Có nên nhể nanh sữa cho trẻ sơ sinh?
Nanh sữa là một tổn thương lành tính, ít gây biến chứng và phần lớn tự tiêu biến sau khoảng từ 2 tuần đến 5 tháng. Trẻ mọc nanh sữa thường quấy khóc, biếng ăn gây nhiều lo lắng cho các bậc cha mẹ.
Để giải quyết tình trạng này, trẻ thường được đưa đến các cơ sở y tế để nhể hay chích nanh. Tuy nhiên, không phải bậc cha mẹ nào hay thậm chí là nhân viên y tế nào cũng có hiểu biết chính xác về nanh sữa và những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của trẻ. Liệu việc chích nanh sữa có thật sự cần thiết cho mọi trường hợp hay không là vấn đề đáng được quan tâm và tìm hiểu.
Biểu hiện nanh sữa của trẻ
Biểu hiện lâm sàng là một hay nhiều nốt màu trắng hoặc vàng nhạt ở nông ngay dưới bề mặt niêm mạc lợi hàm trên, hàm dưới của trẻ. Kích thước mỗi nang thường vào khoảng 2 – 3mm, có trường hợp to đến một centimet nhưng hiếm gặp.
Video đang HOT
Cách xử lý
-Khi trẻ đã được chẩn đoán bị nanh sữa, chúng ta cũng không nên quá lo lắng. Trước tiên, cần đánh giá xem nanh sữa có gây khó chịu gì cho trẻ không, trẻ có quấy khóc, sốt bỏ bú hay không. Nếu không có những dấu hiệu trên thì chỉ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt và theo dõi, nanh sẽ tự biến mất sau 1 – 2 tuần.
-Nếu có dấu hiệu nanh nhiễm khuẩn gây đau, khó chịu cho trẻ cần đưa trẻ đến khám nha sĩ để chích hay nhể nanh. Thủ thuật này rất đơn giản, tuy nhiên thao tác cần nhanh và chính xác để tránh tổn thương xung quanh gây chảy máu, làm trẻ đau thêm và gây tâm lý lo lắng cho cha mẹ trẻ.
-Trước khi xử lý nên bôi một chút thuốc tê để giảm đau cho trẻ. Nanh sữa có lớp vỏ nang rất mỏng và nằm ngay sát niêm mạc nên chỉ cần dùng dụng cụ nhọn làm rách vỏ, nang sẽ tự vỡ giải phóng ra chất màu trắng hoặc vàng nhạt, đặc như nhân mụn trứng cá. Sau đó không cần can thiệp gì thêm, lợi chỗ chích rạch sẽ tự liền sau 1 – 2 ngày. Nanh sữa có thể tái phát sau khi chích nhưng sẽ ở vị trí khác.
- Trong dân gian cũng có một số mẹo vặt để chữa nanh sữa, tuy nhiên phải cẩn thận vì có thể gây đau đớn và gây nhiễm khuẩn nặng hơn cho trẻ vì không đảm bảo vô khuẩn.
Theo www.phunutoday.vn
Bác sĩ Việt cứu sống bé trai Lào bị kim sắt đâm xuyên cơ tim
Bé Hà Bá Xài 5 tuổi được các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An phẫu thuật lấy đoạn kim dài 5 cm găm vào tim.
Bệnh nhi được đưa đến bệnh viện trong tình trạng đau tức ngực, quấy khóc, khó chịu. Gia đình cho biết, cháu đã có những dấu hiệu này từ hai tuần trước, điều trị ở bệnh viện bên Lào nhưng không đỡ nên gia đình đưa sang Việt Nam khám.
Bé trai đang được điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Ảnh: T.H
Tại khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, sau khi thăm khám và tìm hiểu bệnh sử, các bác sĩ nghi ngờ cháu bị hóc dị vật. Bé trai được chỉ định chụp phim X-quang, chụp CT, siêu âm lồng ngực. Kết quả phát hiện thấy có đoạn kim dài khoảng 5 cm cắm vào màng tim, phổi bên trái, nghi ngờ đâm vào cơ tim.
Bệnh nhân đã được các bác sĩ chuyên khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An phẫu thuật cùng với sự hỗ trợ của bác sĩ bệnh viện tim Hà Nội, lấy ra được đoạn kim sắt.
Hiện, sức khỏe của bệnh nhi đã dần hồi phục và ổn định, có thể xuất viện trở về nước. Các bác sĩ khuyến cáo, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là thường rất hiếu động có thể cầm nắm lấy bất cứ đồ vật nào xung quanh và có thể cho vào miệng bất cứ lúc nào. Cha mẹ cần chú ý trông coi, tránh tiếp xúc các vật dụng sắc nhọn, nguy hiểm, giữ an toàn tính mạng cho trẻ.
Theo vnexpress.net
Trẻ biếng ăn: dễ bị rối loạn lo âu, khó hòa nhập Theo nghiên cứu của Bộ môn Dinh Dưỡng, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, có tới gần 80% trẻ nhỏ từng trải qua giai đoạn biếng ăn. Nghiên cứu của nhóm tác giả Lê Hoàng Hạnh Nghi, Nguyễn Trọng Hưng, Phạm Thị Thu Hương vừa được trình bày tại Hội nghị Khoa học công nghệ trẻ lần thứ XI do Trường...