chế độ ít chất béo
Duy trì thân hình mảnh dẻ có thể giúp ngăn chặn ung thư buồng trứng và cách tốt để làm điều đó là thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ít chất béo có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Nghiên cứu khác xác định chất béo từ các nguồn động vật đặc biệt có hại.
Bạn nên ăn nhiều rau xanh cùng trái cây và thực phẩm khác có nguồn gốc thực vật. Hãy để dành các loại thịt đỏ và những món đòi hỏi chế biến cầu kỳ cho những dịp đặc biệt hơn.
4. Mang thai và cho con bú
Mang thai và cho con bú có liên quan đến khả năng giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Điều này phụ thuộc vào việc bao nhiêu lần bạn rụng trứng trong suốt cuộc đời mình. Khi bạn mang thai, bạn không rụng trứng. Bạn cũng ít có khả năng rụng trứng khi bạn đang cho con bú.
Độ tuổi mà bạn có thai cũng quan trọng. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai trước 26 tuổi thậm chí còn có nguy cơ bị ung thư buồng trứng thấp hơn những phụ nữ chờ đến khi ổn định mọi thứ rồi mới có con. Càng trải qua nhiều thai kỳ thì sẽ càng có ít rủi ro.
Điều này không có nghĩa là bạn sẽ bị ung thư buồng trứng nếu bạn quyết định không có con hoặc không cho con bú. Bạn cũng không nên sử dụng lý do tránh ung thư buồng trứng là động lực chính trong việc mang thai. Nguy cơ tổng thể cho một người phụ nữ với khả năng bị ung thư buồng trứng đôi khi trong cả cuộc đời chỉ vào khoảng 1/78.
5. Cắt bỏ tử cung và thắt ống dẫn trứng
Cắt bỏ tử cung và thắt ống dẫn trứng đôi khi cần áp dụng phẫu thuật để điều trị các tình trạng sức khỏe khác hoặc để loại bỏ nguy cơ mang thai, hoặc một nguyên nhân nào đó trong số nhiều lý do khác. Cả hai đều có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Tất nhiên, những ca phẫu thuật loại này không nên bị coi nhẹ và có thể mang đến những rủi ro lớn.
Giống như thuốc ngừa thai, nguy cơ ung thư buồng trứng thường không phải là yếu tố duy nhất quyết định cần phải tiến hành một trong những thủ thuật này trừ khi bạn có nguy cơ cao, nhưng điều đó có thể được xem là một lợi ích phụ thêm.
6. Loại bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng
Nếu bạn có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng, phẫu thuật phòng ngừa hoặc dự phòng có thể là một lựa chọn cho bạn. Nhiều phụ nữ từng có tiền sử gia đình hoặc tiền sử bệnh ung thư buồng trứng hoặc đột biến gen làm tăng nguy cơ mắc cả ung thư buồng trứng và ống dẫn trứng, cần phải cân nhắc tiến hành một thủ thuật chữa trị phù hợp.
Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư buồng trứng hoặc ung thư di truyền khác hoặc tình trạng đột biến gen đã biết, bạn có thể cần xin ý kiến bác sĩ có chuyên môn. Các đột biến trong gen BRCA1 và BRCA2 làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư vú, tuy nhiên các đột biến di truyền khác cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng. Bác sĩ có thể thảo luận với bạn về cách thức, bao gồm cả việc phẫu thuật để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
7. Tránh các liệu pháp hormone
Dùng liệu pháp hormone sau khi mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, nhưng không có các bằng chứng dứt khoát khẳng định điều này.
Một số chuyên gia cho rằng liệu pháp hormone dưới dạng estrogen đơn độc có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, trong khi những người khác nói rằng estrogen phối hợp cùng với progesterone mới là vấn đề.
Tuy nhiên, vẫn còn những người khác tin rằng không có chút rủi ro nào cả. Tương tự như thuốc tránh thai, liệu pháp hormone sẽ hỗ trợ thêm khả năng bảo vệ chống lại ung thư buồng trứng.
8. Hạn chế điều trị tác động đến khả năng sinh sản
Các thuốc hỗ trợ sinh sản chưa được xác nhận là có thực sự làm gia tăng nguy cơ ung thư buồng trứng hay không. Tuy nhiên, có một số bằng chứng cụ thể là clomiphene citrate được bán dưới tên thương hiệu Clomid và những biệt dược khác có thể làm gia tăng nguy cơ. Các bác sĩ đã không ngừng sử dụng thuốc này từ xa xưa đến nay, nhưng họ đã sửa đổi cách thức thực hiện dựa trên những nhận định như vậy.
Điều này đã thúc đẩy các bác sĩ trong những năm qua tránh sử dụng thuốc này kéo dài trong hơn sáu tháng vì nguy cơ ung thư buồng trứng. Thông thường nếu một phụ nữ gặp khó khăn khi mang thai và họ không rụng trứng sẽ được thử Clomid trong vài tháng. Nếu việc điều trị đó không hiệu quả, họ sẽ được chuyển sang một lựa chọn khác.
Chưa có lí giải chắc chắn vì sao điều này xảy ra, nhưng rõ ràng phụ nữ có thể có một thời gian rất khó mang thai và hoàn toàn có thể phải đối mặt với nguy cơ ung thư buồng trứng cao hơn ngay cả khi không sử dụng các loại thuốc sinh sản. Vì thế, bạn nên giảm thiểu nguy cơ ung thư buồng trứng bằng nhiều cách khác nhau để luôn khỏe mạnh nhé!
Theo Hellobacsi.
Bạn nên uống thuốc gì khi mang thai? Sức đề kháng của người mẹ khi mang thai thường giảm đi khiến cho nguy cơ mắc bệnh lại càng tăng cao. Nếu trong trường hợp buộc phải điều trị bệnh, bạn vẫn có thể uống thuốc khi mang thai theo chỉ định của bác sĩ hoặc sử dụng phương pháp trị liệu khác an toàn hơn. Các thai phụ không thể tránh...