Có nên nhổ răng khôn?
Chỉ nhổ răng khôn khi chúng gây đau kéo dài, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến răng lân cận.
Răng khôn là răng cối lớn thứ ba, mọc độ tuổi từ 12 đến 25. Mỗi người thường có 4 răng khôn ở 4 phần hàm. Sở dĩ gọi là răng khôn vì răng mọc trong độ tuổi đã trưởng thành, con người đã khôn lớn và biết nhận thức.
Theo Brightside, sở dĩ răng khôn gây đau nhức vì chúng thường mọc trong độ tuổi xương hàm đã ngừng phát triển, xương trở nên cứng đặc hơn. Răng mọc sẽ có nguy cơ làm mất cân xứng giữa răng và kích thước xương hàm, dẫn đến tình trạng hay mọc ngầm, mọc kẹt của răng khôn.
Các chuyên gia nha khoa cho biết, răng khôn liên quan trực tiếp đến cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh nên không phải tất cả răng khôn đều cần phải nhổ. Một chiếc răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt bởi mô xương và nướu, không gây biến chứng, thì có thể được giữ lại, miễn là bệnh nhân dùng chỉ tơ nha khoa và bàn chải để làm sạch một cách triệt để.
Ngoài ra, bệnh nhân có một số bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu không nên nhổ răng khôn.
Răng khôn liên quan trực tiếp đến cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh nên rất cẩn trọng khi nhổ.
Video đang HOT
Chỉ nên nhổ răng khôn khi việc mọc gây ra các biến chứng đau kéo dài, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, ảnh hưởng đến răng lân cận, hoặc hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày gây sâu răng và viêm răng. Bệnh nhân cần làm các xét nghiệm máu, chụp X-quang theo chỉ định trước can thiệp, trình bày các bệnh lý toàn thân cũng như các thuốc đang sử dụng hiện có cho bác sĩ nhổ răng biết.
Thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất là từ 18 đến 25 tuổi, khi chân răng hình thành được 2/3. Trên 35 tuổi, việc phẫu thuật nhổ răng khôn sẽ gặp nhiều khó khăn do xương cứng và đặc hơn. Quá trình lành thương, hậu phẫu cũng kéo dài và không thuận lợi.
Lưu ý sau khi nhổ răng khôn:
4 vấn đề hay gặp sau nhổ răng là sưng, đau, sốt và ra máu. Để khắc phục, bệnh nhân nên uống thuốc theo toa, chườm lạnh vào chỗ sưng và tuân thủ các biện pháp duy trì cục máu đông như: không súc miệng mạnh, khạc nhổ trong vòng 6 giờ sau khi nhổ răng, không súc nước muối, không mút, đưa lưỡi hoặc vật lạ vào ổ răng để thăm dò. Thay vào đó, vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng tại ổ răng, ăn thức ăn mềm, nguội trong 24 giờ sau nhổ răng.
Nếu tình trạng sưng, đau, sốt, ra máu kéo dài, trầm trọng và không kiểm soát được thì nên tái khám lại bác sĩ chuyên khoa.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Răng khôn, vì sao phải nhổ bỏ?
Chiếc "răng khôn" khiến không ít người khốn khổ vì đau đớn. Nhưng với quan niệm nhổ răng "tổn thọ" không ít người đành cắn răng chịu đau không dám đi giải quyết. Vậy răng khôn, nên để hay nhổ?
Ths.BS Nguyễn Anh Ngọc - 1 trong 2 thủ khoa ngành Nha khoa năm 2013 tại Đại học Tổng hợp Hamburg (Đức) chia sẻ, đây là tâm lý chung của rất nhiều người khi ôm má sưng đến gặp bác sĩ, phàn nàn về "răng khôn" gây đau nhưng khi được tư vấn mổ thì lại sợ... tổn thọ. "Nhưng trên thực tế, phần lớn răng khôn nên nhổ, không nên để và việc nhổ răg khôn không gây hại cho sức khỏe", BS Anh Ngọc cho biết.
