Có nên cột tóc khi ngủ không?
Ông bà xưa có câu: ‘Cái răng cái tóc là gốc con người’, chứng tỏ tóc quan trọng đến con người thế nào. Vì vậy nên chú ý để tránh một số thói quen hằng ngày có thể gây hại cho mái tóc.
Giữ cho tóc khô khi ngủ. Tóc dễ bị tổn thương nhất là khi bị ướt, dễ làm hỏng tóc. – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bright Side cho biết cột tóc khi ngủ là một trong những điều có hại cho tóc.
Ngoài ra, Brightside cũng hướng dẫn một vài mẹo hay để chăm sóc tóc tốt hơn.
1. Gây rụng tóc
Viện Da liễu Mỹ khuyến cáo việc buộc tóc sẽ gây áp lực lên chân tóc, và tình trạng này càng nặng hơn khi ngủ do thường xuyên xoay đầu, sẽ làm tóc bị gãy rụng.
2. Làm thay đổi dáng tóc
Do hậu quả của việc rụng tóc, tóc có thể bị mỏng đi đáng kể, đặc biệt là xung quanh chân tóc.
Video đang HOT
Lý do là vì thun buộc tóc tạo ra ma sát khi ngủ và dẫn đến gãy tóc, xoăn, khô và hư hỏng, theo Brightside.
Việc buộc tóc sẽ gây áp lực lên chân tóc, và tình trạng này càng nặng hơn khi ngủ do thường xuyên xoay đầu, sẽ làm tóc bị gãy rụng – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nếu ngừng buộc tóc khi ngủ thì theo thời gian mái tóc sẽ đẹp như xưa.
3. Có thể dẫn đến rụng tóc bệnh lý
Kéo tóc mạnh liên tục có thể làm hỏng các nang tóc, có khả năng dẫn đến sự phát triển của các mảng hói, theo Hiệp hội Bác sĩ Da liễu Anh.
Cần phải làm gì để có mái tóc khỏe mạnh?
Để tóc xõa tự nhiên hoặc thắt bím nhưng không cột, giúp cải thiện tình trạng của mái tóc.
Giữ cho tóc khô khi ngủ. Tóc dễ bị tổn thương nhất là khi bị ướt, dễ làm hỏng tóc.
Chọn bao gối phù hợp. Bao áo gối bằng vải lụa sẽ giúp tóc dễ dàng trượt trên gối, mà không bị ma sát, căng hay gãy.
Giữ độ ẩm trong phòng ngủ. Không khí khô cũng có thể khiến tóc bị khô, vì vậy hãy sử dụng máy tạo độ ẩm để bảo vệ tóc, theo Brightside.
Cảnh báo: Thường xuyên đưa cho con thứ quen thuộc này, đừng hỏi vì sao con chậm nói, thiếu tập trung
Nhiều cha mẹ khổ sở đưa con đi khám và chữa trị chứng chậm nói mà không hay biết rằng tình trạng này có nguyên nhân từ một thói quen có hại của trẻ.
Trong một nghiên cứu mới đây, cảnh báo về việc hạn chế cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiếp xúc với các thiết bị di động tiếp tục được đưa ra. Lý do là bởi chúng có liên quan tới tình trạng chậm nói ở trẻ.
Các nhà khoa học đã tiến hành theo dõi thời gian sử dụng thiết bị di động và đánh giá sự phát triển ngôn ngữ trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi. Cha mẹ của 900 trẻ ở độ tuổi 18 tháng được yêu cầu theo dõi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của con mình.
Về phía các nhà nghiên cứu, họ sử dụng một công cụ để xem xét khả năng sử dụng âm thanh hoặc từ ngữ khi giao tiếp và khả năng ghép các từ lại với nhau của trẻ. Số lượng từ mà mỗi đứa trẻ có thể nói cũng được ghi nhận.
