Có nên mua laptop chơi game hay không: Những lý do sau đây sẽ khiến bạn phải nghĩ kĩ trước khi xuống tiền
Laptop chơi game có thể có những tính năng nổi bật, nhưng bạn đã xem xét những điểm trừ của chúng trước khi mua chưa? Dưới đây là một số phân tích của trang Makeuseof trong trường hợp bạn định mua một chiếc laptop để chơi game.
Nhanh hết pin
Các laptop chơi game đắt đỏ đều trang bị CPU và GPU thuộc dạng top đầu để có thể mang đến trải nghiệm chơi game mượt mà nhất có thể cho người. Vấn đề ở chỗ, CPU hay GPU càng mạnh càng ngốn điện, đồng nghĩa với việc laptop càng nhanh hết pin.
Đáng nói, mặc dù liên tục được cải tiến, công nghệ pin trên laptop vẫn chưa thể bắt kịp được đà phát triển chóng mặt của các linh kiện phần cứng. Phần lớn các laptop chơi game đều chỉ có thể ‘trụ’ được tối đa từ 4-5 tiếng (khi không cắm sạc). Thời lượng này thậm chí còn bị rút ngắn hơn khi người dùng chơi các tựa game AAA có đồ họa nặng.
Đặc biệt, nếu so với các mẫu laptop không chuyên về chơi game, thời lượng sử dụng trên laptop chơi game cũng thua kém hơn đáng kể. Theo đó, nguyên nhân chính đến từ việc các mẫu laptop bình thường không tích hợp các linh kiện phần cứng thuộc dạng quá ‘ngốn điện’ như trên laptop chơi game. Chẳng hạn, thời lượng sử dụng trung bình của mẫu MacBook Pro trang bị chip M1 của Apple có thể kéo dài tới 17-20 tiếng. Với laptop chơi game, con số này là điều không tưởng.
Có một thực tế không thể phủ nhận, phần lớn người dùng sở hữu laptop gaming đều ít nhiều…cắm sạc khi chơi game, do không muốn chiếc máy của mình tắt ngúm vì hết pin ở giữa màn chơi.
Khó nâng cấp, nhanh lỗi thời
Phần lớn các nhà sản xuất laptop chơi game đều trình làng các mẫu sản phẩm với nhiều ‘biến thể’ khác nhau về kích thước màn hình, cấu hình .v.v. Tuy nhiên, điểm chung của các sản phẩm này là thiếu các tùy chọn nâng cấp phần cứng nếu so sánh với PC chơi game.
Nếu bạn là một game thủ chuyên chơi trên console, bạn sẽ hài lòng với một vài tùy chọn nâng cấp phần cứng khi sử dụng laptop chơi game, đơn cử như nâng thêm RAM hay nâng lên ổ cứng dung lượng lớn hơn. Ngược lại, nếu bạn là một game thủ chuyên chơi trên PC, laptop chơi game sẽ mang lại cảm giác khá…’tù’ trong vấn đề nâng cấp linh kiện, theo nhận định của trang Makeuseof.
Theo đó, ngoại trừ một số trường hợp cá biệt, người dùng laptop chơi game khó có thể nâng cấp 2 thành phần quan trọng nhất khi chơi game như CPU và GPU, vốn có thể trở nên ‘lỗi thời’ sau một thời gian dài sử dụng. Điều tương tự cũng diễn ra với các linh kiện khác, như pin của laptop, hay hệ thống tản nhiệt bên trong.
Việc khó nâng cấp phần cứng khi sử dụng laptop là điều khá dễ hiểu. Trước khi sản xuất một mẫu laptop, các nhà sản xuất phải tìm cách ‘nhồi nhét’ và lắp đặt các linh kiện. Các yếu tố như kích thước và mức tiêu thụ điện năng của chúng cũng được tính toán kĩ càng. Không giống như với PC, đây không phải là các bộ phận có thể thay thế và nâng cấp. Bạn không thể chỉ gỡ bỏ chúng và sau đó tích hợp phiên bản mới nhất của các linh kiện trên.
Xét về đường dài, đây sẽ là một điểm trừ. CPU và GPU dù mạnh đến mấy, một lúc nào đó sẽ trở nên lỗi thời, đặc biệt trong bối cảnh phần cứng liên tục ra mắt các mẫu mới. Mặc dù có nhiều cách để cải thiện hiệu suất trên laptop chơi game, cách duy nhất bạn có thể ‘lên đời’ máy của mình khi máy đã lỗi thời là mua một chiếc laptop mới hơn.
