Có nên giặt quần áo vào buổi tối?
Khoảng thời gian sau khi kết thúc ngày làm việc thường được dành để giải quyết việc nhà, tuy nhiên nhiều người vẫn băn khoăn liệu có nên giặt quần áo vào buổi tối.
Đừng bao giờ sử dụng máy giặt như thế này, càng giặt quần áo càng bẩn và bạn có thể mắc các bệnh về da Mẹ bỉm review 5 loại nước giặt quần áo cho bé, thương hiệu này suýt 10/10 nhưng lại bị trừ điểm vì 1 lý do Nên giặt quần áo bằng nước nóng hay nước lạnh?
Với nhịp sống hiện đại, nhiều người bận rộn, không có thời gian làm việc nhà. Họ chỉ có thời gian rảnh để giặt giũ và dọn dẹp nhà cửa khi đi làm về nên thường tranh thủ giặt quần áo vào buổi tối.
Có nên giặt quần áo vào buổi tối?
Có nên giặt quần áo vào buổi tối? (Ảnh: Watertech)
Câu trả lời là không nên và nếu có thể, bạn nên làm công việc này sớm hơn. Giặt quần áo vào buổi tối là một thói quen không tốt và có những hạn chế nhất định ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Dưới đây là những lý do bạn nên tránh giặt quần áo vào buổi.
Độ ẩm cao khiến quần áo dễ bị nấm mốc
Một trong những hạn chế lớn nhất của việc giặt quần áo vào buổi tối là độ ẩm. Ban đêm, độ ẩm trong không khí thường cao hơn so với ban ngày, khiến cho việc phơi khô quần áo trở nên khó khăn. Quần áo không được phơi khô hoàn toàn lâu ngày rất dễ dẫn đến tình trạng bị nấm mốc, nhiễm bẩn và gây ra mùi hôi, không tốt cho người mặc, đặc biệt với trẻ em vốn dễ bị tổn thương da.
Quần áo lâu khô, kém thơm tho
Giặt quần áo vào buổi tối thường đồng nghĩa với việc bạn sẽ phơi chúng vào ban đêm. Điều này có thể hạn chế thời gian quần áo tiếp xúc với không khí khô ráo và ánh nắng mặt trời, khiến chúng lâu khô hơn. Đối với những loại vải dày hoặc quần áo có nhiều lớp, việc phơi khô vào ban đêm có thể không đủ, dẫn đến việc quần áo vẫn ẩm ướt dễ có mùi hôi khó chịu.
Ảnh hưởng đến giấc ngủ
Sử dụng máy giặt vào buổi tối, đặc biệt là khi bạn sống trong không gian hẹp hoặc căn hộ chung cư, có thể gây ra tiếng ồn và làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn và những người xung quanh. Tiếng ồn từ máy giặt, máy sấy có thể làm gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến mệt mỏi và thiếu năng lượng cho ngày hôm sau.
Không phù hợp với mọi loại vải
Video đang HOT
Một số loại vải nhạy cảm có thể không phù hợp để giặt và phơi vào ban đêm. Độ ẩm cao và thiếu ánh sáng tự nhiên có thể làm giảm tuổi thọ của các loại vải này, gây ra tình trạng co rút, phai màu hoặc hư hỏng.
Vì thế, tốt nhất bạn nên giặt quần áo vào sáng sớm để quần áo có thời gian khô trong ngày. Vào ban ngày, có ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao và không khí rất khô nên phơi quần áo ướt mới giặt không chỉ khô nhanh mà còn được khử trùng.
Những lưu ý khi giặt quần áo vào buổi tối
Nếu vì quá bận rộn, bạn vẫn quyết định giặt quần áo vào buổi tối thì hãy chú ý một số lưu ý sau để đảm bảo quần áo được giặt sạch và khô ráo:
- Chọn chế độ giặt nhanh để giảm thiểu thời gian giặt và giảm độ ẩm trên quần áo. Điều này sẽ giúp quần áo dễ khô hơn khi phơi vào ban đêm.
- Nếu có điều kiện, hãy phơi quần áo trong phòng có máy sấy hoặc máy hút ẩm. Điều này sẽ giúp quần áo khô nhanh hơn và tránh tình trạng nấm mốc.
