Có nên làm ướt kem trước khi đánh răng hay không? Không có gì lạ khi đánh răng hàng ngày mà răng vẫn ố vàng vì trước nay chúng ta vẫn làm sai cách
Chúng ta đánh răng mỗi sáng và tối, nhưng bạn có làm ướt kem trước khi đánh răng hay không? Có thể trước nay chúng ta vẫn làm sai cách, khiến răng vẫn cứ ố vàng theo năm tháng.
Hầu hết tất cả mọi người đều đánh răng hàng ngày, tuy nhiên, hiệu quả mà nó mang lại cho mỗi người khá khác nhau, có người trắng răng rõ rệt nhưng người khác răng vẫn ố vàng, xỉn màu dần đi. Vì vậy, trước khi đánh răng, nhiều người bị tự hỏi liệu họ có cần làm ướt kem đánh răng trước khi đưa vào miệng để làm sạch răng hay không? Việc làm này có hiệu quả tốt hơn không?
Tờ Aboluowang của Trung Quốc đã đặt câu hỏi này với một số nha sĩ và nhận được câu trả lời rằng: Nhiều người không hiểu, chẳng trách răng họ chuyển sang màu vàng.
Trước hết, bạn hãy xem loại kem đánh răng mà mình sử dụng là loại gì, với mỗi loại khác nhau bạn lại cần một cách sử dụng khác nhau. Nếu nó là kem đánh răng có tác dụng làm trắng thì bạn có thể bắt đầu đánh răng trực tiếp sau khi nặn kem ra bàn chải, vì loại kem đánh răng này có chứa thành phần làm trắng, nếu bị dính nước nó sẽ dễ làm mất tác dụng làm trắng trong kem đánh răng.
Nhưng nếu bạn đang sử dụng kem đánh răng thông thường, không có tác dụng làm trắng thì chúng ta vẫn nên nhúng bàn chải có kem đánh răng vào nước hoặc xả nước để làm ướt kem trước khi đánh răng.
Điều này là bởi kem đánh răng thông thường không có nước sẽ khó tạo bọt hơn, thêm vào đó, lông bàn chải cứng hơn nướu, thiếu lớp “đệm” bọt của kem đánh răng có thể dễ dàng dẫn đến chảy máu nướu, nướu dễ bị tổn thương. Vì vậy, với các loại kem đánh răng thông thường, bạn nên nhúng nó vào một ít nước để tạo bọt thì mới có thể làm sạch răng hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn cũng phải lưu ý rằng dù đánh răng tưởng chừng là việc bình thường, đơn giản nhưng vẫn rất khó đạt được kết quả tốt nếu không được thực hiện đúng phương pháp. Thông thường, việc đánh răng nên kéo dài trong ít nhất 3 phút, nếu thời gian quá ngắn sẽ không có tác dụng tẩy trắng răng và khử trùng. Trong khi đó, thời gian đánh răng quá dài sẽ làm tổn thương nướu, sau khi đánh răng nhiều năm sẽ không có tác dụng làm trắng răng.
Ngoài ra, tác dụng của việc chải răng là lấy đi những chất bẩn trên bề mặt răng, nhưng một số ngóc ngách của răng bàn chải không thể chạm tới được, ở những vị trí này sẽ trở thành vôi răng do tích tụ lâu ngày. Nhưng khi vôi răng xuất hiện nhiều, việc đánh răng nói chung sẽ không thể làm sạch hết được, bạn cần đến bệnh viện để rửa răng. Điều đáng nói là rửa răng sẽ không gây hại cho răng như nhiều người vẫn nghĩ mà giúp răng sạch hơn.
Nếu trường hợp nghiêm trọng như bạn có sâu răng hoặc “vạch đen” thì bạn phải chú ý đến, đây là tín hiệu báo động của răng, bạn cần đến sự trợ giúp của nha sĩ kịp thời. Đừng chờ đợi triệu chứng đau răng xuất hiện rồi mới đi khám.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Healthline
Video đang HOT
10 lỗi phổ biến về vệ sinh nhiều người mắc phải
Sau đây là những lỗi về vệ sinh thông thường mà bạn có thể mắc phải.
Các nha sĩ khuyên chỉ nhổ kem đánh răng ra khỏi miệng mà không súc miệng - SHUTTERSTOCK
1. Súc kỹ miệng sau khi đánh răng
Vấn đề này còn đang gây tranh cãi, các nha sĩ khuyên chỉ nhổ kem đánh răng ra khỏi miệng mà không súc miệng. Vì nó giúp giữ lại thành phần tốt nhất - flor
Nhưng mặt khác, có những người lo rằng kem đánh răng còn sót trong miệng đi vào dạ dày.
Vì vậy, tốt nhất là chỉ nên súc sơ miệng bằng khoảng 1 muỗng nước ấm sau khi đánh răng, theo Health Line.
Nếu súc miệng kỹ, chúng ta làm giảm tác dụng bảo vệ răng của flor và do đó dễ bị sâu răng hơn.
