Có nên cắt amiđan không?
Mỗi năm có hàng ngàn người gặp những vấn đề với cơ quan nhỏ này do nhiễm trùng tái diễn và viêm họng. Và, may mắn thay, nếu bạn không còn là một đứa trẻ, thì bạn không thực sự cần đến chúng. Vậy amiđan là gì và tại sao chúng ta lại cần có nó?
Nếu amiđan thường xuyên bị nhiễm trùng, chúng có thể lợi bất cập hại
Thuật ngữ chuyên môn để chỉ amiđan là palatine tonsils, hay amidan vòm miệng. Hai cục thịt nhỏ nằm ở hai bên đằng sau miệng.
Các amidan palatine là một cặp gồm một bộ 4 amidan tạo thành một vòng tròn ở ngay đầu trên của họng.
Ở phía sau mũi, chúng ta có VA. Chúng là một loại mô amidan khác, gọi là amidan mũi họng. Ngoài ra, còn có một mảng mô amidan phủ đằng sau lưỡi gọi là amidan lưỡi mà bình thường không thể nhìn thấy.
Các VA và amidan được nối với nhau bởi một dải mô amidan mỏng ở mỗi bên; chúng được gọi là amidan vòi.
Toàn bộ vòng mô amiđan này được gọi là vòng Waldeyer, được đặt theo tên của một nhà giải phẫu học người Đức thế kỷ 19.
Amiđan rất quan trọng để bảo vệ miễn dịch
Trong những năm đầu đời, các hạch bạch huyết chưa phát triển đầy đủ, và cơ thể sẽ phải dựa vào amiđan để “bắt giữ” các vi khuẩn và vật liệu lạ mà chúng ta hít hoặc nuốt phải
Vòng Waldeyer tạo thành một phần của hệ miễn dịch, cùng với các hạch bạch huyết (ở hai bên cổ).
Trong những năm đầu đời, các tuyến bạch huyết chưa phát triển đầy đủ, và cơ thể phải nhờ cậy vào amiđan để bắt giữ vi khuẩn và và vật liệu lạ mà chúng ta hít hoặc nuốt phải.
Video đang HOT
Bằng cách bắt giữ những hạt này, cơ thể bắt đầu nhận ra chúng là những thứ có thể gây nguy hiểm và tạo ra các tế bào bạch cầu và kháng thể để tiêu diệt chúng, để chúng không thể gây hại cho chúng ta.
Mô amiđan đặc biệt quan tốt trong việc bắt giữ những hạt này vì nó có những hang hốc (crypts) làm tăng diện tích bề mặt.
Mô amiđan đặc biệt quan trọng trong 6 tháng đầu đời. Sau đó, các tuyến bạch huyết sẽ đảm nhiệm chiếm phần lớn công việc và amidan về cơ bản là “thất nghiệp”.
Rắc rối của amiđan
Khi chúng ta già đi, thức ăn và mầm bệnh vẫn đọng lại trong các hang hốc của amiđan.
Sau đó chúng có thể gây nhiễm trùng, dẫn đến viêm họng hoặc viêm amiđan. Một số nhiễm trùng cũng có thể khiến amidan to lên.
Amiđan và VA to có thể chặn đường hô hấp, gây ra vấn đề ngáy hoặc nuốt và nói.
Khi dinh dưỡng và tiêm chủng được cải thiện, trẻ em ngày nay ngày càng ít bị viêm amiđan hơn. Thông thường, bác sĩ ngoại tai mũi họng sẽ can thiệp khi gặp các vẫn đề về tắc nghẽn hơn là nhiễm trùng tái đi tái lại.
Thu nhỏ amiđan
Nếu amidan gây rắc rối, bác sĩ ngoại tai mũi họng có thể cắt bỏ chúng bằng phẫu thuật. Nếu chúng chỉ đơn giản là quá lớn, chúng có thể được thu nhỏ bằng những dụng cụ đặc biệt để loại bỏ các hang hốc, để lại một chút mô amidan.
Việc thu nhỏ amidan sẽ làm giảm đau ở trẻ và giảm nguy cơ chảy máu sau phẫu thuật. Nhược điểm là, trong trường hợp hiếm hoi, phần mô để lại có thể bị nhiễm trùng, hoặc phát triển trở lại – mặc dù điều này hiếm gặp.
Đôi khi người ta lo ngại rằng nếu cắt bỏ amiđan, chúng ta có thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Điều này không thực sự đúng. Các tuyến bạch huyết sẽ đảm nhiệm vai trò bảo vệ chúng ta.
Nếu amiđan quá lớn hoặc hay bị nhiễm trùng, chúng có thể loại bất cập hại.
Nhiều trẻ em bị mầm bệnh nguy hiểm tấn công do không được phẫu thuật amiđan
Việc cắt giảm ngân sách NHS dành cho phẫu thuật amidan có thể đã làm tăng đáng kể các ca bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng ở trẻ em.
Một nghiên cứu cho thấy rằng trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến 2014, số trẻ dưới 14 tuổi phải điều trị các biến chứng từ vi khuẩn gây viêm họng đã tăng hơn gấp đôi.