- Phơi quần áo ở nơi thoáng đãng, có gió tự nhiên để giúp quần áo khô nhanh hơn. Tránh phơi trong phòng kín hoặc những nơi ẩm thấp.
- Cố gắng giặt quần áo vào buổi tối nhưng không quá muộn, để bạn vẫn có đủ thời gian phơi và quần áo có thể khô một phần trước khi bạn cất quần áo vào nhà để đi ngủ.
Lưu ý khi phơi quần áo
- Nên phơi quần áo ở nơi rộng rãi, thoáng mát, có ánh sáng mặt trời. Không nên phơi đồ ở nơi thiếu nắng, độ ẩm cao, nhiều bụi bặm tránh làm bẩn ngược lại quần áo đã giặt sạch.
- Khi phơi, giữa các bộ đồ nên có khoảng cách để hơi nước bốc hơi tốt hơn, giúp quần áo nhanh khô hơn.
- Không dùng các loại dây phơi bị gỉ sét để phơi quần áo tránh làm trang phục bẩn.
- Nhiều người có thói quen lộn trái quần áo khi phơi để khô đều cả phía trong, điều này có thể khiến bụi bẩn, vi khuẩn, côn trùng bám dính vào mặt trong của quần áo, nơi tiếp xúc trực tiếp với làn da. Tuy nhiên nếu muốn hạn chế màu sắc của quần áo không bị phai màu, việc phơi mặt trái quần áo ra ngoài lại hiệu quả; nên phơi ở nơi sạch sẽ, ít bụi và độ ẩm thấp.
- Khi mang quần áo vào nhà, bạn nên giũ quần áo để bụi, trứng côn trùng (nếu có) có thể bay ra ngoài.
- Khi phơi quần áo có chất liệu bằng len hoặc các sản phẩm có chất liệu tương tự, bạn nên phơi ngang trên dây phơi hoặc cạnh đáy của móc quần áo. Vì sợi len có đặc tính thấm hút cao, khi giặt chúng sẽ hút một lượng nước lớn nên rất nặng, nếu phơi theo kiểu thông thường sẽ kéo giãn sợi len, làm áo bị biến dạng.
- Đồ lót hoặc quần áo sơ sinh không nên phơi chung với những loại quần áo khác nhằm tránh vi khuẩn độc hại bám vào ảnh hưởng đến sức khỏe, dị ứng da.
Giặt quần áo mùa hè nên ghi nhớ 6 bước này, vừa giúp tiết kiệm điện, nước lại không lo hại máy giặt
Những mẹo hay này sẽ giúp bạn giảm thiểu đáng kể lượng điện tiêu thụ khi giặt quần áo vào mùa hè và cả mùa đông.
Giặt quần áo là công việc quen thuộc hàng ngày của hầu hết các gia đình. Vào mùa hè, thời tiết nóng nực dễ khiến con người ra nhiều mồ hôi, dẫn đến số lượng quần áo cần giặt trong ngày tăng đáng kể. Chính vì vậy, chiếc máy giặt cũng phải hoạt động miệt mài để có thể làm sạch mọi mùi hôi, vết bẩn trên trang phục của chủ nhân.
Với công suất hoạt động lớn, nhiều người đặt ra câu hỏi làm thế nào để tiết kiệm điện, nước khi dùng máy giặt, mà không làm hại đến tuổi thọ của máy. Nếu bạn cũng đang lăn tăn về vấn đề này thì nên tham khảo ngay 6 mẹo tiết kiệm điện và cả nước khi sử dụng chiếc máy giặt trong gia đình.
1. Chỉ cho lượng quần áo vừa đủ
Với các loại máy giặt thông thường trên thị trường, chúng không có chế độ nhận biết lượng quần áo nhiều hay ít. Do đó, mỗi lần khởi động, máy sẽ hoạt động theo chu trình như nhau mà không điều chỉnh được công suất và lượng điện tiêu thụ.
Chính vì vậy, để tránh lãng phí điện năng và cả nước, người dùng nên cho lượng quần áo vừa đủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không nên cho quá nhiều hay quá ít. Như vậy, máy giặt vừa có thể giúp bạn làm sạch quần áo một cách tốt nhất, lại giúp tiết kiệm điện nước và tăng tuổi thọ của máy.