2. Không làm sạch lược tròn
Lược tròn là nơi sinh sôi nảy nở rất lớn của vi khuẩn, vì vậy nên làm sạch 1 - 2 tuần một lần. Cân nhắc rằng chúng ta thường sử dụng bàn chải tóc hằng ngày, thật đáng sợ khi nghĩ đến việc đôi khi chúng ta không làm sạch nó đúng cách. Dầu gội đầu thông thường sẽ làm được điều đó
3. Cất khăn tắm trong phòng tắm
Khăn tắm có thể bị nhiễm bẩn cực kỳ dễ dàng trong phòng tắm. Ví dụ, xả bồn cầu mà không đậy nắp, và độ ẩm trong phòng tắm có thể giúp vi khuẩn bám trên khăn tắm.
Nên cất khăn tắm ở tủ bên ngoài, nếu không bạn có thể bị bệnh.
Về việc sử dụng khắn tắm, bạn có thể sử dụng lại cùng một chiếc khăn tắm sau một vài lần tắm trước khi đem đi giặt. Nhưng những chiếc khăn đã được sử dụng nhiều lần thì nên giặt ngay.
4. Loại bỏ hoàn toàn lông mũi
Chúng ta thường liên tưởng lông trên cơ thể với thứ gì đó mất vệ sinh, nhưng trong trường hợp của bạn ở mũi, việc loại bỏ lông hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe. Chúng bắt bụi và các chất gây dị ứng khác xâm nhập vào phổi, vì vậy, trừ các sợi lông mọc ra bên ngoài, hãy để nguyên chúng. Nếu không, hãy chải nhẹ trên bề mặt, theo Health Line.
Nên cất khăn tắm ở tủ bên ngoài - ẢNH: SHUTTERSTOCK
5. Rửa tay bằng nước nóng
Nhiều người nghĩ rằng rửa tay trong nước nóng sẽ sạch vi khuẩn hơn, nhưng không có sự khác biệt giữa nước nóng và lạnh từ vòi.
Nước phải ở nhiệt độ khoảng 100C thì mới diệt được vi khuẩn.
Ngoài ra, nước nóng có thể xâm nhập mạnh vào da, dẫn đến khô tay. Chỉ cần rửa tay lâu hơn bằng nước lạnh là đã sạch rồi.
6. Rèm tắm quá dài
Các nếp gấp trên rèm tắm là nơi tốt nhất cho vi khuẩn ưa ẩm.
Mọi người đóng rèm lại để hong khô sau khi tắm mà quên mất những nếp gấp trên sàn.
Hãy chú ý thiết kế rèm phòng tắm không chấm sàn.
7. Xịt chất khử mùi ngay sau khi tắm xong
Nhiều người vội vàng thoa chất khử mùi ngay sau khi tắm để ngăn tiết mồ hôi ngay lập tức, nhưng thực ra không có hiệu quả.
Hãy chờ cho da hoàn toàn khô, chất khử mùi mới hoạt động tốt.
8. Tắm bằng xơ mướp
Chắc chắn bạn đã nghe nên thay đổi miếng xơ mướp vài tháng một lần vì đó là một trung tâm mầm bệnh trong phòng tắm.
Dù sao đi nữa, bạn có tự tin vào miếng bông tắm của mình không? Tốt hơn là nên dùng bông tắm bằng silicon. Nó không có bề mặt xốp nên rất dễ lau chùi và không tích tụ vi khuẩn. Ngoài ra, nó bền hơn và nhẹ nhàng hơn trên da của bạn vì đặc tính không gây dị ứng.
9. Làm sạch phòng tắm bằng nước thường
Bạn sẽ ngạc nhiên về sự khác biệt trong việc dọn dẹp nếu bạn làm sạch phòng tắm bằng nước nóng. Nhiệt độ ấm sẽ làm cho sản phẩm tẩy rửa hiệu quả hơn và việc chà rửa tổng thể dễ dàng hơn nhiều. Chỉ cần tắm vòi sen nước nóng và để hơi nước trong phòng trước khi vệ sinh phòng tắm, theo Health Line.
10. Đi chân trần trong phòng tắm công cộng
Sàn nhà là bề mặt bẩn nhất trong phòng tắm, ngay cả ở nhà của bạn.
Khi mồ hôi, tóc và nước tiểu đọng lại trên sàn nhà tắm, chúng có thể sinh ra vi khuẩn, nấm và mốc. Đi chân trần sẽ dễ bị lây nhiễm bệnh hắc lào, nấm da chân và nấm móng tay, kể cả một số bệnh rất khó điều trị, theo Health Line.
Vì vậy hãy cố gắng đừng đi chân trần trong phòng tắm.
Bác sĩ nhắc nhở: Sáng nào ngủ dậy cũng thấy 3 dấu hiệu này thì 80% gan đã "cứng như đá", đi khám ngay trước khi ung thư đến Nếu có 3 dấu hiệu dưới đây thì 80% gan đã "cứng như đá" - nghĩa là xơ gan, chai gan. Tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng dịch ổ bụng, bệnh não do gan, ung thư gan... Gan là cơ quan nội tạng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì...