Có nên đặt niềm tin vào những dự án “thế chấp” ngân hàng?
Sở Xây dựng TP.HCM đã tiến hành công bố một loạt dự án bất động sản trên địa bàn bị chủ đầu tư mang đi “cầm cố” ngân hàng. Vậy liệu các dự án đã bị “cầm cố” này có còn đủ độ tin cậy để đầu tư?
Nhiều dự án bất động sản hiện nay bị “cầm cố” ngân hàng. (Ảnh Hiếu CT).
Các dự án “cầm cố” tràn lan
Sở Xây dựng TP.HCM đã công bố thông tin xác nhận gần 30 dự án bất động sản trên địa bàn TP.HCM đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, trong đó có nhiều dự án đã thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai gắn liền với đất cho các ngân hàng. Điển hình như: Dự án Kingdom do Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Đông Dương làm chủ đầu tư, Dự án khu dân cư cao cấp Saigon Avenue do Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Lan Phương làm chủ đầu tư…
Do đặc điểm của thị trường bất động sản nước ta, các chủ đầu tư dự án phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn từ các tổ chức tài chính, ngân hàng và nguồn vốn huy động từ chính những khách hàng đầu tư vào dự án. Các chủ đầu tư dự án hiện nay thường lấy dự án, công trình đã nhận thầu để thế chấp ngân hàng, từ đó tăng thêm nguồn vốn để phục vụ cho việc xây dựng công trình và phát triển dự án trong tương lai.
Đa số chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng vào đúng mục đích xây dựng, phát triển dự án. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn sai mục đích, đầu tư dàn trải, tràn lan, thậm chí đầu tư cho tiêu dùng cá nhân dẫn đến việc để dự án “đắp chiếu” lâu ngày.
Dự án “đắp chiếu” dẫn đến việc không bàn giao được nhà cho người mua, gây nợ xấu, mất tính thanh khoản thị trường và đặc biệt là gây thiệt hại cho khách hàng, khiến người đầu tư mất lòng tin.
Video đang HOT
Hiệp hội Bất Động Sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, trong quá trình sản xuất, kinh doanh, việc doanh nghiệp thế chấp, giải chấp tài sản để vay vốn làm ăn là hoạt động bình thường. Trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản cũng vậy, chủ đầu tư thế chấp dự án, nhà ở, công trình để vay vốn tín dụng ngân hàng phát triển dự án và hoàn thành công trình nhà ở, sau đó thực hiện giải chấp cũng là việc bình thường.
Cũng theo Hiệp hội Bất Động Sản TP.HCM (HoREA), hiện tại rất nhiều dự án được mang đi cầm cố nên Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện lộ trình hạn chế tín dụng vào thị trường bất động sản trong thời gian tới.
Vậy câu hỏi được nhiều người đầu tư bất động sản đặt ra là đầu tư vào các dự án bất động sản đã được mang đi “cầm cố” ngân hàng liệu có an toàn cho người đầu tư?
“Cầm cố” cho ngân hàng có an toàn?
Dự án được chủ đầu tư mang đi cầm cố không còn là điều quá xa lạ đối với nhiều người đầu tư bất động sản, thậm chí bây giờ dự án “cầm” ngân hàng còn được cho là điều hết sức bình thường và việc cầm cố ngân hàng đôi khi còn thể hiện độ minh bạch trong tài chính của dự án đó.
Ông Trần Khánh Quang – chuyên gia bất động sản cho biết: “Các dự án do chủ đầu tư triển khai đều phải sử dụng ba nguồn vốn là nguồn vốn tự có, vốn huy động của khách hàng và nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng. Trong nguyên tắc bảo đảm rủi ro thì trước khi thực hiện dự án nhà đầu tư sẽ thực hiện tối ưu hóa nguồn vốn ngân hàng, do đó hầu hết các dự án đều phải vay ngân hàng nên các dự án được mang đi thế chấp ngân hàng là điều rất bình thường”.
Ông Quang cho biết thêm, đối với người đầu tư, việc biết được chủ đầu tư thế chấp dự án để lấy kinh phí thi công thì nhìn nó rất là ghê gớm, khiến nhiều người sợ không dám đầu tư, nhưng thực ra việc vay ngân hàng nếu nhìn ở một góc độ tích cực thì nó là một điều tốt vì dự án đầy đủ pháp lý ngân hàng mới cho vay vốn. “Việc vay vốn ngân hàng của chủ đầu tư phải công khai, minh bạch, nên các nhà đầu tư bất động sản khi mua nhà cần biết rõ các thông tin về dự án mình đầu tư, kể cả dự án đang thế chấp ngân hàng nào để bảo đảm quyền lợi và các vấn đề về pháp lý cho bản thân. Ngân hàng là một tổ chức mang tính đại chúng nên có thể bảo đảm cung cấp đủ nguồn vốn để dự án hoàn thành là điều hoàn toàn khả thi, qua đó bảo đảm được quyền lợi của nhà đầu tư”.
Theo xaluan.com
Licogi huy động 4.000 tỷ đồng "giải cứu" dự án 14 năm bỏ hoang
Sau 14 năm bỏ hoang, Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng -Licogi vừa công bố xin ý kiến cổ đông bằng văn bản kế hoạch phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu của công ty con Công ty TNHH MTV Nhà ở và Đô thị Licogi để đầu tư Dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai (Hà Nội).
