Có nên chỉ ăn rau mầm mà quên rau ăn lá trong bữa ăn như các bà mẹ đang quan niệm sai lầm?
Không nên thay thế rau ăn lá bằng rau mầm, vì mỗi loại rau có chứa các thành phần tốt cho sức khỏe khác nhau.
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội, các chị em chia sẻ nhau thông tin nên ăn rau mầm để tận dụng trọn vẹn các chất dinh dưỡng trong rau. Nhiều chị em còn cho rằng việc ăn rau mầm sẽ tránh được nguy cơ tồn dư chất bảo vệ thực vật, số lượng ăn ít những lượng dinh dưỡng sẽ rất cao. Trong khi đó, ăn rau ăn lá tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ thuốc bảo vệ thực vật, dinh dưỡng tiêu hao và phải ăn với số lượng nhiều.
Nhiều gia đình còn có xu hướng thay toàn bộ rau ăn lá bằng ăn rau mầm. Việc thay thế rau mầm cho rau ăn lá liệu có tốt cho sức khỏe như mọi người đang nghĩ hay không?
Theo TS. Từ Ngữ, Tổng thư ký hội dinh dưỡng Việt Nam, rau mầm đã được ăn cách đây từ rất lâu. Từ xa xưa. ông cha ta đã biết ủ giá đỗ (một dạng của của rau mầm) để ăn. Ngày nay, rau mầm được sử dụng khá phổ biến hơn với các loại rau cải xanh, cải ngọt, rau muống, rau dền, vừng… Đây đều là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Không nên thay thế toàn bộ rau ăn lá bằng rau mầm tránh mất đi sự cân đối về dinh dưỡng.
Rau mầm chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong hạt thành một chất khác vì vậy các yếu tố tăng trưởng sẽ cao hơn. Yếu tố tăng trưởng là một chất tự nhiên có khả năng kích thích tăng trưởng tế bào, tăng sinh, chữa bệnh. Ngoài các yếu tố tăng trưởng cao thì các enzim có trong rau mầm cũng cao nên tốt cho sự chuyển hóa trong cơ thể.
“Tuy nhiên, ít người biết được khi các chất dinh dưỡng trong rau mầm chuyển hóa như vậy sẽ làm cho các vitamin bị mất đi. Cụ thể các chất đạm, bột đường có trong hạt sẽ mất thì mới chuyển hóa được sang một chất khác”, TS. Từ Ngữ nói.
Cũng theo TS. Từ Ngữ để khẳng định ăn rau mầm tốt hơn rau ăn lá hay không là rất khó. Ăn rau mầm sẽ đem tới những chất tăng trưởng và enzim giúp cho sự chuyển hóa của cơ thể, còn rau ăn lá sẽ cung cấp các vitamin và chất xơ cho cơ thể. Vì vậy, không nên thay thể toàn bộ rau mầm cho rau ăn lá cách ăn tốt nhất cho sức khỏe là ăn đan xen và đa dạng các loại rau. Việc ăn đa dạng các loại rau là cách bổ sung dưỡng chất một cách khoa học và tốt cho sức khỏe.
Video đang HOT
Ăn rau mầm cần lưu ý điều gì?
TS. Từ Ngữ cho hay, hiện nay, phần lớn các loại rau mầm được trồng theo phương pháp thủy canh. Như vậy, giá trị dinh dưỡng của cây rau sẽ phụ thuộc vào chất cho vào nước để nuôi dưỡng. Nếu nước đầy đủ các chất dinh dưỡng thì thì cây sẽ đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, trồng rau mầm theo phương pháp thủy canh là một môi trường phi tự nhiên nên các chất dinh dưỡng có trong rau không thể đầy đủ như khi nuôi trồng trong môi trường tự nhiên.
Đối với người tự trồng rau mầm tại nhà thì cần phải lưu ý tới các giá thể để nuôi rau (đất, mùn cưa, giấy, xơ dừa…). Nếu như các giá thể không đảm bảo thì rau có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng, thậm chí độc tố kim loại nặng. Đặc biệt, nếu tự trồng rau mầm thì cần lưu ý khâu chọn hạt giống cũng rất quan trọng. Chọn mua hạt rau mầm tại các cơ sở uy tín với nơi sản xuất cụ thể, nên đến các trung tâm khuyến nông quận, huyện để mua.
Ngọc Minh
Theo emdep.vn
Giật mình, gần 1/2 người xét nghiệm tại Hà Nội nhiễm thuốc trừ sâu trong máu
Trong số 67 người tham gia xét nghiệm nồng độ thuốc bảo vệ thực vật trong máu, có tới 31 người ở mức nguy cơ.
Tất cả 67 người tham gia (32 nam, 35 nữ) đều là học viên tại một lớp học thuộc Trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn đến từ 4 huyện ngoại thành Hà Nội gồm Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh, Hoài Đức.