Buộc phải ’sống chung’ với nóng, ồn
Video đang HOT
Với các mẫu laptop chơi game, vấn đề nóng và ồn khi chơi game nặng luôn là một điểm yếu cố hữu khó giải quyết. Mặc cho các NSX luôn cố gắng tích hợp các hệ thống tản nhiệt mới nhất, tiếng ‘gào rú’ từ quạt tản nhiệt, hay luồng hơi nóng phả ra từ laptop chơi game là điều không thể loại bỏ hoàn toàn, đặc biệt là khi người dùng trải nghiệm game nặng.
Với các mẫu laptop chơi game cấu hình khủng, các linh phần cứng mạnh mẽ trong các mẫu laptop này cần rất nhiều năng lượng để hoạt động. Đương nhiên, linh kiện càng ngốn nhiều điện, lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình hoạt động càng nhiều hơn. Trong khi đó, nhiều mẫu laptop chơi game lại gặp các vấn đề trong thiết kế, đơn cử như bố trí khe tản nhiệt chưa hợp lý, chất lượng vật liệu rẻ tiền, vị trí các linh kiện đặt quá sát nhau. Tất cả những điều này khiến khả năng lưu thông khí của nhiều mẫu laptop kém hơn, ảnh hưởng tới khả năng tản nhiệt.
Vấn đề trên càng trầm trọng hơn trên các mẫu laptop chơi game có kích thước mỏng, nhẹ. Việc NSX cố nhồi nhét các linh kiện vào một không gian nhỏ càng khiến lượng nhiệt tỏa ra càng nhiều thêm. Tương tự, NSX cũng không thể tích hợp thêm hệ thống tản nhiệt cỡ lớn vào các mẫu laptop dạng này vì khó có thể lắp đặt vừa vặn. Nhìn chung, trừ khi laptop chơi game của bạn có một hệ thống làm mát ‘cực xịn’, bất kỳ người dùng nào cũng sẽ phải tập..sống chung với vấn đề nóng – ồn khi chơi game.
Không thực sự p/p
Với nhiều người dùng, laptop chơi game sinh ra để phục vụ mục đích chơi game ở mọi lúc mọi nơi. Đây chính là lợi thế và điểm hấp dẫn lớn nhất của laptop chơi game so với một chiếc máy console, hay PC. Tuy nhiên, điều này cũng đi kèm với việc laptop chơi game thường đắt hơn đáng kể so với một bộ PC cùng cấu hình. Chẳng hạn, các mẫu laptop chơi game đầu bảng của các thương hiệu như Alienware đang có giá bán lên tới 60 triệu. Với số tiền này, người dùng hoàn toàn có thể build được một bộ PC có hiệu năng cao hơn đáng kể.
Tất nhiên, với những người dùng có túi tiền rủng rỉnh, việc phải bỏ ra một khoản tiền lớn không phải là vấn đề, miễn là laptop chơi game đáp ứng được nhu cầu giải trí của họ. Ở chiều ngược lại, với những đối tượng người dùng thích ‘cân đo đong đếm’, chú ý đến yếu tố p/p (hiệu năng trên giá thành), laptop đương nhiên là một món đồ chơi quá đắt đỏ nếu so với các bộ PC cấu hình cao.
Mặc dù ở thời điểm hiện tại, yếu tố p/p của PC chơi game so với laptop chơi game không thực sự quá vượt trội, trong bối cảnh giá VGA đang tăng cao và khan hàng khiến chi phí build PC tăng cao. Tuy nhiên về lâu dài, yếu tố ‘cost effective” (tiết kiệm chi phí) của laptop vẫn khó có thể so được với PC.
Laptop gaming dùng card RTX 3080, giá 80 triệu đồng
Legion 7 phiên bản cao cấp nhất tại Việt Nam có giá 80 triệu đồng, được trang bị chip Ryzen 9 và card đồ họa RTX 3080.
Legion 7 là sản phẩm cao cấp nhất trong dòng laptop gaming của Lenovo. Máy được ra mắt trong tháng 7, giá 80 triệu đồng. Ở mức giá này, Legion 7 cao hơn một số mẫu máy dùng card RTX 3080 khác trên thị trường, như Asus ROG Zephyrus G15 (65 triệu đồng), Gigabyte AORUS 15P (74 triệu đồng).
