Có nên điều chỉnh chính sách sinh từ 1-2 con?
Ở giai đoạn cơ cấu dân số vàng gần 10 năm qua, Việt Nam đang bước vào thời kỳ của xu hướng già hóa dân số và đứng trước nguy cơ “già nhưng chưa giàu”.
GS-TS Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng viện Dân số và các vấn đề xã hội (ĐH Kinh tế Quốc dân) đã có những khuyến nghị nên điều chỉnh chính sách dân số cho phù hợp với bối cảnh hiện nay.
Việt Nam đứng trước nguy cơ thừa khoảng 2 – 4 triệu nam giới trong độ tuổi kết hôn vào năm 2050.
Khuyến nghị điều chỉnh chính sách dân số hiện hành
Chính sách kế hoạch hóa gia đình 50 năm qua đã tạo ra xu hướng giảm mức sinh của Việt Nam, đặc biệt là từ nửa cuối thập niên 90 của thế kỷ trước. Năm 1970, mỗi phụ nữ Việt Nam có trung bình 6,8 con. Đến năm 1990 giảm xuống còn 3,1 con và hiện nay là 2 con.
Một số tỉnh phía Nam, mức sinh đang có chiều hướng xuống dưới ngưỡng 2 con/phụ nữ. Năm 2011, tại TP.HCM là 1,3 con/phụ nữ.
Ông Nguyễn Văn Tiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội: Vẫn nên duy trì mô hình gia đình có ít con. “Quy mô dân số Việt Nam còn khá lớn, cần tránh những nguy cơ có thể tăng và bùng nổ. Mặt khác, tỷ lệ người dân sống ở các vùng nông thôn còn cao – nơi mà ở đó nhiều người vẫn còn nặng tâm lý muốn sinh nhiều con. Vì thế, trong bối cảnh hiện nay, theo tôi vẫn nên duy trì thực hiện mô hình gia đình ít con, đồng thời vận động và có chính sách khuyến khích mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 – 2 con”.
Video đang HOT
Tổng cục đang tập hợp ý kiến các chuyên gia, dữ liệu để có thể phân tích, xử lý một cách thận trọng trước khi đưa ra khuyến cáo về vấn đề này. Ý kiến của chuyên gia về việc khuyến sinh ở một số nơi mới chỉ là suy nghĩ ban đầu. Một số tỉnh, TP đúng là có mức sinh thấp hơn trung bình cả nước, nhưng dân số là một bài toán phải tính chung cho cả nước, không thể từ một vài tỉnh, đưa thành hiện tượng trở thành phổ biến”.
Việt Nam đang bắt đầu bước vào thời kỳ già hóa dân số, nghĩa là tỷ lệ dân số ở độ tuổi lao động dần giảm đi, trong khi đó người dân lại cũng có xu hướng ít sinh con hơn. Mức sinh thấp và tiếp tục giảm, lại trong bối cảnh ưa thích con trai, điều đó sẽ làm trầm trọng hơn sự mất cân bằng giới tính khi sinh hiện nay.
Năm 2009, tỷ số giới tính khi sinh là 110,6. Năm 2012 đã tăng lên 112,2. Và Việt Nam đứng trước nguy cơ thừa khoảng 2 – 4 triệu nam giới trong độ tuổi kết hôn vào năm 2050. Mức giảm sinh không đồng đều, tại các tỉnh Tây Nguyên, mỗi phụ nữ vẫn sinh trên 3 con, như Kon Tum vẫn là 3,45 con/phụ nữ.
Bối cảnh trên đặt ra câu hỏi: Liệu có nên tiếp tục duy trì quy định mỗi cặp vợ chồng có quyền và nghĩa vụ “sinh một hoặc hai con”? GS Cử khuyến nghị nên chuyển quy định: “Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân “sinh 1 hoặc 2 con” trong Pháp lệnh Dân số năm 2008, thành mục tiêu của vận động, tuyên truyền và giáo dục để người dân tự quyết định số con một cách có trách nhiệm. Chuyển chính sách từ chủ yếu là kế hoạch hóa gia đình sang nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện.
Bài học của một số quốc gia, họ chậm chuyển hướng chính sách dân số, thường là trên 10 năm sau khi đạt “mức sinh thay thế”, nên tại các quốc gia này, mức sinh giảm sâu. Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)) hiện nay hầu như chỉ còn 1 con/phụ nữ. Nhiều quốc gia ở Châu Âu và Châu Á cũng đã gặp thất bại trong nỗ lực nâng mức sinh lên.
