Có nên cho chồng “no nê” chuyện chăn gối?
Tụi em mới cưới nhau hơn 1 tháng. Hai đứa đều trong độ tuổi “hay ăn, chóng lớn, khỏe yêu” nên lúc nào cũng có thể gần gũi. Em thấy nếu cứ đều đều mỗi ngày một lần thì rất vui, cả em và ông xã đều hài lòng.
Thế nhưng mấy chị bạn lớn tuổi ở công ty em quả quyết rằng, tình dục cũng giống như một bữa tiệc ê hề thịt cá, nếu ăn nhiều sẽ bị bội thực dẫn đến bệnh tật, chán ăn. Các chị còn dặn em phải để chồng thiệt “đói”, lồng lộn đòi hỏi thì mới cho ăn; nếu dễ dãi quá thì chồng sẽ “cả thèm, chóng chán”. Đặc biệt, các chị còn khuyên em không bao giờ được tỏ ra ham muốn, đòi hỏi hoặc để lộ ra ngoài vẻ thỏa mãn khi yêu vì như thế sẽ bị chồng đánh giá này nọ…
Trong khi đó, ông xã em thì nói ngược lại. Anh ấy muốn em đòi hỏi, cởi quần áo hoặc âu yếm anh ấy mỗi khi hai đứa lên giường “vì điều đó cho thấy em cũng yêu anh”- ông xã em nói vậy. Thế thì em nên tin ông xã hay tin mấy chị bạn? Dù sao thì các chị ấy cũng đã lớn tuổi, ai cũng có chồng con, thậm chí có người 2 đời chồng…
Em đã thử viện lý do “không khỏe trong người” để bắt ông xã “nhịn” 1 tuần lễ thì thấy anh ấy bứt rứt, khó chịu; sau đó khi em “mở cửa” trở lại thì xảy ra sự cố; đó là anh ấy chỉ “cầm cự” được chừng 5 phút thì “xếp giáp quy hàng” trong khi em còn đói meo… Năm nay em 24, còn ông xã 26 tuổi…
mailoan…gmail.com
Bạn trẻ thân mến,
Video đang HOT
Mỗi ngày chúng ta đều ăn cơm. Bạn thấy đó, ngay sau khi ăn thì chúng ta thấy no, ai mời ăn nữa cũng không thèm, ai nài ép có khi còn bị mắng. Thế nhưng lao động vài tiếng đồng hồ thì bụng đói trở lại. Lúc ấy lại thèm ăn.
Tình dục cũng vậy. Có lúc đói, lúc no. Không gì bằng đang đói mà được cho ăn ngon. Khi đó ngoài việc được no nê, thỏa mãn, người ta còn phải cảm ơn người đã cho mình những bữa ăn ngon lành, bổ dưỡng như vậy.
Vợ chồng mới cưới, nhu cầu gần gũi rất cao; nhất là khi các bạn còn trẻ. Với tuổi ấy, mỗi ngày một lần thì quá lý tưởng, có gì đâu mà bạn phải “treo niêu” ông xã theo lời mấy bà chị… ác ôn? Tuy nhiên, đã là vợ chồng, thời gian sống bên nhau rất dài, những va chạm trong cuộc sống chung là khó tránh. Điều đó cộng với những lo toan trong cuộc sống, công việc giống như một chất ăn mòn, có thể làm phát sinh cảm giác quen thuộc, nhàm chán làm cho chuyện gối chăn cũng không còn mặn nồng.
Chính những thứ này làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục của đôi lứa chứ không phải cho ăn nhiều thì no nê, chán ngán. Những cặp đôi yêu nhau, biết hi sinh, nhường nhịn nhau thì ngoài tình yêu, nếu sống chung lâu ngày dài tháng sẽ còn phát sinh “tình nghĩa” để gắn kết vợ chồng.
Lưu ý bạn trẻ một điều là trong chuyện gối chăn, sự tự nguyện, chủ động, cảm xúc, sự tôn trọng và kỹ thuật yêu là những yếu tố làm nên một cuộc yêu hoàn hảo. Vậy nên, không phải đến khi lên giường mà là ngay từ khi thức dậy mỗi sáng, các bên phải bắt đầu chuẩn bị cho buổi tối ấm áp của mình. Một nụ hôn trước khi bước xuống giường, một bữa ăn sáng được chăm chút, một tin nhắn thăm hỏi giữa buổi, một câu hẹn hò úp mở cuối ngày… sẽ có tác dụng hơn gấp trăm lần những loại thuốc kích thích được quảng cáo ì xèo trên thị trường.