Legion 7 có một một số biến thể, khác nhau ở chip xử lý hay kích thước màn hình. Phiên bản trong bài là cao nhất, sử dụng chip Ryzen 9 5900HX thay vì Intel, đồng thời cũng là mẫu laptop gaming hiếm hoi có màn hình 16 inch tỷ lệ 16:10.
So với các sản phẩm đối thủ, laptop của Lenovo khác biệt ở dung lượng card đồ họa cao hơn (16 GB so với 8 GB), hệ thống đèn RGB xuất hiện ở xung quanh thân máy và một số tính năng độc quyền của hãng về bàn phím, tản nhiệt và bảo mật.
Không hầm hố như một số sản phẩm gaming của Acer hay MSI, Legion 7 vẫn có những đường nét để nhận ra đây là một chiếc laptop hướng đến người thích chơi game. Máy có các đường cắt sẻ ở thân, hệ thống tản nhiệt lớn, cùng một dải đèn LED chạy xung quanh.
Các chi tiết này chiếm phần lớn diện tích trên ở hai cạnh bên của máy. Phần còn lại là hai cổng cổng USB-C, cổng tai nghe 3,5mm cùng một lẫy gạt đóng/mở webcam.
So với các đối thủ, Legion 7 có nhiều cổng, đáp ứng được hầu hết nhu cầu kết nối của người dùng. Điểm bất tiện là chúng được đặt hầu hết ở phía sau. Do máy có kích thước lớn, nếu muốn cắm, người dùng vẫn phải đứng lên để thao tác.
Các cổng này gồm: cổng RJ45 để cắm dây mạng, phục vụ việc chơi game online ổn định hơn, 1 cổng USB-C hỗ trợ truyền tín hiệu và sạc, 3 cổng USB-A, cổng HDMI và cổng nguồn, không có đầu đọc thẻ SD.
Toàn bộ thân máy được làm bằng nhôm, khiến khối lượng của Legion 7 lên tới 2,5 kg. Phần thân dưới được làm nguyên khối, với một lưới tản nhiệt lớn và nhìn kỹ có thể thấy hai quạt gió với logo Legion trang trí bên trong. Hai bên là hai dải loa nhỏ, cùng chân đế cao su được thiết kế cao giúp máy thoáng hơn.
Với laptop gaming, tản nhiệt là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu, để giúp máy có thể hoạt động với hiệu suất cao trong thời gian dài.
Một số dòng máy gaming trên thị trường cho phép game thủ chỉnh tay tốc độ quạt theo ý muốn, nhưng trên Legion 7, người dùng chỉ có thể chọn nhanh hai chế độ Quiet/ Performance, hoặc để tự động. Máy sẽ tối ưu tốc độ quạt cũng như hiệu suất của CPU bằng AI.
Ngoài hệ thống khe tản nhiệt lớn, sản phẩm cũng được trang bị công nghệ làm mát buồng hơi. Giải pháp tản nhiệt được hãng gọi là ColdFront 3.0. Thực tế khi chơi các game nặng, quạt chạy với tốc độ cao gần như liên tục. Người dùng có thể cảm nhận được hơi nóng phả ra xung quanh, đặc biệt khi điều khiển chuột ngoài. Nhưng bù lại, khu vực tì tay, bàn phím tương đối mát, không ảnh hưởng đến trải nghiệm chơi game.
Màn hình của máy có kích thước 16 inch, độ phân giải QHD (2.560 x 1.600 pixel) tỷ lệ 16:10, mang đến cảm giác hiển thị lớn hơn một số mẫu máy cùng phân khúc, vốn có màn hình 15,6 inch tỷ lệ 16:9. Tần số quét tối đa đạt 165Hz, giúp trải nghiệm game mượt mà hơn, cảm nhận rõ nhất ở các tựa game hành động, thể thao.
Việc được hỗ trợ sức mạnh từ card đồ họa RTX 3080, với những công nghệ như Cutting-edge AI, Ray Tracing, biến Legion 7 trở thành một trong những màn hình có trải nghiệm đồ họa tốt nhất hiện nay.
Do được phủ lớp chống lóa, màn hình của máy mang đến cảm giác hơi tối nếu nhìn nghiêng. Thực tế, người dùng có thể sử dụng trong hầu hết các môi trường khác nhau, nhờ độ sáng tối đạt 500-nits, cao hơn các laptop gaming khác vốn đạt 300 - 400 nits.