Ông Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình: Khuyến nghị chính sách dân số cần hết sức thận trọng. “Kinh nghiệm một số nước cho thấy, khi đã giảm sinh sâu thì rất khó nâng trở lại mức sinh thay thế. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay có nên áp dụng chính sách khuyến khích sinh đẻ, thậm chí ở những nơi hiện đang có mức sinh thấp hay không, đó là một câu hỏi không dễ trả lời. Dù biết rằng nếu để muộn thì lặp lại bài học của các quốc gia khác đã gặp, nhưng tiến hành nhanh quá cũng dở.
Trong xã hội nhiều người già hơn người trẻ, cơ hội phát triển kinh tế sẽ hạn chế hơn rất nhiều. Nếu Việt Nam không có chính sách dân số ứng phó kịp thời, sẽ đối mặt với những thách thức tương tự ở các quốc gia. Và trong xu hướng khó có thể đảo ngược này, nên có ứng xử ra sao?
Lo nhiều hơn cho người cao tuổi
Nước ta hiện có khoảng 9 triệu người cao tuổi. Theo dự báo khoảng năm 2035 – 2038, 20% dân số là người cao tuổi, tức là chính thức ở giai đoạn dân số già. Tuy nhiên, sự chuẩn bị cho một xã hội có dân số già dường như còn đơn sơ cả về phương diện chính sách, luật pháp, cơ sở vật chất, kỹ thuật và tâm lý xã hội. Vấn đề đặt ra là: Việt Nam phải làm gì để đảm bảo an sinh xã hội và phát huy khả năng của người cao tuổi?
Theo GS Cử khuyến nghị: Cần tích cực chuẩn bị thích ứng với xã hội “già trước khi giàu” này, sớm rà soát, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện chính sách về người cao tuổi, trong đó cần nhấn mạnh việc phát triển hệ thống an sinh cho người cao tuổi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xã hội hóa phụng dưỡng, chăm sóc và tạo việc làm cho người cao tuổi. Tuyên truyền vận động mọi người “lo cho tuổi già ngay từ khi còn trẻ” cần và có thể chuyển từ hình thức “tự cung, tự cấp” chăm sóc người cao tuổi sang hình thức dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, ủng hộ đa dạng hóa việc tổ chức cuộc sống cho người cao tuổi.
Trung Quốc nới lỏng chính sách một con. Theo dự báo của giới chuyên gia, tới năm 2050, 1/4 dân số của Trung Quốc sẽ trên 65 tuổi. Trong khi tỷ lệ người già ở một số nước đang phát triển khoảng 3% – 4% dân số, thì người già ở Trung Quốc đã lên đến 12% (khoảng 200 triệu người già). Trong nhiều năm qua, Chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng dần chính sách một con. Các hộ gia đình ở nông thôn, nếu đã có một con đầu lòng là gái, có thể được sinh thêm một con nữa. Từ năm 2000, những cặp vợ chồng nào đều là con một có thể được đẻ hai con, nhằm tránh hiện tượng 8-4-2-1, trong đó một cặp vợ chồng trẻ phải phụng dưỡng 4 cha mẹ và 8 ông bà.
Theo Lao động
Hiểm họa từ các cửa hàng gas
Gas là mặt hàng có nguy cơ cháy nổ cao và có khả năng gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Thế nhưng, nhiều cửa hàng gas hiện nay nằm trong các khu dân cư không đảm bảo các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ.
Với việc buông lỏng các quy định về điều kiện an toàn phòng chống cháy nổ như hiện nay, nhiều cửa hàng gas chẳng khác nào những "quả bom" ở giữa các khu dân cư.
Không đủ điều kiện phòng, chữa cháy
Theo quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC), các cửa hàng kinh doanh gas phải có tổng diện tích mặt bằng tối thiểu là 25 m2, diện tích phòng bày bán tối thiểu là 12 m2, không chứa trên 1.000 kg gas, có lối thoát nạn, đầy đủ các phương tiện về PCCC, người kinh doanh mặt hàng này phải được cấp chứng chỉ tập huấn về PCCC... Tuy nhiên qua khảo sát của chúng tôi tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hầu hết các điểm kinh doanh gas đều không đủ những điều kiện trên.
