Có nên gọi tên cháu bằng từ tục
Chị gái tôi vừa sinh bé thứ hai; là bé trai nên cả nhà, đặc biệt là bố mẹ chồng chị rất mừng.
Anh trai chồng chị sinh ba cô con gái, con đầu của chị cũng là con gái. Cháu trai được đặt tên ở nhà là Tom, tuy nhiên bố chồng chị không gọi thế mà sử dụng một từ tục tĩu (bộ phận sinh dục của đàn ông) để gọi cháu, thậm chí còn bảo chị gái bé Tom gọi em như vậy. Chị gái, em gái và tôi đều không đồng ý với cách gọi này, chị tôi góp ý với ông là gọi bằng tên khác chứ không nên sử dụng từ này. Bề ngoài ông dường như vui vẻ chấp nhận nhưng có vẻ ông bà giận dỗi, không vừa lòng nên tâm sự với dì tôi.
Hôm nay dì kể lại chuyện này, em gái và tôi đều cho rằng không nên gọi như vậy vì nó rất tục, chúng tôi nghe mà thấy ngại. Vợ chồng dì và bố mẹ tôi đều cho đó là bình thường, ông thông gia già rồi và quá vui mừng nên mới gọi như thế, với lại là ông nội nên thích gọi bằng tên gì cũng được, còn nói chúng tôi đang làm quá mọi chuyện lên. Trong trường hợp này ai đúng ai sai, có phải chị em chúng tôi đang nhạy cảm quá không? Mong độc giả cho ý kiến.
Dâu mới vừa xuất hiện, cô bác đã rào trước "người rửa bát đây rồi", song cục diện nhanh chóng thay đổi bởi lời bênh "cực rắn" của mẹ chồng
Vừa thấy Mai, đám người họ hà ng nhà chồng đã kháo nhau: "A, nay có cháu dâu rửa bát rồi. Haha". Nhưng ngay lập tức cứng họng vì lời đáp của mẹ chồng.
Mai là dâu mới nhà bà Liễu. Song hai vợ chồng cô công tác trên thành phố nên ngay sau đám cưới, Mai nhanh chóng trở lại với công việc của mình. Cũng vì lý do này nên cô chưa có dịp ra mắt họ hàn g nhà chồng.
Video đang HOT
Ở nhà bà Liễu, xét về vai vế, Mai chính là cháu dâu trưởng. Dưới chồng Mai có nhiều anh em nhưng chưa đến tuổi lập gia đình.
Vì Mai là cháu dâu đầu tiên của họ nên cô bị mọi người "soi" hơn bình thường. Mọi nhất cử nhất động, thậm chí lời nói của Mai cũng bị mọi người để ý. Mai cảm thấy khó chịu vì các lễ nghi của nhà chồng. Nào là cúi người thật sâu để chào hỏi trước người lớn hoặc những người dù ít tuổi hơn nhưng vai vế lại lớn hơn cô trong dòng họ. Chưa kể nết ăn uống cũng phải giữ kín kẽ...
Mỗi lần Mai làm sai điều gì là mẹ chồng lại phải nhắc khéo. Điều đó khiến Mai thấy không thoải mái. Một điều nữa khiến Mai cảm thấy khó hiểu ở nhà chồng đó là, mỗi lần nhà có công có việc, đều do phụ nữ lo phần cỗ bàn. Đàn ông chỉ việc ngồi trên nhà, đến bữa ăn thì mới chịu rời chỗ ngồi. Cỗ bàn thì có hàng trăm việc phải làm, nhưng ở nhà chồng Mai, người nọ đùn đẩy người kia. Ai cũng tìm cách trốn việc.
(Ảnh minh họa)
Thứ 6 tuần trước là giỗ đoạn tang ông nội của chồng Mai. Hôm đó mọi người đều về đông đủ. Mai còn phải về từ hôm trước để chuẩn bị cỗ bàn. Vừa thấy bóng dáng Mai, các cô các bác nhà chồng đã cười khanh khách. Có cô còn lên tiếng: " A, nay có dâu mới đây rồi. Có người làm cỗ, rửa bát".
