Có nên đóng cửa nhập phế liệu?
Hai quốc gia nhập khẩu phế liệu hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Malaysia tiếp tục cấm nhập một số mặt hàng phế liệu từ đầu năm nay. Nguy cơ rác phế liệu tràn vào VN cũng tiếp tục cài báo động đỏ.
Rác phế liệu được tuồn vào VN và gây ùn ứ hàng ngàn container như thế này tại các cảng biển ẢNH: NG.NGA
Trung Quốc, Malaysia đã cấm
Đóng cửa đến 32 nhóm phế liệu không đơn giản với quốc gia nhập khẩu phế liệu hàng đầu thế giới nhưng họ đã đưa ra quyết sách đó. Họ đã làm được, tại sao chúng ta lại không.
GS-TSKH Lê Huy Bá
Thông tin từ Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan), từ 1.1.2019, Trung Quốc tiếp tục bổ sung thêm 8 chủng loại phế liệu vào danh sách cấm nhập khẩu vào nước này, nâng tổng số phế liệu cấm nhập khẩu lên 32 chủng loại. Quốc gia từng xếp thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc về nhập khẩu phế liệu là Malaysia từ đầu năm nay cũng tiến hành cắt giảm hầu hết danh mục phế liệu được nhập khẩu. Xếp vị trí thứ 4 thế giới về nhập khẩu phế liệu sau Trung Quốc, Hồng Kông và Malaysia, VN đang trở thành vùng trũng mà phế liệu thế giới tìm đến. Nguy cơ này đã được cảnh báo từ cuối năm 2017, sau khi Trung Quốc có lệnh cấm nhập khẩu 24 loại phế liệu và thực tế đã có “làn sóng phế liệu nhựa” trên thế giới ồ ạt chảy vào VN trong năm 2018. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2018, VN đã nhập khẩu 274.700 tấn phế liệu nhựa, tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm 2017, “vươn” lên vị trí thứ 2 thế giới về nhập phế liệu nhựa, chỉ sau Malaysia. Cùng thời điểm, phế liệu nhựa vào Trung Quốc và Hồng Kông giảm đến 90% so với năm 2017.
Hệ quả là cả nước hiện tồn đọng hơn 20.000 container tại các cảng biển, trong đó riêng khu vực TP.HCM tồn hơn 5.000 container. Các cảng biển đang chịu áp lực lớn về việc tồn đọng phế liệu trong thời gian dài, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh. Trước việc Trung Quốc và Malaysia tiếp tục siết nhập khẩu phế liệu trong năm nay, Tổng cục Hải quan cũng tiếp tục có cảnh báo phế liệu sẽ có nguy cơ dịch chuyển mạnh vào VN, thậm chí khả năng xuất hiện thủ đoạn buôn lậu qua đường bộ.
Video đang HOT
Giải pháp trước mắt được cơ quan hải quan đưa ra vẫn là tiếp tục kiểm tra, kiểm soát phế liệu nhập khẩu, đặc biệt ngăn chặn hành vi buôn lậu phế liệu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, VN phải có giải pháp mạnh tay hơn là cấm hẳn việc nhập khẩu phế liệu, như cách Trung Quốc và Malaysia đang làm thì mới có thể ngăn chặn tình trạng nhập rác vào VN vẫn đang gia tăng mạnh mẽ hiện nay.
Khuyến khích sử dụng phế liệu trong nước
Ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa – Cao su TP.HCM, cho rằng VN khó đột ngột dừng nhập khẩu phế liệu được bởi hiện nguồn nguyên liệu nhựa tái chế có trong nước chỉ cung cấp chưa tới 30%. VN là quốc gia nông nghiệp, nhu cầu sử dụng các nhà kính, màn phủ ni lông vẫn còn nhiều, nên nói cấm nhập phế liệu như cách Trung Quốc làm là rất khó cho doanh nghiệp Việt. Giá nguyên liệu nhựa nguyên sinh có thể đắt gấp 2 – 3 lần giá nhựa phế liệu. Tuy nhiên ông Anh cũng cho rằng, việc nhập khẩu phế liệu nên được phân loại từ đầu nguồn nhằm loại bỏ tạp chất, rác phế liệu như lâu nay. Bởi công đoạn phân loại mới tốn nhiều chi phí và thường các nhà thu mua không làm việc đó mà đổ hết lên container phế liệu đưa về VN. “Nếu phế liệu lẫn tạp chất không được xử lý trước khi đưa về VN thì chất hữu cơ đi theo đó mới độc hại. Cơ quan quản lý cần yêu cầu siết phân loại từ nguồn thì may ra rác phế liệu vào VN mới giảm được”, ông Anh bổ sung. Các hiệp hội giấy, sắt, nhựa đều cho rằng nguồn nguyên liệu dùng tái chế trong nước cung cấp không đủ, nên phải tiến đến nhập khẩu.
