Có nên nhổ lông nách?
Cháu thường xuyên dùng nhíp nhổ lông nách, nhiều lần dùng dao lam cạo cho tiện. Như vậy có tốt không thưa bác sĩ? (Linh)
Trả lời:
Nhiều lông ở vùng nách không chỉ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu mà còn làm giảm thẩm mỹ. Một số người cho rằng nhổ lông nách bằng nhíp hạn chế gia tăng lông tại vùng này. Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn không phải như vậy. Chính việc nhổ lông nách sẽ khiến lông mọc lại nhanh, cứng và nhiều hơn, đồng thời khiến làn da khu vực vùng nách bị thâm đen, xuất hiện mùi hôi khó chịu, nguy cơ khiến viêm nhiễm tuyến mồ hôi gây nên bệnh hôi nách.
Hơn nữa, nhổ lông nách bằng nhíp khiến những lỗ chân lông bị giãn nở, tạo điều kiện cho vi khuẩn, bụi bẩn dễ dàng xâm lấn, gây nên viêm nhiễm. Trong quá trình nhổ lông nách bằng nhíp không tránh khỏi tình trạng trầy xước da do nhíp kẹp vào da làm chảy máu. Lỗ chân lông bị tổn thương, xuất hiện các mụn bọc chứa mủ, màu đỏ có nhân, gây nên bệnh viêm chân lông. Em cần hết sức lưu ý.
Nhiều người thay vì nhổ lại dùng dao lam. Việc dùng dao làm tuy tiện lợi nhưng càng khiến cho lông mọc nhanh, nhiều và cứng hơn.
Video đang HOT
Hiện nay, nếu không muốn can thiệp vào các phương pháp triệt lông, em có thể dùng các sản phẩm từ tự nhiên góp phần ức chế sự phát triển của lông nách như tinh bột nghệ, chanh tươi, sữa tươi, mật ong. Những hỗn hợp này có tác dụng làm cho các nang lông yếu đi và chết, lớp lông trên bề mặt da sẽ rụng sạch tránh được những cảm giác đau, đặc biệt là không bị thâm vùng nách. Tuy nhiên cách này phải được thực hiện kiên trì và cần vệ sinh vùng dưới cánh tay sạch sẽ nhé.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc
Bệnh viện Da liễu Trung ương
Theo Vnexpress
5 vật dụng bẩn hơn nhà vệ sinh có thể bạn chưa biết
Điện thoại, bàn phím máy tính, thớt... bạn sử dụng mỗi ngày mà có thể không biết nó tích tụ nhiều vi khuẩn.
Bàn phím máy tính
Những khe hở khó lau chùi và dễ bỏ qua ở bàn phím máy tính là ổ nhiều vi khuẩn, bụi bẩn. Làm sạch bàn phím kỹ càng là việc bạn cần làm để tránh tiếp xúc với vi khuẩn gây hại. Nghiên cứu chỉ ra, bàn phím bạn gõ mỗi ngày có lượng vi khuẩn gấp nhiều lần bồn cầu nhà vệ sinh.
Điện thoại di động
Chiếc smartphone theo bạn từ khi thức dậy, vào nhà tắm, phòng vệ sinh, đến bữa ăn, ở văn phòng, lúc làm bếp. Điện thoại chứa nhiều bụi bẩn hơn mắt thường có thể nhìn thấy, chủ yếu từ bàn tay chạm vào.
Nghiên cứu chỉ ra, trung bình mỗi người kiểm tra điện thoại khoảng 47 lần trong ngày. Nhiều người sử dụng điện thoại liên tục kể cả lúc nghỉ trưa, đêm khuya. Đây là nguyên nhân khiến vi khuẩn truyền từ tay sang điện thoại và ngược lại, có thể khiến sức đề kháng của bạn yếu đi. Thậm chí virus cúm có thể truyền lên điện thoại của bạn và sang người thân nếu họ sử dụng chiếc điện thoại ấy.
Điện thoại bẩn và chứa vi khuẩn nhiều hơn nhà vệ sinh gấp 10 lần, theo những nghiên cứu về y tế công cộng. Hãy pha dung dịch gồm 60% nước và 40% cồn để vệ sinh mặt trước sau của điện thoại giúp phòng bệnh.
Vệ sinh căn bếp thường xuyên vì từ đây nhiều vi khuẩn có thể tới bữa ăn của gia đình.
Đá lạnh
Viên đá mát lạnh chúng ta vẫn thêm vào đồ uống mỗi ngày thường được sản xuất với nguồn nước không rõ nguồn gốc và chưa qua xử lý. Nước đá không sạch là nguồn lây bệnh nguy hiểm, có thể chứa các vi khuẩn thương hàn, tả, viêm đường ruột... Cách nhận biết nước đá sạch là viên đá trong suốt, không mùi không vị, không nổi bọt khí, khi tan ra có thể uống như nước thường.
Giẻ rửa bát
Trong các vật dụng chứa nhiều vi khuẩn, giẻ hay mút rửa bát luôn đứng đầu bởi chúng ẩm ướt, có mùi và tích tụ nhiều vi khuẩn. Mỗi ngày, thức ăn thừa, nước, vi khuẩn bám vào giẻ rửa bát và càng sinh sôi theo thời gian. Đó là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn E.coli, tụ cầu khuẩn, vi khuẩn gây ngộ độc phát triển.
Các nhà khoa học đã phát hiện có khoảng 10 triệu vi khuẩn các loại trên diện tích khoảng 2,54 cm2 của miếng rửa bát, nhiều gấp 200.000 lần so với lượng vi khuẩn đo được tại bồn cầu nhà vệ sinh. Nhiều gia đình làm sạch giẻ rửa bát bằng nước tẩy javer để tránh lây bệnh.
Thớt
Thớt để thái thịt tươi sống và nhiều loại thực phẩm là nơi tích tụ vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Rửa sạch, ngâm thớt qua nước sôi để hạn chế vi khuẩn.
Theo Bold Sky
5 lý do không ngờ khiến hội con gái bị ngứa vùng kín mà không phải do bệnh viêm nhiễm Tình trạng ngứa ngáy ở vùng kín là điều mà bất kỳ cô nàng nào cũng thường xuyên gặp phải. Tuy nhiên, bạn đã biết nguyên nhân là do đâu chưa? Ngứa vùng kín là một hiện tượng ẩm ướt vùng kín, gây bí bách và tạo điều kiện cho vi khuẩn cũng như nấm mốc hoành hành. Đây là một triệu chứng...