Có nên đồng ý cưới khi mẹ chồng tương lai ốm liệt giường?
Việc tổ chức cuộc sống của hai vợ chồng hài hoà với cuộc sống của bố mẹ chồng, nhất là khi mẹ chồng không may bị ốm. Có như thế, ai cũng thoải mái, việc sống chung mới thực sự có ý nghĩa.
Ảnh minh họa
Chị Thanh Tâm thân mến!
Người yêu em là con một. Chúng em yêu nhau hơn 2 năm rồi và đang tính về chung một nhà. Em có hơi lăn tăn vì anh thuyết phục em cưới xong ở cùng ba mẹ. Công việc kiến trúc sư của em cũng khá bận rộn, nhiều lúc không kể thời gian, bắt bố mẹ anh phải chấp nhận điều đó cũng tội.
Thêm nữa, em nghĩ ba mẹ anh ấy chưa nghỉ hưu nên cũng cần không gian riêng, còn em đương nhiên không muốn làm dâu. Bọn em hoàn toàn chủ động được việc thuê nhà trước mắt. Nhưng chúng em có thể sắm một căn hộ nho nhỏ nếu tìm được vị trí phù hợp vì số tiền tiết kiệm gần đủ, thêm quà mừng cưới và hỗ trợ của bố mẹ là đủ.
Nhưng có một việc đột xuất xảy ra. Tháng trước, mẹ anh bị trượt ngã trong nhà tắm và bị tai biến, liệt một bên người. Rất may là mẹ anh đã vượt qua nguy kịch nhưng kể cả hỗ trợ trị liệu tốt, bà vẫn cần chăm sóc lâu dài. Anh khuyên em nên cân nhắc lại việc sống chung cùng bố mẹ anh, có thể đến lúc mẹ khoẻ thì bọn em sẽ ra ở riêng. Nhưng với tình hình này chắc sẽ phải lâu dài. Em vốn đã thấy chưa thích nghi với cuộc sống làm dâu, giờ thêm trọng trách chăm lo cho mẹ chồng ốm một chỗ như thế, rồi sinh con, làm sao xoay xở được. Em rất lo cuộc sống khó khăn, vất vả, nhiều trách nhiệm sẽ làm thui chột tình cảm gắn bó của hai đứa, rồi cãi nhau, rồi hờn giận, cuộc sống sẽ vô cùng mệt mỏi.
Mong chị cho em lời khuyên để bình tĩnh lựa chọn cách giải quyết êm thấm. Bọn em cũng lớn tuổi rồi, muốn sớm sinh con.
Video đang HOT
Em xin được giấu tên
Chào em gái!
Thực ra em là một cô gái có trách nhiệm, muốn cầu toàn mọi việc. Đừng lo lắng quá. Vì người yêu rất hiểu tâm ý của em và cố gắng để đáp ứng em cao nhất có thể. Còn em, chắc chắn sẽ biết thu xếp mọi việc của mình ổn thoả. Bố mẹ anh ấy có phải trông chờ em về làm dâu để chăm sóc bác gái đâu. Họ sẽ có kế hoạch để lo cho vợ mình, mẹ mình tốt nhất có thể. Bản thân bác gái cũng sẽ ý chí, nghị lực để vượt qua hoàn cảnh bệnh tật. Thay vì tự nghĩ sau này ra sao, em hãy nói chuyện với người yêu về các phương án chăm sóc mẹ tốt nhất, khi chưa cưới cũng như sau đám cưới, lúc chưa có con đến lúc sinh em bé, từ dinh dưỡng, thuốc thang đến vật lý trị liệu, từ cách động viên của người thân đến sự chăm sóc thường xuyên của người hỗ trợ.
Việc cưới hỏi hãy độc lập với việc mẹ ốm. Việc tổ chức cuộc sống của hai vợ chồng hài hoà với cuộc sống của bố mẹ chồng, nhất là khi mẹ chồng không may bị ốm. Có như thế, ai cũng thoải mái, việc sống chung mới thực sự có ý nghĩa.