Trong cùng thời gian này, số ca cắt amiđan thuộc NHS ở Anh giảm mạnh tới 80% – từ 28.000 một năm xuống còn 6.300.
Nhtiều trẻ cần điều trị cấp cứu tại bệnh viện vì liên cầu nhóm A, một vi khuẩn gây viêm amiđan và viêm họng liên cầu.
Nếu nhiễm trùng lan vào cơ thể – trở thành liên cầu “xâm lấn” – nó có thể gây nhiễm trùng huyết hoặc hội chứng sốc nhiễm độc chết người. Cứ năm bệnh nhân thì có một bệnh nhân sẽ tử vong trong vòng một tuần.
Các nhà nghiên cứu, bao gồm các nhà khoa học từ Public Health England, cho rằng số ca cắt amiđan ít hơn có thể là nguyên nhân.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Dấu hiệu sớm ung thư dạ dày không phải ai cũng biết
Bệnh ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày, có thể lan ra khắp dạ dày và đến các cơ quan khác của cơ thể; đặc biệt là thực quản, phổi, hạch bạch huyết và gan.
Ảnh minh họa
Ung thư dạ dày (UTDD) giai đoạn sớm được định nghĩa là mức độ xâm lấn ung thư dạ dày chưa vượt qua lớp hạ niêm mạc, không kể đến tình trạng di căn hạch hay không. Loại ung thư này có tiên lượng tốt hơn nhiều so với ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển (90% sống sót sau 5 năm).
Hiện nay việc phát hiện ung thư dạ dày sớm được quan tâm nhiều, do sự phát triển của các kỹ thuật hình ảnh cho phép phát hiện sớm tổn thương như nội soi có dải ánh sáng hẹp, nội soi phóng đại.
Thường thì một tổn thương ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm có kích thước rất nhỏ, cỡ vài mm đến không quá 5-7cm, nên tổn thương đó không ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá thức ăn của dạ dày và hoàn toàn không gây triệu chứng khó chịu hay đau bụng cho người bệnh. Muốn phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm phải dựa vào các chương trình tầm soát ung thư.
Sau đây là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày bạn cần lưu ý:
- Biểu hiện đầu tiên của bệnh này là cảm giác đầy tức vùng trên rốn, kèm mệt mỏi. Khoảng 1/2 trường hợp có sụt cân và đau vùng trên rốn.
Lúc đầu, triệu chứng đau rất giống với trong loét dạ dày (đau liên quan tới bữa ăn, giảm khi dùng các thuốc điều trị loét). Chính vì vậy, bệnh nhân thường chủ quan, xem nhẹ bệnh và chỉ đi khám khi đã quá muộn.
- Đau bụng trên. Bắt đầu với những cơn đau từng đợt, sau đó là thường xuyên và nặng hơn. Tuy có thể chịu được những luôn dai dẳng, lúc đau lúc không.
Không những thế người đau dạ dày mãn tính còn thấy xuất hiện những cơn đau bất thường, không theo quy luật.
Nôn ra máu. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nếu trong chất nôn có lẫn máu thì cũng nên suy xét đến khả năng ung thư dạ dày.
- Đầy bụng sau khi ăn. Đây cũng là biểu hiện thường thấy ở người ung thư dạ dày. Khi ăn xong có cảm giác tức bụng, đầy bụng và buồn nôn...
- Có những trường hợp đi ngoài ra phân đen do ăn nhiều tiết động vật như lợn, dê, gà cũng có thể gặp hiện tượng này do sau khi uống một số loại thuốc.
Nhưng nếu bệnh nhân viêm loét dạ dày xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân đen hoặc kiểm tra trong phân thường xuyên có máu. Đây thường là triệu chứng của chuyển biến thành ung thư dạ dày.
- Một số bệnh nhân viêm loét dạ dày còn có thể sờ thất bọc u trong ổ dạ dày, biểu hiện của nó là cứng, bề mặt không trơn nhẵn, hơn nữa khối u còn nhanh chóng tăng to lên, ấn vào có cảm giác đau.
Theo sự tăng lên của kích thước khối u, cảm giác buồn nôn cũng ngày càng nghiêm trọng, trong trường hợp này đa số là đã chuyển ung thư.
Ngoài những triêu chứng thường gặp trên, còn có một số trường hợp cũng có các biểu hiện khác thường gặp như: người bệnh hay bị viêm tắc tĩnh mạch, ngoài da có nổi nốt đen, màu da xẫm lại, viêm cơ, viêm da... thậm chí người bệnh còn có thể sờ hoặc cảm nhận được khối u...
Theo infonet
Hành trình đứng lên của cô bé... chân voi Trong số gần 2 triệu trẻ chào đời mỗi năm, không ít trẻ mang trong mình căn bệnh hiếm gặp. Dù ở thể nhẹ hay nặng, cả trẻ và gia đình các em đều mong muốn y học tìm ra lời giải và can thiệp để trả lại cho các em cuộc sống như bao người bình thường khác. Nỗi ám ảnh Chân...