Xét nghiệm được thực hiện từ ngày 19/1 vừa qua, là xét nghiệm định tính định kỳ của Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường, Bộ Y tế trên các mẫu ngẫu nghiên.
PGS.TS Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng cho biết, dù diện nghiên cứu rất hẹp song kết quả khá giật mình, là lời cảnh tỉnh với tất cả người dân.
Người dân nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật có thể qua đường hô hấp, tiêu hoá, tiếp xúc qua da và niêm mạc
67 người tham gia lần lượt được chọc kim vào đầu ngón tay để lấy máu, giọt đầu tiên bỏ đi, những giọt tiếp theo được đem đi ly tâm, tách lấy huyết tương sau đó nhỏ vào chất chỉ thị màu để kiểm tra nồng độ thuốc bảo vệ thực vật trong máu.
Sau 5-7 phút, nếu giấy thử vẫn giữ nguyên màu vàng là bình thường; chuyển màu vàng sậm là ở mức an toàn; chuyển màu xanh là nhóm có nguy cơ, còn xanh đậm là mức độ nguy hiểm, rủi ro cao.
Theo đó có tới 31/67 người thuộc nhóm nguy cơ, tức đang có thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong máu, 1 người ở mức rủi ro.
Đáng lưu ý, nhiều người trong nhóm nguy cơ là nhân viên, cán bộ lãnh đạo tại các xã, thị trấn không trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp.
Theo PGS Hải, trên thực tế, việc hấp thụ thuốc bảo vệ thực vật xảy ra khi hít phải, uống phải hoặc tiếp xúc qua da và niêm mạc, do đó nhiều người dù không tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu nhưng trực tiếp sử dụng các sản phẩm rau, hoa quả còn tồn dư lượng thuốc trừ sâu hoặc hít phải đều bị nhiễm.
PGS Hải cũng cảnh báo, các loại hoa tươi cũng là nguồn chứa rất nhiều thuốc trừ sâu nhưng ít người để ý nên vẫn thoải mái sờ, hít hoa. Trước đây, Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường từng làm thí nghiệm, lấy một bó hoa tươi cắm vào nước, sau đó lấy nước này để xét nghiệm, phát hiện có dư lượng thuốc trừ sâu rất lớn trong đó.
"Đây là cảnh báo rất lớn đến cộng đồng. Mọi người dân từ người trực tiếp sản xuất đến người sử dụng, từ thành thị đến nông thôn đều có nguy cơ cao hấp thụ thuốc trừ sâu vào máu. Nếu thuộc nhóm nguy cơ nhưng thời gian kéo dài sẽ thành ngộ độc mạn tính", PGS Hải cảnh báo.
Khi ngộ độc thuốc trừ sâu cấp tính, người bệnh sẽ có những triệu chứng dễ thấy như nôn mửa, nhức đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi...
Tuy nhiên khi ở dạng mạn tính, các biểu hiện thường không rõ ràng nên dễ bị bỏ qua. Lúc này, chất độc sẽ chuyển hoá qua gan, gây nên rối loạn thần kinh, mất ngủ, kém trí nhớ, mờ mắt, giảm thính lực, suy nhược cơ thể, ở phụ nữ dễ gặp tai biến sảy thai, đẻ non, gây dị tật bẩm sinh ở trẻ, ung thư...
Theo PGS Hải, từ nghiên cứu này, rất cần Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế cùng vào cuộc để có những xét nghiệm chuyên sâu hơn ở phòng thí nghiệm để xác định chính xác các gốc thuốc trừ sâu, xác định nhóm nguy cơ cao do Việt Nam hiện sử dụng tới hàng trăm loại thuốc bảo vệ thực vật và người dân dễ dàng mua bán ở mọi nơi.
Các phòng tránh ngộ độc thuốc trừ sâu
Để hạn chế ngộ độc mạn tính các hoá chất trong thuốc bảo vệ thực vật, người dân chỉ được sử dụng các thuốc trong danh mục.
Khi dùng, cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc vệ sinh an toàn lao động: đi găng tay, đeo khẩu trang, đứng ở đầu gió khi phun thuốc... Không được ném chai, lọ, bao bì hay sục rửa dụng cụ phun thuốc ra môi trường.
Đủ thời gian cách ly mới được thu hoạch. Người tiêu dùng khi sử dụng rau củ, quả nghi là có khả năng nhiễm thuốc trừ sâu, cần rửa sạch, ngâm nước nhiều lần, loại rau quả có vỏ vẫn phải rửa thật sạch rồi mới cắt bỏ vỏ.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet.vn
Rất nhiều người vẫn hay ăn tối thế này mà không biết nó làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt Ăn tối như thế này không sớm thì muộn bạn cũng bị ung thư vú (nếu là phụ nữ) hoặc ung thư tuyến tiền liệt (nếu là nam giới). Trong cuộc sống hiện đại, với giờ làm việc muộn và sinh hoạt thiên về ban đêm, nhiều người dần có thói quen ăn muộn vào buổi tối. Thế nhưng, đây lại là một...