Không đồng ý với quan điểm này, chuyên gia môi trường, GS-TSKH Lê Huy Bá (Viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường) nhấn mạnh, đã đến lúc VN nên đặt vấn đề cấm nhập khẩu một số nhóm phế liệu, có chính sách khuyến khích sử dụng phế liệu tái chế trong nước. “Đừng lấy lý do chúng ta còn nghèo quá, phải dùng phế liệu mới có hàng rẻ được. Mỗi người nhịn một chút, giá nhỉnh hơn một chút, tiến đến sử dụng nguyên liệu sạch, vẫn tốt gấp bội lần dùng phế liệu. Chưa kể, không phải trong nước đang không cung cấp đủ nguồn nguyên liệu tái chế mà chính chúng ta đang bỏ mặc, đi nhập về làm cho nhanh, cho tiện, cho dễ. Trung Quốc có kinh nghiệm gần 40 năm phát triển ồ ạt ngành công nghiệp tái chế và đã làm giàu từ rác. Nhưng chính việc trả giá quá đắt cho sức khỏe người dân, tai tiếng trên thị trường thế giới… khiến họ ngộ ra”, GS-TSKH Bá đặt vấn đề.
Ý kiến của GS-TSKH Lê Huy Bá hoàn toàn có cơ sở. Một bài báo trên tờ The Guardian (ngày 9.12.2018) viết về “thảm họa môi trường” biển VN cho biết có 8,1 tỉ hộp bao bì sữa của Tetra Pak được tiêu thụ hằng năm tại VN nhưng chỉ 20% lượng vỏ hộp sữa đó được tái chế. Khi tác giả bài báo tìm đến nhà máy tái chế vỏ hộp sữa Tetra Pak tại VN do chính công ty này giới thiệu thì phát hiện tỷ lệ tái chế vỏ hộp sữa còn thấp hơn con số 20% nói trên rất nhiều. Bài báo cho rằng, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các công ty cung cấp bao bì là cần thiết trong việc gom và tái chế lại lượng vỏ hộp sữa khổng lồ kia, thay vì để người tiêu dùng ném vô tư ra môi trường.
Chúng ta đang còn hơn 20.000 container tồn ngoài cảng và nguy cơ rất lớn về việc phế liệu trên thế giới sẽ ùn ùn kéo vào nếu không có biện pháp mạnh mẽ để ngăn cản.
Theo TNO
Trung Quốc mạnh tay cắt giảm thuế để chặn đà trượt dốc kinh tế
Bắc Kinh sẵn sàng gói lớn cho năm 2019 vào đầu năm ngoái với mức cứu trợ gần 200 tỉ USD.
Việc cắt giảm thuế, cùng với việc nới lỏng tiền tệ của ngân hàng trung ương, báo hiệu một quyết tâm rút hết các điểm dừng để ngăn chặn tình trạng suy thoái kinh tế trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Trung Quốc đang thực hiện chiến lược cắt giảm thuế quy mô lớn được triển khai vào năm ngoái để giữ cho nền kinh tế hoạt động tốt, thêm vào đó là 1,3 nghìn tỉ nhân dân tệ (192 tỉ USD) đã được áp dụng với việc cắt giảm thêm thuế thu nhập và bảo hiểm xã hội.
Chương trình giảm thuế cho năm 2019, dự kiến sẽ được công bố vào tháng 3, dự kiến sẽ có 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng hạ thấp yêu cầu dự trữ đối với các ngân hàng thương mại trong tháng này, theo sau một vài lần giảm trong năm ngoái.
Việc cắt giảm thuế, cùng với việc nới lỏng tiền tệ của ngân hàng trung ương, báo hiệu một quyết tâm rút hết các điểm dừng để ngăn chặn tình trạng suy thoái kinh tế trong cuộc chiến thương mại với Mỹ
Dữ liệu thương mại được công bố 14.1 cho thấy xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc tính theo đồng đô la mỗi lần giảm trong năm vào tháng 12. Sự phụ thuộc vào giảm thuế cũng phản ánh sự thay đổi khỏi phương pháp kích thích kinh tế của các dự án công trình công cộng.
Cắt giảm thuế của Trung Quốc và các cứu trợ khác cho năm 2018 ban đầu được lên kế hoạch vào khoảng 1,1 nghìn tỉ nhân dân tệ, nhưng sự khởi đầu của suy thoái kinh tế đã thúc đẩy cắt giảm sâu hơn. Tại Hội nghị công tác kinh tế trung ương tháng trước, các nhà lãnh đạo đã kêu gọi "quy mô giảm thuế và lệ phí lớn hơn" vào năm 2019. Lãnh đạo Trung Quốc dự kiến sẽ tiết lộ quy mô cắt giảm trong báo cáo công việc của chính phủ tại Đại hội nhân dân quốc gia.
