Có nên đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão?
Câu hỏi “có nên đưa cha mẹ già vào viện dưỡng lão?”, được bàn thảo nhiều lần trong các hội nhóm mạng xã hội, trong các khu dân cư, từng gia đình… và luôn gây tranh cãi.
Trong 2 bài viết Đứa con nào sẽ chăm sóc cha mẹ già và Người già nên chọn nơi nương tựa khi còn sáng suốt có gợi ý một hướng lựa chọn: gửi cha mẹ lớn tuổi vào viện dưỡng lão. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng đồng thuận hoặc có điều kiện theo phương án hiện đại này.
Ảnh mang tính minh họa
“Hay con đưa mẹ tham quan viện dưỡng lão ngay ngoại ô. Ở đó ai cũng có người chăm sóc, tha hồ kết bạn…”. Bà Thủy bàng hoàng, không ghìm được nước mắt khi nghe đứa con gái duy nhất là Thy đưa ra lời đề nghị như vậy.
Thy là con một. Bà Thủy là mẹ đơn thân. Từ khi sinh Thy đến giờ, thế giới của bà Thủy xoay quanh Thy. Bà đã nỗ lực làm việc gấp 2, 3 lần người khác chỉ mong con không thua bạn bè.
Bà chờ đợi đến ngày Thy trưởng thành, có việc làm ổn định, lập gia đình, sinh con đẻ cái, tuổi già của bà sẽ vui vầy bên con cháu. Đó là viễn cảnh mà bà nỗ lực hướng tới. Có điều, bà không bao giờ ngờ được có ngày, khi Thy được trúng tuyển làm tiếp viên hàng không, có công việc tự do bay nhảy, cô lại thấy bà là gánh nặng, muốn rời xa bà theo cách mà bà chưa từng nghĩ đến.
Phản ứng đầu tiên của bà Thủy là choáng váng và tức giận. Bà mắng Thy là đứa con bất hiếu, sống ích kỷ, chỉ muốn “rảnh tay”. Hiện tại, tuy chân bà hay đau nhức, đi nhưng bà vẫn đi lại được. Bà có lương hưu tự trang trải chi phí sinh hoạt không cần ngửa tay xin tiền con, vậy mà con gái đã tỏ thái độ coi thường mẹ, thấy mẹ là gánh nặng, muốn… tống mẹ đi cho khuất mắt.
Bà bất mãn vì những hy sinh của bà bao năm cuối cùng đổi lại là cái phủi tay của con gái.
Thái độ của bà Thủy rất phổ biến trong thế giới của những người già có điều kiện kinh tế khá tốt ở đô thị, khi con cái gợi ý cha mẹ vào nhà dưỡng lão. Theo văn hóa phương Đông “nhỏ cậy cha, già cậy con”, cha mẹ già thì con cái phải có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng. Cuộc sống của người già là gắn liền với gia đình con cháu. Người già nào phải sống cô độc thường bị coi là vô phước.
Tuy vậy, thực tế cuộc sống của những người con luôn bận rộn công việc từ sáng đến tối với trăm ngàn áp lực. Những đứa con luôn bất an khi có cảm giác bỏ bê cha mẹ, “khoán” người già cho chiếc ti vi, không thời gian trò chuyện, chăm sóc.
Bà Quý, người bạn cùng khu phố với bà Thủy bị tai biến từ năm 50 tuổi. Sau khi xuất viện, bà liệt nửa người, phải nằm 1 chỗ đến giờ đã hơn 5 năm. Thời gian đầu con cái chia nhau chăm sóc rất tận tình chu đáo. Nhưng càng ngày sự mỏi mệt càng tăng, mọi người bắt đầu đùn đẩy nhau, thuê người giúp việc. Mặc dù có người giúp, nhưng trong nhà có người bệnh nên không khí luôn nặng nề.
Video đang HOT
Tuy bất động trên giường, nhưng bà Quý cảm nhận được sự lạnh nhạt của các con. Bà gọi các con đến bày tỏ nguyện vọng muốn được vào viện dưỡng lão. Nhưng các con bà không chấp thuận, vì sợ người ngoài gièm pha “nhà đông anh em mà không chăm nổi một mẹ”. Nhất là khi các con bà đều có địa vị trong xã hội.
Câu hỏi “có nên đưa cha mẹ già vào viện dưỡng lão?”, được bàn thảo nhiều lần trong các hội nhóm mạng xã hội, trong các khu dân cư, từng gia đình… và luôn gây tranh cãi sôi nổi.
Thực tế ở viện dưỡng lão, các cụ sẽ được chăm sóc đầy đủ và an toàn bởi những điều dưỡng được đào tạo bài bản về chuyên môn. Các cụ được sinh hoạt trong cộng đồng cùng lứa tuổi. Được giao lưu, tâm sự, tham gia các hoạt động thể chất nhằm rèn luyện sức khỏe và vơi bớt nỗi cô đơn tuổi xế chiều.