Thế là không ai bảo ai, mọi người đều đứng dậy giãn việc, bỏ mặc Mai và mẹ chồng tự xoay xở trong bếp. Nhà chồng Mai đông họ h àng, con cháu. Tính sơ sơ cũng phải hơn chục mâm cỗ. Ấy vậy mà Mai phải làm gần như toàn bộ. May mắn, nhà mẹ đẻ Mai chuyên nghề nhận làm cỗ thuê nên mấy việc này không thể làm khó Mai. 15 mâm cỗ mà Mai làm thoăn thoắt, gọn gàng, không ai chê được điều gì.
Cuối bữa, một bác cũng vừa ăn miếng thịt gà vừa cười ha hả nói: " Tí cháu dâu thể hiện phần rửa bát nữa là hết ý nhỉ. Cỗ thì chúng tao chấm được điểm 9 rồi. Còn 1 điểm xem rửa bát có giỏi như lúc làm cỗ không nào?" . Bác này vừa nói xong thì mấy thím, mấy dì cũng hùa vào đồng ý, nhằm "khích" Mai.
Nhưng đúng lúc đó mẹ chồng cô đứng lên, mỉm cười mà rằng: "Nhà tôi cưới con dâu chứ có phải con ở đâu mà phải biết làm nhiều. Tôi thấy con dâu tôi thế là được lắm rồi. Nó sống cả đời với chồng nó chứ sống với các dì, các mợ, các thím đâu mà phải thể hiện.
Ngày xưa các bà về (ý chỉ đám phụ nữ đó) cũng ngờ nghệch, chắc gì đã được như con Mai mà vẫn ổn thỏa hết ấy thôi. Các dì, các mợ, các thím cứ lười rồi lại lấy cớ thử cháu dâu. Nó là đứa ngoan ấy chứ, như cái Linh nhà bác Hoa, hay cái Đào nhà cô Châu thì có mà chúng nó bỏ về rồi.
Nãy mẹ con tôi đã nấu cả chục mâm cỗ rồi thì giờ các cô, các thím thu dọn, rửa bát".
Nói xong mẹ chồng gọi Mai ra bàn uống nước, ăn hoa quả, bỏ mặc đám người kia mặt đang ngắn tũn vì phải làm. Mai cũng biết ý khôn khéo, cô cười trừ để dĩ hòa vi quý: " Thế mọi người hộ cháu nhé" , rồi ra mâm ngoài ngồi uống nước.
Đám người lười biếng, hay trốn việc nhưng thích săm soi kia chỉ lẩm bẩm được vài câu đại loại như: " mẹ chồng bênh con dâu quá", "bênh thế này sau nó ngồi lên đầu "... rồi cuối cùng cũng phải xắn tay dọn dẹp.
Cuối ngày, khi về đến nhà, Mai nói đùa với mẹ chồng, nói bà "rắn nắn cả họ", thì mẹ cô chồng cô đánh câu: "Ôi dời, đội ấy cứ phải rắn. Hơi tí là ỷ lại lười biếng. Việc họ là việc chung nhưng cứ dừa cho ai được là dừa. Lần này mẹ làm rắn cho họ bỏ thói xấu đó đi. Thói này nhiều năm nay rồi chứ không phải 1 sớm 1 chiều. Con không cần suy nghĩ".
Được mẹ chồng bênh vực như thế Mai cũng chẳng phải cố gắng thể hiện làm gì. Mai cảm thấy mình may mắn vì có mẹ chồng nóng tính nhưng lại tâm lý với con dâu.
Cưng hết nấc cảnh ông nội là công an về hưu 'nhớ nghề' trông cháu, thái độ hợp tác của cháu còn đáng yêu hơn Cảnh ông nội là công an về hưu tập các động tác đứng 'Nghiêm', 'Nghỉ' cho cháu đáng yêu đến mức cộng đồng mạng thả tim, bấm like liên tục. Khi về hưu, niềm vui của nhiều ông bà chính là việc đỡ đần, trông cháu giúp con cái có thể yên tâm làm việc. Ông nội trong clip được một mẹ trẻ...