2. Chọn chu trình giặt phù hợp
Các dòng máy giặt hiện nay đều được trang bị các chương trình giặt đa dạng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Tuy nhiên, chúng không thể tự lựa chọn chương trình phù hợp mà cần có sự điều chỉnh của gia chủ thông qua các nút ấn. Việc chọn chương trình giặt phù hợp với khối lượng quần áo hay chất liệu vải sẽ giúp con người tiết kiệm năng lượng tối đa, mà không làm ảnh hưởng đến độ bền của trang phục.
Ví dụ, nếu lượng quần áo ít, bạn nên dùng chu trình giặt nhẹ, với lượng nước vừa phải. Ngoài ra, trên một số dòng máy giặt cũng có thể chọn chế độ giặt áo len, đồ jeans, đồ trẻ em,... đáp ứng nhu cầu của người dùng.
3. Chọn mực nước phù hợp
Theo các chuyên gia EVN, các loại máy giặt hiện nay đều có 3 mực nước tương ứng với từng chu trình giặt. Tùy thuộc vào lượng quần áo, gia chủ hãy chọn lựa mực nước phù hợp. Nếu quần áo ít thì chỉ nên chọn mực nước thấp, điều này không chỉ giúp tiết kiệm nước mà còn giúp giặt nhanh hơn, tiết kiệm điện hơn.
4. Tắt chế độ giặt nước nóng
Việc sử dụng chế độ giặt nước nóng có thể tiêu tốn điện năng hơn chế độ nước lạnh. Lý do là vì chế độ nước nóng yêu cầu lượng điện lớn để đun nước đến nhiệt độ cao, trong khi chu trình giặt bằng nước lạnh không cần quá trình này, từ đó giảm lượng điện tiêu thụ. Hơn nữa, giặt quần áo bằng nước nóng còn có thể gây tình trạng co giãn, làm mất phom hay phai màu của trang phục.
Do đó, nếu máy giặt đang bật chế độ giặt đồ bằng nước nóng, thì bạn nên tắt đi và chuyển sang chế độ giặt bằng nước lạnh/ thường.
5. Chọn nước giặt/ bột giặt phù hợp
Theo EVN, việc sản phẩm giặt phù hợp dành riêng cho máy giặt không chỉ mang lại hiệu quả giặt tẩy cao hơn những bột giặt thông thường mà còn giúp bảo vệ máy. Bột giặt này tạo ít bọt nên sẽ không để lại nhiều cặn trên quần áo.
Bên cạnh đó, khi giặt quần áo, bạn không nên cho quá nhiều hay quá ít sản phẩm giặt tẩy, mà cần ước lượng sao cho tương ứng với lượng quần áo cần giặt. Điều này không chỉ giúp việc làm sạch vết bẩn hiệu quả, mà còn hỗ trợ tiết kiệm điện và nước tốt hơn.
6. Chọn chế độ vắt thích hợp
Thông thường, chế độ vắt thường đi kèm với chương trình giặt đã được cài đặt. Nhưng nếu muốn quần áo khô nhanh hơn, bạn nên chọn chế độ vắt hợp lý. Đối với những chiếc quần áo dày hoặc chăn ga gối nệm, bạn nên chọn chế độ vắt cực khô để tiết kiệm thời gian nhé.
Ngoài ra để giữ máy giặt bền lâu, bạn lưu ý không nên để máy ở nơi ẩm thấp, không để nước rơi vào bàn phím, nếu lỡ rơi phải lau khô ngay lập tức.
Nhấn nút này trên máy giặt nhanh sạch hơn lại tiết kiệm điện nước và thời gian, nhiều người chưa biết Trong máy giặt có chế độ khác nhau nhưng nhiều người chưa biết dùng đúng cách để tiết kiệm. Giặt quần áo bằng máy giặt là cách phổ biến của các gia đình hiện đại. Các nhà sản xuất thường thiết kế máy giặt rất nhiều chế độ. Nhưng có những gia đình lại giặt mọi loại đồ mọi mẻ giặt theo 1...