Tuy vậy không phải ai cũng có thể vào viện dưỡng lão, vì chi phí để vào viện dưỡng lão không hề rẻ. Hơn nữa sống trong môi trường tập thể, sinh hoạt chung không thể được tự do như ở nhà riêng. Đây là 1 trong những lý do khiến cho một số người già không thoải mái. Chưa kể việc phải xa con cháu cũng khiến các cụ thêm nhớ nhà.
Chi phí phải trả cho viện dưỡng lão không hề rẻ, dù người già được chăm sóc bởi các nhân viên có chuyên môn (Ảnh mang tính minh họa)
“Con muốn mẹ vào viện dưỡng lão không phải là muốn đẩy mẹ cho nhẹ thân, mà con muốn được an tâm mỗi lần đi công tác dài ngày. Con chỉ muốn, nếu chẳng may mẹ gặp sự cố gì sẽ luôn có người nhìn thấy và hỗ trợ kịp thời. Con sẽ luôn gọi điện thăm hỏi mẹ. Khi nào con nghỉ bay, con sẽ vào thăm mẹ, đón mẹ về nhà” – Thy trình bày với mẹ như vậy. Bà Thủy gật đầu trong khi mắt đầy nước, bà đã tin Thy không hề phủi tay, hay bỏ rơi mẹ như bà nghĩ.
TS. Khuất Thu Hồng – Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển xã hội – cho biết, một nghiên cứu quốc gia về người cao tuổi gần đây chỉ ra rằng, 30% người cao tuổi khó để chia sẻ tâm tư, tình cảm với con cháu. Vì vậy, vào viện dưỡng lão hay ở nhà thì người già vẫn cần có được sự hỏi han, quan tâm, thể hiện tình yêu thương của con cái đối với họ. Đây chính là sức mạnh tinh thần to lớn, giúp người già quên đi cảm giác tủi thân, cô đơn dù ở nhà riêng hay ở viện dưỡng lão.
Con dâu cưng đòi công bằng
Sự bất công của mẹ với 2 nàng dâu cũng giống một "điểm mù" trong hành xử mà ai cũng có thể mắc phải.
Cùng là con dâu nhưng mẹ chồng đối xử "bên trọng - bên khinh" (ảnh minh họa)
Thư là dâu út, chị Tuyết là dâu trưởng. 2 chị em bằng tuổi nhau, cùng là con dâu, nhưng mẹ chỉ thương Thư và xét nét với chị Tuyết.
Ngay từ những ngày đầu về làm dâu, Thư đã nhận ra sự phân biệt của mẹ. Hễ Thư về đến nhà, mẹ sẽ vồn vã hỏi con đói không, đi đường có nắng không, ăn gì mẹ nấu, mẹ có cái a, cái b trong tủ lạnh nè... Rồi mẹ bày ra cả mâm đồ ăn để con dâu tha hồ ngồi nghỉ mệt, giải khuây và tận hưởng cuộc sống.
Nhưng khi chị Tuyết về, mẹ lại hỏi: "Anh Tuấn (chồng chị Tuyết) đâu, mấy đứa nhỏ đâu, có mua cái a, cái b cho mẹ không?". Hỏi xong, mẹ sẽ bày ra một mớ việc "không có ai phụ" ra cho chị làm giúp. Có khi tạt qua thăm mẹ mà chị Tuyết phải còng lưng làm mấy hũ hành phi để mẹ đem phát cho mỗi đứa con 1 hũ.
Ban đầu, Thư nghĩ sự khác biệt này là do chị Tuyết vốn đảm đang nên mẹ có tâm lý nhờ cậy. Còn Thư thì trông có vẻ mong manh, "vô dụng" nên mẹ có tâm lý muốn bảo bọc, chăm sóc. Thế nhưng, khi cả hai nàng dâu cùng sinh ra một cặp cháu đủ nếp đủ tẻ thì sự bất công của mẹ càng "lộ liễu".
Đều là 2 cặp cháu nội ruột sàn sàn tuổi nhau, nhưng mẹ bao dung, ngọt ngào với con của Thư bao nhiêu thì khắt khe, đề phòng với con chị Tuyết bấy nhiêu. Bọn trẻ cùng làm bể đồ, vung vãi nước đầy sàn hay lục đồ ăn của bà nội... nhưng hễ là con Thư thì mẹ sẽ "để đó bà nội lau cho/lấy cho...", còn con chị Tuyết thì mẹ nghiêm giọng: "Quậy vầy thì mốt bà nội không cho về chơi nữa nghe không!".
Nhà bà nội vẫn là tụ điểm yêu thích của bọn trẻ nên cuối tuần nào anh em nhà Thư cũng đem con về chơi. Có lần, Thư để ý thấy mẹ để riêng kẹo cho "2 loại cháu". Con của Thư được loại kẹo đắt tiền mẹ giấu kỹ trong tủ trang điểm. Còn con của chị Tuyết thì được cho loại kẹo rẻ tiền mẹ để ngay ở bếp.
Thư vốn rất bất bình và muốn đấu tranh với điều này, nhưng hễ kể với chồng thì lại bị anh gạt đi: "Em sướng quá hóa rồ hả?". Ngay cả chị Tuyết cũng chủ trương "Dù sao mẹ cũng thương cháu thương con, cũng không làm gì có hại". Sự mẫu mực của mẹ trong gia đình khiến ai nấy đều xuê xoa với chút "tính xấu" của mẹ. Nhưng khi chứng kiến quá lâu, Thư quyết định hành động.