Kết quả cho thấy, 20% trẻ sử dụng một thiết bị điện tử trong trung bình 28 phút/ngày. Hơn nữa, cứ thêm 30 phút thời gian sử dụng thiết bị có liên quan đến việc tăng 49% nguy cơ mắc chứng chậm nói hoặc chậm giao tiếp trong đó đòi hỏi việc sử dụng âm thanh và từ ngữ.
Ngày nay rất nhiều trẻ sử dụng các thiết bị điện tử hàng ngày (Ảnh minh họa).
Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Catherine Birken, bác sĩ nhi khoa kiêm nhà khoa học tại Hospital for Sick Children (Canada), chia sẻ với CNN: " Tôi tin rằng đây là nghiên cứu đầu tiên kiểm tra thiết bị truyền thông di động và tình trạng chậm giao tiếp ở trẻ em".
Tiến sĩ Birken cũng nhấn mạnh rằng, cần có thêm nhiều nghiên cứu và bằng chứng để tìm ra mối liên hệ chắc chắn giữa tình trạng chậm nói và việc sử dụng thiết bị ở trẻ em. Tuy nhiên, những phát hiện này hoàn toàn trùng khớp với các khuyến nghị về thời gian sử dụng thiết bị của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP).
AAP khuyến cáo, trẻ em dưới 18 tháng tuổi nên tránh hoàn toàn màn hình và ngoại lệ duy nhất là khi màn hình điện tử được sử dụng để trò chuyện video với gia đình và bạn bè.
Trẻ em lớn hơn một chút, từ 18 đến 24 tháng tuổi, được phép sử dụng màn hình miễn là cha mẹ chọn chương trình chất lượng cao. Như vậy, các chương trình giáo dục phù hợp với lứa tuổi của trẻ em sẽ là lựa chọn an toàn. Cha mẹ cũng nên cùng xem với con.
Đối với trẻ em từ 2 đến 5 tuổi, thời gian sử dụng thiết bị tối đa là 1 giờ/ngày. Một lần nữa, các chương trình trẻ xem phải có chất lượng cao và phụ huynh ngồi cạnh để cùng xem.
Theo chuyên gia phát triển trẻ em Michelle Lichauco-Tambunting, thời gian sử dụng thiết bị có thể tác động xấu đến trẻ mới biết đi, đặc biệt là khả năng tập trung và chú ý của trẻ. Cô cũng đề xuất việc không cho trẻ em từ 0 đến 2 tuổi xem bất kỳ loại màn hình nào.
Lichauco-Tambunting, đồng sáng lập kiêm giám đốc Young Creative Minds Preschool, bày tỏ: " Tôi đã đứng lớp suốt 20 năm và trong những năm đầu, chúng tôi hầu như không gặp vấn đề gì về sự chú ý. Nhưng bây giờ, chúng ta ngày càng có nhiều trẻ em không thể chú ý và tập trung.
Ở độ tuổi 0 đến 2 tuổi, đây là thời điểm trước khi trẻ đi học mầm non. Nếu đứa trẻ đã có quá nhiều thời gian xem màn hình điện tử ở độ tuổi đó, đó chắc hẳn là một em bé khó ngồi yên một chỗ, không thể hoàn thành một câu đố hay tô màu hoặc không biết cách chia sẻ vì chúng không thể chờ đến lượt mình.
Có rất nhiều điều bạn có thể làm cho con mình thay vì đặt một chiếc điện thoại hay ipad trước mặt con. Màn hình điện tử là thứ tồi tệ nhất đối với trẻ từ 0 đến 2 tuổi".
6 'thủ phạm' khiến đời sống tình dục của bạn ngày càng nhàm chán, không được mỹ mãn Một số thói quen hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống tình dục. Dưới đây là 6 "thủ phạm" quen mặt có thể "giết chết" chuyện chăn gối của bạn nhanh chóng. Căng thẳng kéo dài Các chuyên gia tình dục tiết lộ, những tác nhân gây căng thẳng hàng ngày có thể gây hại cho đời sống...