Giảm thuế thu nhập cá nhân đã được mở rộng trong tháng này. Thêm sáu khoản khấu trừ vào thu nhập chịu thuế, như chi phí phát sinh từ giáo dục trẻ em, điều trị các bệnh nghiêm trọng, lãi vay và tiền thuê nhà - đã được thêm vào bốn khoản hiện có, bao gồm các khoản như quỹ dự phòng cho nhà ở và bảo hiểm thất nghiệp. Các khoản khấu trừ mới sẽ giảm thuế hàng năm khoảng 116 tỉ nhân dân tệ, công ty môi giới Nomura Securities của Nhật Bản tính toán.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh vào tháng 12.2018. về ngăn chặn suy thoái. Ảnh: Reuters
Trung Quốc đã tăng thu nhập chịu thuế tối thiểu trong tháng 10.2018 vừa qua, nhằm mục đích phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng và kích thích chi tiêu. Ở nhiều nền kinh tế phát triển, thuế thu nhập là xương sống của lợi tức thuế. Nhưng nó đóng góp ít hơn 10% trong tổng số tại Trung Quốc. Việc cắt giảm mới nhất sẽ tiếp tục rút ruột chương trình, nhưng Bắc Kinh đang có ý định ưu tiên thúc đẩy tiêu dùng.
Chính phủ cũng phác thảo các khoản miễn giảm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tháng này, bao gồm hơn gấp ba lần thu nhập tối thiểu cho thuế giá trị gia tăng lên 100.000 nhân dân tệ mỗi tháng từ 30.000 Nhân dân tệ. Các công ty đáp ứng các điều kiện liên quan đến tổng tài sản và số lượng nhân viên cũng sẽ được giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 5% nếu họ kiếm được 1 triệu nhân dân tệ hoặc ít hơn thu nhập chịu thuế, hoặc 10% nếu họ kiếm được hơn 1 triệu nhân dân tệ nhưng không quá 3 triệu Nhân dân tệ, giảm từ mức 25% tiêu chuẩn. Những thay đổi này sẽ được báo cáo là giảm tới 200 tỉ Nhân dân tệ mỗi năm.
Bản thân thuế giá trị gia tăng, chiếm khoảng 40% doanh thu thuế, cũng sẽ được hạ xuống. Các doanh nghiệp bị đánh thuế theo lĩnh vực của họ ở mức 6%, 10% hoặc 16%. Giá cho một số lĩnh vực nhất định đã được hạ xuống vào năm ngoái là tốt. Kế hoạch cụ thể sẽ được công bố sau Đại hội nhân dân toàn quốc.
Cũng đang được xem xét là giảm thuế an sinh xã hội, trong đó áp đặt một gánh nặng đặc biệt nặng nề lên các công ty Trung Quốc. Mặc dù tỉ lệ khác nhau theo đô thị, gánh nặng cho riêng lương hưu có thể tương đương với 20% tiền lương.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Trung Quốc đã giải phóng 4.000 tỉ Nhân dân tệ trong các biện pháp kích thích tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhưng điều này đã dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng, làm buồn lòng các doanh nghiệp nhà nước và chính quyền khu vực với nợ nần. Chính phủ hiện đang cảnh giác với chi tiêu kích thích dưới dạng các dự án cơ sở hạ tầng.
Nếu tiếp tục cắt giảm thuế quy mô lớn, Trung Quốc có nguy cơ làm suy yếu nguồn thu nhập chính của chính phủ tại thời điểm tỷ lệ sinh và dân số già đang giảm nhanh chóng làm tăng ngân sách an sinh xã hội, đặc biệt là lương hưu. Mặc dù chính phủ trung ương đang có những bước đi tương đối vững chắc về tài chính vào lúc này, nhưng việc giảm thuế của họ có thể khiến nó ở một vị trí bấp bênh hơn trên đường.
Theo nhipcaudautu.vn
Thành phố Vinh sẽ cải tạo nâng cấp 3 tuyến đường trọng điểm Sáng 15/1, UBND TP. Vinh tổ chức buổi gặp mặt các cơ quan báo chí năm 2019. Nhiều ý kiến đóng góp, đề xuất được đưa ra với mong muốn xây dựng thành phố Vinh văn minh, hiện đại, đáng sống hơn trong thời gian tới. Tham dự buổi gặp mặt có đại diện lãnh đạo Sở Thông tin & Truyền thông, Báo...