So với đối thủ ROG Zephyrus G15, một lợi thế khác của Legion 7 là có trang bị webcam, nhưng vẫn hỗ trợ bảo mật bằng một nút gạt E-Shutter ở cạnh bên để che camera khi cần. Ngoài khả năng ghi hình, camera này còn được phát triển để nhận diện chuyển động của người dùng và mô phỏng trong game. Tuy nhiên, không nhiều game phổ biến ở Việt Nam hỗ trợ tính năng này.
Legion 7 cũng là một trong số ít laptop hiện nay hỗ trợ bàn phím đầy đủ. Công nghệ phím TrueStrike mang đến cảm giác gõ êm, chân thực tương tự khi gõ phím trên các máy ThinkPad, dù hành trình phím ngắn hơn (1,3mm). Cụm bốn phím điều hướng lớn, đủ để người dùng có thể thao tác chơi game nhanh và chuẩn xác mà không cần gắn thêm bàn phím ngoài.
Tuy nhiên, phần phím số có kích thước nhỏ hơn, được đặt sát các phím chính, khiến người dùng đôi khi có thể gõ nhầm.
Khi sử dụng buổi tối, hệ thống đèn bàn phím cùng các dải LED xung quanh khiến Legion trở nên nổi bật và cũng dễ thao tác hơn. Người dùng cũng có thể tùy biến hiệu ứng bằng phần mềm iCUE hoặc để máy tự động tối ưu theo hình nền.
Dù mang lại hiệu ứng đẹp mắt, nếu sử dụng thời gian dài, người dùng nên tắt toàn bộ các đèn, hoặc chỉ để đền trắng để tránh nhức mắt bởi ánh sáng của các LED này tương đối mạnh. Ngoài ra, chúng cũng tiêu tốn khá nhiều năng lượng của pin.
Legion 7 được trang bị viên pin lớn 80 Watt, hỗ trợ sạc nhanh. Tuy nhiên, nếu để chơi game, pin này chỉ trụ được khoảng 2 - 3 giờ. Với các tác vụ thông thường, người dùng có thể truy cập Lenovo Vantage để tắt card rời, dùng card đồ họa tích hợp, nâng thời lượng pin lên khoảng 6 - 8 tiếng.
Trên Legion 7, hầu hết linh kiện có hiệu năng cao và tiêu tốn nhiều năng lượng, như chip Ryzen 9 5900HX, card RTX 3080 16GB. Ngoài ra, cấu hình của phiên bản này còn gồm RAM 32GB, bộ nhớ 1TB SSD, dàn 2 loa 2W công nghệ Nahimic Audio. Cấu hình này cho phép máy chơi tối hầu hết các tựa game nặng như Assassins Creed, Call of Duty, Red Dead Redemption 2 ... Chấm điểm với ứng dụng Cinebench, Legion 7 đạt khoảng 12,5 nghìn điểm ở chế độ đa nhân, 1,1 nghìn điểm đơn nhân - mức cao với một mẫu máy dùng chip 8 nhân 16 luồng.
Ở tầm giá 80 triệu đồng, Lenovo Legion 7 không có nhiều đối thủ, ngoại trừ vài mẫu máy cao cấp của Asus ROG, Razer, Gigabyte. Sản phẩm của Lenovo có lợi thế về hiệu năng cao, bàn phím cho cảm giác gõ tốt, màn hình lớn hiển thị đẹp mắt, nhiều cổng kết nối. Tuy nhiên, tính di động chưa cao do trọng lượng nặng và thời lượng pin ngắn.
Người dùng có thể cân nhắc chọn lắp ráp máy để bàn để có hiệu năng cao và tùy biến tốt hơn. Hiện giá cho CPU Ryzen 9 khoảng 15 triệu đồng, hay card RTX 3080 cũng khoảng 40 - 45 triệu đồng, chưa tính đến các linh kiện khác.
HP Spectre x360 13 Sáng tạo nội dung và chơi game cơ động HP Spectre x360 13 là một trong những chiếc laptop nhỏ gọn nhất thế giới hiện nay. Phiên bản 2021 với sự trợ giúp của Intel Tiger Lake-U chắp thêm sức mạnh cho sản phẩm, hỗ trợ tốt cho cho các nhu cầu chơi game và sáng tạo nội dung cơ động. Sở hữu thiết kế sang trọng, cứng cáp và khả năng...