Tết 2023, mẹ chồng chuẩn bị rất nhiều bánh trái để đón con cháu. Hạnh phúc của mẹ là được nấu nướng, tổ chức cho các con ăn chơi. Thư biết thừa rằng trong những dịp này, mẹ sẽ càng "phân biệt đối xử một cách có tổ chức". Vậy nên, cô thu xếp về nhà chồng trước, còn đón cả các con chị Tuyết về cùng.
4 đứa trẻ ùa vào nhà cùng một lúc, mẹ chồng liền hỏi: "Ăn gì nào, ăn gì nào?" và bọn trẻ lao nhao đòi "kẹo bà nội". Thư liếc vội lên bếp, thấy hũ "kẹo bà nội dỏm" đã được đổ đầy. 4 đứa trẻ lao nhao, bà nội định chạy lại lấy hũ kẹo dỏm thì Thư nói: "Bà nội cho ăn kẹo xịn đi, Su, Bin (2 đứa con của Thư) xưa giờ đâu có ăn kẹo này. Đúng không Su?".
Bé Su không hiểu ý đồ của mẹ, nhưng vẫn nói: "Bà nội lấy hũ kẹo trong tủ trang điểm đi!".
Bà nội ngập ngừng một nhịp rồi cũng vui vẻ chạy đi lấy, làm như vừa sực nhớ ra: "À à, ăn kẹo khác nha!".
Bọn trẻ hớn hở được chia phần. Thư mở cờ trong bụng vì vừa "đòi công bằng" bước đầu cho bọn trẻ. Khi mẹ chồng quay qua định hỏi con dâu mệt không, ăn gì thì Thư nói:
- Mẹ có chuyện gì định sai chị Tuyết làm không, đưa đây con làm cho!
Mẹ ngớ người ra, nói không có gì, thôi con nghỉ ngơi đi, mẹ có chè, có kem, có bánh...
Thư nói:
- Chắc chắn là có mà, sao lần nào chị Tuyết về cũng có việc làm, còn con
thì không?
Mẹ cười lúng túng, Thư tiếp:
- Do mẹ không tin tưởng con, mẹ nghĩ con vô dụng phải không?
Mẹ phẩy tay nói Thư "xàm quá", rồi nói muốn làm thì lấy rau ra lặt cho mẹ, lặt đủ ăn cho 3 ngày tết luôn đi. Thế là Thư hớn hở ra cái nia sau nhà ngồi lặt rau.
Lặt rau được một lát, Thư bấm gọi video cho chị Tuyết, hớn hở khoe:
- Em về làm dâu đảm đang rồi nè, chị lo mà về thử làm dâu vô dụng. Nhà mẹ có sẵn chè, kem, bánh, có sẵn giường cho đứa nào vô dụng về ngồi yên đó mà ăn, mà nằm. Em giờ là chỉ làm dâu đảm đang thôi nhé.
Nói xong, Thư cười sảng khoái. Bên kia đầu dây chị Tuyết cũng cười, trêu Thư "đua đòi vào bếp". Thư nhìn qua, thấy mẹ cũng cười. Mẹ dường như đã nhận ra "âm mưu phản trắc" của cô dâu cưng nên nét cười pha vẻ ngượng nghịu. Cúp máy, Thư lật bài ngửa:
- Mẹ nha, năm cũ xé nháp, năm mới mẹ phải công bằng. Cùng là con dâu thì có phước cùng hưởng, có rau cùng lặt, không được bên trọng bên khinh nha!
- Mẹ cười: "Thì... mẹ nghĩ con cũng như con út trong nhà, mọi việc đã có mẹ và chị lo". Thư ngúng nguẩy: "Nhưng con không nghĩ vậy, chị Tuyết cũng sẽ không nghĩ vậy. Mẹ phải công bằng thì chị em mới đoàn kết được".
Mẹ cười cuời, cố vớt vát rằng mẹ rất công bằng, đứa nào mẹ cũng thương. Những nỗ lực vun vén cho các con là niềm tự hào không ngớt của mẹ. Thư hiểu điều này và có lẽ chị Tuyết cũng biết nên chị mới vượt qua được sự "bất công lộ liễu" của mẹ. Còn sự bất công nọ, cũng giống một "điểm mù" trong hành xử mà ai cũng có thể mắc phải. Sau màn "trở mặt" của Thư, chắc chắn mẹ sẽ tế nhị hơn để sửa "cán cân" cho bằng.
Cụ bà 78 tuổi tiết lộ chốn về lý tưởng nhất của người già Sau khi trải nghiệm ba cách 'an hưởng tuổi già', cụ bà 78 tuổi phát hiện ra chốn về lý tưởng nhất cho người già chính là... viện dưỡng lão. Nhiều người nói rằng, khi già đi, cơ thể không còn khỏe mạnh thì khó mà sống được. Đặc biệt là những người già mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân,...