Đối với các anh trai trẻ như chồng bạn, 24 tiếng đồng hồ là quá đủ để cơ thể hồi phục, cơn khát thèm trỗi dậy. Nếu được vun đắp bằng những yêu thương chân thành thì chắc chắn anh ấy sẽ không bao giờ có cảm giác bội thực, nhàm chán.
Việc các bà chị ở công ty đe dọa cho ăn nhiều quá sẽ nhàm chán chỉ xảy ra khi hai bên không có tình cảm, bên này ép uổng bên kia và những lý do bất khả kháng khác. Vậy nên, bạn đừng có mà đi nghe lời các chị ấy rồi cấm cửa ông xã kiểu như vừa rồi. Về lâu dài bạn chưa biết nhưng hiện tại, “hậu quả nhỡn tiền”. Xin nhắc bạn, thử một lần thì được, chớ dùng thường là… toi!
Theo VNE
Có nên bỏ học thi lại đúng ngành mình thích?
Em trúng tuyển nguyện vọng 2 một trường đại học công lập ở TP HCM, vào học rồi em mới nhận ra mình không phù hợp với ngành đã chọn cũng như không thấy hứng thú với nó.
Em rất muốn bỏ để thi lại vào một ngành yêu thích của một trường đại học khác nhưng gia đình khuyên em nên học tiếp, vì mọi người lo lắng là năm sau em sẽ thi không đỗ. Giờ em không biết phải làm sao nữa. Liệu em có thể giấu mọi người để tự ôn thi lại hay không? Mong các anh chị cho em một lời khuyên. (Tiến Đức).
Trả lời:
Đức thân mến!
Không phải chỉ bạn mà rất nhiều bạn sinh viên khác cũng có những suy nghĩ và lo lắng tương tự khi chọn ngành nghề theo học. Thực tế, có không ít bạn sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách, rủi ro để đi theo sở thích và theo đuổi ước mơ của mình. Nhưng một số bạn khác lại không có đủ dũng cảm để từ bỏ với nhiều lý do: gia đình, kinh tế, thời gian,.. Họ chỉ biết tiếc nuối rằng đã không được làm những gì mình yêu thích. Song vấn đề ở chỗ, một số người vẫn rất thành đạt ở những nghề tưởng như không hợp với họ. Ngược lại một số theo đúng công việc yêu thích nhưng lại chán nản sau một thời gian thực hành và bỏ đi làm việc khác.
Ảnh minh họa
Quay về trường hợp của bạn, thiết nghĩ bạn cần xem xét kỹ trước khi đưa ra quyết định. Những ngành nghề bạn thích có thật sự phù hợp với sức khỏe, tính cách của bạn? Đó có thật sự là một nghành nghề bạn thích, bạn có chắc mình đã hiểu đúng về ngành nghề đó sau khi bạn ra trường? Hay bạn chỉ thích thông qua một số đánh giá của bạn bè, người xung quanh hoặc của một dư luận xã hội hiện tại. Bạn cần xem xét kỹ mọi việc để không hối tiếc về sau.
Chuyện của bạn làm tôi nhớ đến cô bạn của mình, khi còn là sinh viên sư phạm cô ấy đã từ bỏ ngay năm đầu để thi khoa Du lịch, bởi cô ấy thích khám phá. Nhưng khi ra trường, bắt tay vào công việc cô ấy đã thấy chán vì phải đi lại quá nhiều và luôn phải làm hài lòng mỗi khi dẫn khách đi tour khiến cô ấy mệt mỏi. Sau một thời gian cô ấy lại muốn làm giáo viên để có thời gian riêng và chăm sóc gia đình. Cuối cùng cô ấy học thêm sư phạm và làm giáo viên đúng như lúc đầu cô ấy từ bỏ và có vẻ rất hài lòng với công việc hiện tại của mình.
Vậy đó, không ai học được chữ ngờ. Tôi hy vọng bạn không phải mất quá nhiều thời gian để nhận ra sở thích thật sự của mình.
Chúc bạn có sự lựa chọn sáng suốt!
Chuyên viên tư vấn Thanh Vân
Theo Trithuc
Suy tĩnh mạch độ 1 có nên điều trị bằng laser? Theo bài Nhận biết 7 cấp độ bệnh suy tĩnh mạch qua ảnh, tôi thấy mình bị giãn tĩnh mạch chân độ 1. Chân không đau, thỉnh thoảng thấy nặng và nổi gân xanh, tím ngoằn ngoèo dưới da. Tôi khám ở Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM 2 lần, bác sĩ cho uống thuốc trong vòng 6 tháng. Hiện nay tôi...