Licogi bỏ hoang dự án 14 năm rồi lại huy động 4.000 tỉ đồng để "giải cứu".
Theo Tổng công ty Licogi, 4.000 tỷ đồng trái phiếu nêu trên của Công ty TNHH MTV Nhà ở và Đô thị Licogi là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, dự kiến được phát hành trong một hoặc nhiều đợt trong năm 2018 và có thể sang năm 2019 tùythuộc tình hình thị trường.
Kỳ hạn trái phiếu trên 1 năm, được thế chấp bởi toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của Công ty Nhà ở và Đô thị Licogi tại dự án Thịnh Liệt. Tổng công ty Licogi cũng sẽ thế chấp 100% phần vốn tại Công ty Nhà ở và Đô thị Licogi.
Công ty này cũng đề nghị cổ đông ủy quyền cho HĐQT Tổng công ty Licogi quyết định tất cả các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn cho Dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt và quá trình triển khai dự án.
Đáng chú ý, động thái của Licogi diễn ra trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh rà soát các dự án bỏ hoang lâu ngày để thu hồi.
Năm 2004 UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 4930/QĐ -UBND, thu hồi 351.618m2 (35ha) đất thuộc các phường Thịnh Liệt, Hoàng Văn Thụ, Tương Mai thuộc quận Hoàng Mai, tạm giao cho Tổng công ty Licogi tổ chức điều tra lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng, chuẩn bị triển khai dự án KĐT mới Thịnh Liệt.
Dự án được UBND TP chấp thuận giao Tổng công ty Licogi làm chủ đầu tư thực hiện tại Quyết định số 3649/QĐ-UBND ngày 17.9.2007. Quyết định giao đất này do Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh ký.
Tại quyết định này, Hà Nội cũng quy định, diện tích đất để xây dựng cơ sở hạ tầng tổng công ty không phải nộp tiền sử dụng đất là 252.868m2; diện tích đất để xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ với hình thức nộp tiền sử dụng đất 50 năm là 10.705m2; diện tích đất xây dựng biệt thự, nhà vườn với hình thức nộp tiền sử dụng đất ở là 47.654m2; diện tích xây dựng chung cư với hình thức giao đất nộp tiền sử dụng đất ở là 29.225m2; Diện tích đất xây dựng bãi đỗ xe tập trung với hình thức đóng tiền sử dụng đất 50 năm là 11.66m2...
Đặc biệt, tại Điều 6 Quyết định 3649 trên, UBND TP chỉ đạo: "Sau 12 tháng kể từ khi chưa bàn giao đất ngoài thực địa, nếu Tổng công ty Licogi chưa đưa đất vào sử dụng đúng mục đích quy định tại Điều 1 và Điều 2 quyết định này hoặc chậm tiến độ sử dụng đất 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư đã được phê duyệt thì Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất trình UBND TP quyết định thu hồi đã giao".
Thế nhưng, trong suốt 14 năm (2004-2018), Tổng công ty Ligico vẫn để dự án dậm châm tại chỗ, gây lãng phí tài nguyên đất và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hàng trăm hộ dân sống trong quy hoạch dự án. Điều đáng nói, dự án vẫn không được thu hồi.
Những người dân sống trong khu vực triển khai dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) vô cùng bức xúc khi dự án này đã "đắp chiếu" suốt 14 năm nay.
Bên cạnh việc liên tục điều chỉnh quy hoạch, mới đây dự án còn được UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định chủ trương đầu tư số 6429/QĐ-UBND ngày 15.9.2017. Quyết định chấp thuận điều chỉnh dự án với quy mô như sau: Đầu tư xây dựng đường giao thông, cây xanh, trường học, bãi đỗ xe, nhà ở cao tầng, nhà ở thấp tầng - liền kề, biệt thự... với quy mô dân số là 11.620 người.
Theo chủ trương đầu tư, tiến độ thực hiện dự án từ quý 1.2017 đến quý 4.2021. Trong đó, từ quý 4.2017 đến quý 4.2019, chủ đầu tư phải thực hiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xây dựng nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội. Đồng thời, giai đoạn từ quý 3.2018 đến quý 4.2019, chủ đầu tư phải xây dựng bãi đỗ xe, các công trình công cộng, biệt thự, liền kề...
Thế nhưng, đến nay đã là quý 3.2018 nhưng chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện được nội dung nào theo quyết định chủ trương đầu tư. Một lần nữa lại khẳng định, chủ đầu tư đã thực hiện không đúng tiến độ chủ trương đầu tư.
Theo xaluan.com
Ciputra phát động cuộc thi ảnh "Đô thị phồn hoa - Hoà cùng thiên nhiên" Bắt đầu từ 15/09/2018, Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra Hanoi) phát động cuộc thi ảnh đẹp khu đô thị có tên "Đô thị phồn hoa - Hoà cùng thiên nhiên". Đây là cuộc thi do Ban Quản Lý Công Sản - Ciputra Hanoi tổ chức, dành cho tất cả những cư dân, khách hàng, cán bộ nhân viên sống và làm...