Có nên nghỉ việc vì liên tục bị đồng nghiệp chơi xấu
Nơi tôi làm việc, có những người cả ngày chỉ lo đi nói xấu, đưa chuyện về người khác khiến môi trường công sở thêm phức tạp…
Tôi năm nay đã ngoài 40 tuổi, cũng có gần 20 năm làm việc tại một cơ quan hành chính sự nghiệp có thu. Trong cơ quan tôi, phải đến 60% những người vào đó là người quen của những người nhân viên cũ, chỉ có khoảng 40% là tự thi tuyển và tôi nằm trong số đó. Và tất nhiên, những người như chúng tôi thì không nhận được sự ưu ái, quan tâm hay chia sẻ của bất kỳ ai, thậm chí, họ còn muốn chúng tôi không hoàn thành công việc để có cớ để chỉ trích.
Ảnh minh họa
Cũng bởi vậy, tôi luôn khẳng định bản thân mình bằng cách cố gắng, nỗ lực thật nhiều trong công việc. Nên về chuyên môn, tôi cũng được đồng nghiệp ghi nhận và đánh giá cao, nhưng lãnh đạo thì vẫn luôn nhìn thấy những thiếu sót của tôi để lên án có lẽ cũng bởi tôi không chăm sóc họ. Thế nên, bao nhiêu năm nay, dù cố gắng thế nào thì tôi vẫn chỉ là một nhân viên bình thường, chẳng có vai vế, chức tước gì, cũng chẳng có tiếng nói gì trong cơ quan.
Trong khi đó, có những người là đồng nghiệp của tôi, suốt ngày sáng đến muộn, chiều về sớm, cũng chẳng đóng góp gì được cho công việc thì lại được ưu ái, khen ngợi, rồi đề bạt lên vị trí nọ, vị trí kia.
Video đang HOT
Để làm hài lòng lãnh đạo, kiếm chuyện làm quà, những người này còn thường xuyên đưa chuyện, nói xấu, bóp méo sự thật về những người khác với lãnh đạo. Tôi đã rất nhiều lần bị như vậy, nhưng luôn chọn cách im lặng, vì không muốn quan tâm đến những điều này, cũng không muốn nó ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của bản thân và gia đình mình.
Nhưng hình như đó cũng là điểm yếu của tôi và họ lại càng có lý do để tiếp tục nói xấu, dựng chuyện về tôi, lãnh đạo thì lại chỉ tin vào những điều họ nghe được, khiến môi trường công việc lúc nào cũng mệt mỏi, chán nản.
Nhiều lần tôi muốn từ bỏ công việc này, chuyển sang môi trường mới, nhưng lại không đủ can đảm. Vì nghĩ, môi trường công sở ở đâu cũng như vậy thôi, hơn nữa công việc này tôi đã gắn bó 20 năm. Bây giờ đã ngoài 40 tuổi, nếu bắt đầu một công việc mới, ở một môi trường mới tôi lại cần có thời gian để thích nghi, mà biết có tốt hơn nơi cũ.
Mà ra ngoài làm riêng thì tôi lại không có vốn, nên tôi cứ rối bời trong một đống những suy nghĩ, chẳng biết nên tiếp tục hay tìm một môi trường mới cho mình.
Vừa mâu thuẫn buổi sáng, buổi chiều sếp đã tặng tôi một món quà bất ngờ
Cầm món quà sếp tặng trên tay, tôi rối bời, chẳng hiểu đầu đuôi thế nào.
Chào Hướng Dương,
Tôi và sếp thường hay mâu thuẫn với nhau chị ạ. Sếp tôi thương nhân viên nhưng cầu toàn quá mức và khắt khe, luôn đòi hỏi sự chỉnh chu trong từng chi tiết. Đôi khi cả bản phác thảo tôi làm suốt mấy ngày cũng bị anh ấy trả lại chỉ vì một chi tiết nhỏ không ăn khớp hoặc chưa đúng ý sếp.
Tiến độ hoàn thành công việc luôn phải đảm bảo, nếu không chúng tôi sẽ bị nêu tên trong cuộc họp định kì hàng tháng. Phải nói là đôi khi tôi rất nể sếp vì bản lĩnh và tầm nhìn nhưng đôi khi tôi chán nản vì cách sếp quản lí quá gắt gao.
Ảnh minh họa.
Sáng nay tôi và sếp lại tranh cãi lớn vì bản thảo của tôi. Sếp đưa ra lí do nhưng tôi không phục. Lúc đó tôi đã bất cần đến mức nghĩ không thể tiếp tục làm việc này nữa, cùng lắm thì nghỉ việc. Chúng tôi cãi đến mức mất bình tĩnh và sếp bỏ ra ngoài trước.
Khi tôi đem bực tức về phòng, vứt bản thảo lên bàn thì vài người đồng nghiệp đến xem và góp ý giống như ý của sếp. Lúc này tôi nhìn lại và phải mất một lúc mới phát hiện mình sai. Trong lòng tôi nảy sinh sự xấu hổ và lo lắng vì sợ sếp giận.
Không ngờ chiều nay, sếp lại ghé qua phòng tôi, đưa tôi món quà rồi bảo cả hai chúng tôi cần bình tĩnh hơn khi trao đổi công việc, sếp còn vỗ vai tôi vài cái. Hướng Dương ơi, tôi tự giận mình quá. Tôi nên xin lỗi sếp như thế nào đây?
Hướng Dương tư vấn
Chào bạn,
Trong chuyện này, bạn không chỉ không thừa nhận sai lầm của mình mà còn giận dữ và tỏ thái độ nóng giận và chống đối với sếp. Đây là thái độ không nên có ở một người nhân viên. Sếp của bạn tuy mất bình tĩnh nhưng cách hành xử và năng lực của anh ấy rất đáng ngưỡng mộ. Anh ấy biết nhìn nhận điểm sai của mình và chủ động hóa giải mâu thuẫn với nhân viên. Bạn nên học hỏi ở anh ấy điều này.
Điều bạn cần làm lúc này không chỉ là xin lỗi sếp mà còn phải học cách kiềm chế cảm xúc và nhìn nhận sai lầm của mình. Thay vì đổ lỗi hay bào chữa, bạn nên đối diện và sửa chữa sai lầm. Khi trò chuyện, trao đổi công việc với sếp, bạn cần giữ thái độ bình tĩnh, nhẹ nhàng, khéo léo. Nếu xảy ra bất đồng, bạn nên là người chủ động xin phép suy nghĩ lại và suy xét kĩ vấn đề. Bạn hãy nhớ, không phải đơn thuần mà sếp bạn ngồi được ở vị trí trên nếu như anh ấy không có tầm nhìn xa, rộng và có năng lực hơn người khác.
Bây giờ, bạn nên mời sếp đi uống cà phê để xin lỗi anh ấy. Nếu ngại, bạn có thể nhắn tin xin lỗi gián tiếp bằng thái độ chân thành hối lỗi. Qua chuyện này, Hướng Dương cũng mong bạn tự rút ra kinh nghiệm về cách đối nhân xử thế của mình. Thân gửi.
Hướng Dương.
Khi công khai yêu anh đồng nghiệp, sếp gọi tôi vào phòng và đưa ra mệnh lệnh đầy hãi hùng Mặc dù sếp đưa ra yêu cầu khó chịu nhưng quả thực công việc này rất tốt, tôi không muốn rời đi chút nào... Yêu đương ở chốn công sở quả thực là một cái bẫy mà bản thân tôi không lường trước được. Nhưng xin hỏi ở đây có ai đã từng thầm thương trộm nhớ anh đồng nghiệp và thậm chí...