Chiếc răng khôn thường phát triển từ độ tuổi 16 - 25 tuổi. Vì phát triển muộn, nên răng khôn thường không còn chỗ để mọc lên, từ đó gây nên tình trạng mọc xiên, mọc ngầm.
Đây là lý do, nhiều người đến 30 - 40 vẫn thỉnh thoảng ôm má kêu đau vì mọc răng khôn. Trong khi thực tế, thường sau độ tuổi 25 răng khôn không còn phát triển, nhưng vì thiếu vị trí gây mọc xiên, mọc ngầm nên răng khôn ôm ỉ gây gây viêm quanh chân răng, viêm lợi khiến người bệnh đâu, khó chịu.
Nhiều người đến khám bác sĩ răng hàm mặt trong tình trạn viêm, ổ mủ trầm trọng do răng khôn gây viêm.
Vì thế, thường răng khôn đều được bác sĩ nha khoa khuyên nhổ bỏ. "Bởi phần lớn răng khôn mọc nghiêng, xiên gây lợi chùm, rồi đâm vào răng số 7 gây sâu răng số 7. Răng khôn gây cản trở khớp cắn, gây xô hàm, hoặc chỉ định nhổ răng khôn cho mục đích chỉnh nha. Chỉ một số ít trường hợp răng khôn mọc thẳng không nhất thiết phải nhổ. Trên thực tế, đã có rất nhiều bệnh nhân đến khám và mất răng số 7 bắt nguồn từ chiếc răng khôn này. Tiếc răng không nhổ, răng lại làm tổn thương, mất một thêm một chiếc răng khác", BS Anh Ngọc cho biết.
BS Anh Ngọc cũng khẳng định, việc nhổ răng khôn là an toàn và không gây nguy cơ gì cho sức khoẻ. Thậm chí, đây được coi là hành vi tốt hơn cho việc vệ sinh răng miệng.
Vì thế, khi thấy âm ỉ đau răng, đau ngắt quãng có thời điểm đau, thời điểm không, mọi người đừng ngần ngại đến bác sĩ nha khoa. Bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp phim, thậm chí một số trường hợp nếu chụp phim đơn thuần không tiên lượng được chân răng còn phải chụp cắt lớp vi tính để xác định tình trạng của chân răng mới có thể xử lý.
Ngày nay, với kỹ thuật hiện đại, việc nhổ răng khôn cũng không gây đau đớn nhiều như người bệnh hình dung.
"Tuy nhiên cần lưu ý quan trọng sau khi nhổ răng khôn phải tuân thủ theo lời dặn dò của bác sĩ, tuyệt đối không khạc, nhổ sau khi nhổ răng. Việc khạc, nhổ sau khi nhổ răng sẽ tạo áp suất trong khoang miệng có thể gây bật cục máu đông bọc bên ngoài vùng răng được nhổ, từ đó gây ra xuất huyết", BS Anh Ngọc khuyến cáo.
Ngoài ra, sau nhổ răng bệnh nhân cần tránh đồ uống có cồn, thuốc lá... nhất là những người có cao huyết áp cần được kiểm soát, tránh tình trạng huyết áp tăng, xuất huyết sau mổ. Đồng thời tránh tập thể dục thể thao mạnh, tránh đánh răng vào vị trí răng nhổ và có thể ăn uống tùy thích nếu không cảm thấy đau răng. Các thực phẩm mềm như cháo, sữa giúp ích rất nhiều cho các trường hợp sau nhổ răng gây đau, lười ăn nhai một thời gian.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Cách giảm đau khi mọc răng khôn Nước muối ấm, đá lạnh, tinh bột nghệ, túi trà... giúp làm dịu cơn đau do mọc răng khôn. Răng khôn, tức răng số 8, là những chiếc răng mọc sau cùng trong độ tuổi trưởng thành 18-25. Răng khôn nằm phía trong cùng của hai hàm, khi xương hàm đã ngừng tăng trưởng và phát triển. Răng khôn mọc lệch, nhẹ sẽ...