Chị tin, em sẽ mang đến cho gia đình chồng tương lai tình cảm, không khí ấm áp. Đó cũng là “liều thuốc” tinh thần quý giúp bác gái mau lành bệnh. Em đừng để ý nghĩ mình sẽ chăm sóc bác gái như thế nào làm khó, chỉ nghĩ đơn giản mình thương bác thế nào, muốn giúp bác thế nào, có thể đem lại cho bác sự dễ chịu đến đâu. Chị tin rằng, với những tình cảm chân thành, em sẽ không còn nghĩ đến cuộc sống mệt mỏi, căng thẳng, cãi vã, giận hờn nữa. Cuộc sống của chúng ta có thể xảy ra những biến cố khó lường, việc của chúng ta là tìm cách giải quyết để vượt qua. Rồi chồi nụ của may mắn, an lành sẽ đến với em, em nhé!
Liên tục kết hôn để liên tục ly hôn
Phương sắp 50 tuổi rồi, và nếu lần yêu đương này thành công, sẽ là lần thứ tư cô kết hôn, trong khi người thứ ba vừa dời đi chưa đầy nửa năm.
Nghe Phương báo tin mới quen một người và đã nghĩ đến chuyện "về chung một nhà", chúng tôi nhìn nhau thở dài. Phương sắp 50 tuổi với hai đứa con khá lớn, và nếu lần này thành công, sẽ là lần thứ tư cô kết hôn, trong khi người thứ ba vừa dời đi chưa đầy nửa năm.
Chuyện của Phương với người thứ ba ấy, chúng tôi nắm khá rõ. Chúng tôi cứ nghĩ sau 2 lần đò và có 2 con trai, Phương ở vậy lại ổn, bởi vì bố mẹ cô đã gọi về nhà cắt cho mảnh đất, anh chị em người góp của người góp công, xây lên ngôi nhà cho 3 mẹ con. Phía mặt tiền còn thiết kế thành cái quán nhỏ để Phương và 2 con thuận tiện bán buôn gì đó kiếm thêm thu nhập.
Thời gian đầu sau khi ly hôn lần thứ hai, Phương khá thoải mái, thần sắc tươi tỉnh, hay cười. Ai cũng mừng cho cuộc sống tự do của cô. Vậy nhưng mọi sự đã thay đổi. Trong những lần đi lấy hàng, cô lại gặp Nam - người chồng thứ ba.
Trước khi quyết định lấy Nam, Phương cũng hỏi ý kiến chúng tôi, đám bạn chơi chung từ nhỏ. Nhóm có 6 người thì 4 người phản đối, cho rằng Phương không nên tái hôn, nhất là thời gian cô quen Nam chưa đầy nửa năm.
Lần này là lần thứ tư, sau khi người thứ ba vừa dời đi cách nay chưa đầy nửa năm (Ảnh minh họa)
Khi ấy Nam đã hơn 50 tuổi, đã 1 đời vợ. Anh vẫn ở chung với mẹ và cô con gái 5 tuổi. Tài sản duy nhất anh có là cái xe máy mà nếu mua mới cũng chưa tới 20 triệu.
Có nghĩa là nếu lấy nhau, Nam sẽ về nhà Phương ở, con gái sẽ để cho mẹ anh chăm sóc. Phương nói do Nam cũng hoàn cảnh như cô nên hai người dễ hiểu nhau và thông cảm hơn. Nam nói anh muốn phụ Phương nuôi dạy 2 con, nhìn cô cáng đáng bươn chải, anh thấy xót.
Anh xót Phương, thương 2 đứa con của cô nhưng mà sẵn sàng bỏ con gái 5 tuổi lại cho mẹ anh nuôi, nghĩ tới nghĩ lui chúng tôi đều thấy... sai sai. Là bạn bè, Phương hỏi nên chúng tôi nói thật. Nhưng cô hỏi cho vui vậy, cô vẫn quyết định lấy chồng lần thứ ba.