Một trong những cửa hàng gas bị ngưng hoạt động do không đủ tiêu chuẩn PCCC trong đợt kiểm tra cuối năm 2012 đến nay vẫn hoạt động. Ảnh: Thu Trang
Tại địa bàn Vĩnh Phúc (Ba Đình, Hà Nội) có thể thấy những bất cập điển hình trong việc quản lý kinh doanh gas hiện nay. Toàn phường Vĩnh Phúc có 6 cửa hàng kinh doanh gas, các cửa hàng này thường chỉ có diện tích nhỏ từ 20 - 30 m2 nhưng chứa đến 80 - 100 bình gas lớn nhỏ, mỗi bình gas có khối lượng từ 12 - 24 kg. Các bình gas xếp chồng lên nhau trong một không gian chật hẹp. Có mặt tại cửa hàng gas Bích Thủy, 420 đường Bưởi, chúng tôi được nhân viên ở đây tận tình mời chào. Bên trong cửa hàng chừng 20 m2 này, có đến gần 100 chiếc bình gas cỡ 12 kg xếp chồng lên nhau. Với số lượng bình gas như vậy, hầu hết các cửa hàng gas đều vi phạm quy định về trọng lượng gas được lưu trữ tại cửa hàng.
Theo quy định, người kinh doanh mặt hàng gas phải được cấp chứng chỉ tập huấn về PCCC nhưng nhiều nhân viên bán hàng không biết sử dụng bình chữa cháy. Cũng tại cửa hàng gas Bích Thủy, chúng tôi thấy có 4 - 5 bình chữa cháy mini phủ đầy bụi nằm ở góc cửa hàng. Thấy tôi chú ý đến "đống bụi" này, cậu nhân viên nhanh nhảu: "Bình gas chữa cháy đấy, không có cái này thì bị phạt ngay". Nhưng khi được hỏi có biết sử dụng không và đã bao giờ sử dụng chưa thì cậu nhân viên này chỉ cười và lắc đầu.
Không có lối thoát nạn
Quy định về lối thoát nạn rất quan trọng đối với một cửa hàng gas. Thế nhưng, rất nhiều cửa hàng gas tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hiện nay nằm xen lẫn trong các khu dân cư không đáp ứng được quy định này. Tại TP Hồ Chí Minh, các cửa hàng kinh doanh gas trên đường Phan Văn Hân, Nguyễn Văn Lạc (quận Bình Thạnh), cửa hàng kinh doanh gas Phi (quận 9) có diện tích đều rất nhỏ, không có lối thoát nạn, các bình gas xếp san sát nhau. Do đó, nếu xảy ra tình trạng cháy nổ thì sẽ rất khó khăn trong công tác PCCC và gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Thượng tá Chu Văn Vàng, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC quận Đống Đa, TP Hà Nội đặc biệt lo ngại đối với những cửa hàng gas mà bên dưới là cửa hàng và bên trên là nhà dân ở. Thượng tá Chu Văn Vàng cho biết: "Ngoài cửa chính, cửa hàng gas phải có ít nhất một lối thoát nạn dự phòng, có cửa mở ra ngoài hoặc cửa đẩy sang bên để người ở trong dễ thoát khi có sự cố. Nhiều cửa hàng gas không có lối thoát nạn, hơn nữa, có người sinh sống ở các tầng trên. Nếu xảy ra cháy nổ, khói, lửa, nhiệt theo nguyên lý sẽ bốc lên tầng cao nên sẽ rất nguy hiểm". Thiếu tướng Trần Triều Dương, Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TP Hồ Chí Minh cho biết: "Hiện nay chúng ta vẫn chưa có tiêu chuẩn về khoảng cách kinh doanh gas trong khu dân cư nên tình trạng buôn bán kinh doanh gas trong khu dân cư vẫn còn diễn ra phổ biến. Do đó, nhiều người dân cũng rất lo lắng về các cửa hàng kinh doanh gas nằm ở các khu vực khu dân cư. Đặc biệt, vừa qua chính quyền và người dân quận 1 cũng đã kiến nghị thành phố cho dời các cửa hàng kinh doanh gas ra khỏi khu dân cư. Theo tôi, sắp tới chúng ta cần phải có quy chuẩn rõ ràng về khoảng cách an toàn đối với các cửa hàng kinh doanh gas gần khu dân cư".
Theo VTC
Liên tiếp tai nạn đau lòng: Do không minh bạch và nhờn pháp luật? " Tôi cho rằng chế tài xử phạt của chúng ta hiện nay khá đầy đủ. Vấn đề quan trọng là người thừa hành, thực hiện việc đó có nghiêm hay không chứ không phải như dư luận vẫn phản ánh là mức phạt quá thấp nên vẫn vi phạm", nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam trao đổi...