Phải công nhận Nam khá khéo léo và chu đáo, anh làm vừa lòng mọi người bên vợ. Anh không nề hà nửa đêm cõng bố vợ vào viện, ngồi xe đò gần 300 cây số để đưa mẹ vợ đi lễ chùa và cắt thuốc. Nhà chị em vợ có việc gì là Nam xông xáo không nề hà. Những khi đám chúng tôi tụ họp, Nam vui vẻ chở vợ đến và hẹn giờ quay lại đón.
Chúng tôi từng trách nhau, hóa ra mình nhìn nhầm con người Nam và mừng cho Phương cuối cùng cũng có bến đỗ, còn bảo nhau, nếu gặp được người đàn ông tốt như Nam thì không cần làm mẹ đơn thân làm gì.
Nhưng rồi chỉ 2 năm sau, Nam đã khăn gói bỏ đi, ngày trước đến với cái xe máy thì khi đi Nam kịp mang theo cái xe tải nhỏ, là Phương mua để anh chạy, mấy cây vàng Phương dành dụm tính sửa lại nhà cùng với hơn 100 triệu đồng Nam mượn của bạn bè và anh chị em bên vợ.
Lúc này Phương mới biết Nam ấm ức vì thương con gái anh. Nam sang nhà Phương ở, cơm nước anh lo, 2 đứa trẻ đi học anh đưa đón, trong khi con anh lủi thủi một mình. Anh chăm lo bố mẹ vợ, trong khi mẹ anh ốm cũng phải ráng dậy đưa cháu đi học, để rồi khi quay về, bà chóng mặt ngất xỉu ngoài đường.
"Ổng quay sang trách mình, nói những thứ ổng mang đi coi như tiền công 2 năm của ổng!" - Phương buồn bã.
Ai chẳng muốn ở tuổi xế chiều có người bầu bạn, thủ thỉ... (Ảnh minh họa)
Thương bạn, chúng tôi trách: "Sao bà cứ suốt ngày lo kiếm chồng thế? Sống đơn thân như mấy bà trong nhóm mình chẳng vui à?". Phương thần người: "Tui sợ, sợ mai mốt mình già, con chúng nó có công việc của chúng, thì một mình biết nương tựa vào đâu? Không lẽ thui thủi?".
Phương nói với chút nghẹn ngào, nghe cũng có lý, ai chẳng muốn ở tuổi xế chiều có người bầu bạn, thủ thỉ. Con cái trưởng thành rồi cũng có cuộc sống riêng của chúng, gia đình riêng của chúng. Nhưng coi đó là lý do chính cho việc Phương liên tục và vội vã lấy chồng, thì không ổn. Về già ai chẳng mang ít nhiều bệnh tật. Khi ấy thì có chỗ nương tựa, được chăm sóc, hay phải vất vả chăm ông chồng bệnh tật, cũng còn chưa biết. Không biết Phương có hình dung hết những khó khăn hay chưa.
Chúng tôi nói với Phương, có đôi có cặp là hạnh phúc, nhưng "độc thân vui tính" cũng là một lựa chọn không tồi. Nay con cái đã lớn, Phương có thể tập trung vào công việc hơn để có thêm chút tích lũy về sau. Cứ vui vẻ kết giao thêm bạn bè, học thêm một vài môn thể thao để rèn luyện sức khỏe, thi thoảng cùng đám bạn đi chơi đây đó. Và nếu gặp ai đó hợp tính, muốn tiến tới, thì cần cân nhắc thật kỹ càng trước khi "về chung nhà". Đừng để rơi vào cảnh lại thất tình lần thứ tư...
Phát hiện chồng sắp cưới có con riêng, cô gái vẫn quyết định lấy vì lý do không ngờ Khi biết Hùng có con riêng, Thúy lại như trút được gánh nặng tâm lý và nỗi sợ mà cô luôn lo lắng bấy lâu nay. Thúy - Hùng quen và yêu nhau vỏn vẹn 6 tháng thì quyết định đi tới hôn nhân. Sở dĩ cả hai cùng đồng ý về chung một nhà một phần vì đều đã ngoài 30. Phần...