Có nên cấm học sinh xăm hình?
Sự việc học sinh nữ lớp 11 ở tỉnh Đồng Nai mới đây lỡ lộ hình xăm nên xin chuyển trường đã thu hút nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề cấm học sinh xăm hình.
Học sinh có trách nhiệm tuân thủ nội quy nhà trường – LÊ LÂM
Vào ngày 12.5, ban giám hiệu Trường THPT Nguyễn Khuyến (P.Thống Nhất, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đã xác nhận với phóng viên Báo Thanh Niên về việc có một học sinh nữ lớp 11 tự xin rút hồ sơ để chuyển trường sau khi có thông tin em này để lộ hình xăm ở ngực, vi phạm nội quy nhà trường.
Thầy Phạm Ngọc Đoán, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Khuyến, cho biết nếu kiểm tra và xác minh nữ sinh lớp 11 đã xăm mình thì điều này là vi phạm nội quy nên em không thể tiếp tục học tại trường vào năm học tới. Dù vậy, nhà trường vẫn cho phép nữ sinh tiếp tục học cho đến khi kết thúc học kỳ 2 và vẫn chưa xử lý hồ sơ của em. Đáng chú ý là vào mỗi đầu năm học, Trường THPT Nguyễn Khuyến đều phổ biến nội quy, bao gồm quy định cấm xăm mình, và phát giấy cho học sinh mang về nhà để phụ huynh ký cam kết.
Một số phụ huynh cho rằng xăm mình là quyền tự do và pháp luật không cấm điều này, miễn là học sinh không phơi bày hình xăm khi vào lớp. Tuy nhiên, đa số giáo viên, phụ huynh và học sinh trả lời phỏng vấn với phóng viên Báo Thanh Niên đồng tình với việc cấm học sinh xăm mình.
Thầy Dương Minh Đức, giáo viên môn văn Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM, cho biết “Thông tư 32 về điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học của Bộ GD-ĐT” không nêu cụ thể về việc cấm hình xăm nhưng có đề cập đến việc mỗi trường sẽ có nội quy riêng.
“Sở dĩ các trường cấm học sinh xăm mình và nhuộm tóc là vì ban giám hiệu không muốn học sinh mất quá nhiều thời gian vào những việc đó, gây ảnh hưởng tới chuyện học tập, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe”, thầy Minh Đức cho hay.
Đồng quan điểm đó, thầy Nguyễn Duy Tâm, Phó Hiệu trưởng trường THPT Bùi Thị Xuân ở TP.HCM, nhìn nhận: “Việc xăm hình ở lứa tuổi học sinh là hoàn toàn không phù hợp. Ngoài việc cấm, chúng ta cũng nên phân tích để các em hiểu rằng việc xăm mình có thể ảnh hưởng tới cơ hội việc làm trong tương lai. Nhiều môi trường làm việc không tuyển dụng những người có hình xăm”.
Theo thầy Tâm, khi trưởng thành, các em có quyền làm những gì mình muốn nhưng còn là học trò thì có một số điều tuyệt đối không nên làm. “Giáo viên lẫn phụ huynh cần phải phân tích, giúp học sinh nhận thấy điều gì không nên làm. Nếu học sinh vi phạm thì nhắc nhở và đưa ra lời khuyên để giúp các em hiểu rõ vấn đề”, thầy Tâm nêu quan điểm.
Về phía phụ huynh, anh Ngô Thanh Dũng, có con đang học tại Trường THPT Trí Đức, TP.HCM nói: “Nhà trường đặt ra nội quy là đã cân nhắc rất kỹ lưỡng nhằm đảm bảo môi trường học đường được lành mạnh, đảm bảo kỹ luật kỹ cương. Tôi và các bậc cha mẹ nghĩ rằng việc xăm hình khi tuổi còn nhỏ là tuyệt đối không được làm”.
Tương tự, Nguyễn Duy Khiêm, học sinh Trường THPT Phước Thiền (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai), nêu quan điểm: “Cấm xăm hình ở độ tuổi học sinh thì em nghĩ là hợp lý”.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn với phóng viên Thanh Niên về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Trung học, Bộ GD-ĐT, cho biết: “Thông tư 32 đã quy định rõ ràng những điều học sinh được làm và không được làm”.
“Việc các trường đề ra nội quy riêng thì học sinh cũng phải có trách nhiệm tuân thủ. Tuy nhiên, nội quy đó phải phù hợp với quy định chung của pháp luật và quy định trong thông tư của Bộ GD-ĐT”, ông Thành nhấn mạnh.
Nữ sinh lớp 11 xăm hình: Người bỉ bôi, người nhắc cẩn trọng!
Sự việc lùm xùm quanh nữ sinh ở Đồng Nai rút hồ sơ xin chuyển trường xuất phát từ hình xăm kéo theo nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề học trò xăm hình.
Mới đầu, thông tin Trường THPT Nguyễn Khuyến, Đồng Nai "buộc thôi học" nữ sinh T.T, lớp 11 xăm hình làm dư luận xôn xao.
Sau đó, trường "nói lại cho rõ", khi có người phản ánh nữ sinh này xăm hình, trường đã mời em lên làm việc, em viết tường trình và xin rút hồ sơ chuyển trường, dù trường chưa đưa ra bất cứ hình thức xử lý nào.
Việc nữ sinh xăm hình tại Trường THPT Nguyễn Khuyến, TPHCM kéo theo nhiều ý kiến
Hiện tại em T. vẫn đang học tại trường, đề nghị rút hồ sơ chưa được giải quyết. Trường đưa ra yêu cầu, nếu em T. muốn tiếp tục theo học lớp 12 thì đầu năm học, phải học nội quy và cam kết thực hiện nội quy như tất cả học sinh khác, phải khắc phục bằng việc xóa hình xăm.
Quanh sự việc trên và vấn đề nữ sinh xăm hình cũng có hai trường phái trái chiều. Một phía bỉ bôi, lên án, một bên nhẹ nhàng hơn nhưng cũng không khuyến khích, lưu ý học trò cần nhắc với việc xăm hình.
Chị Trần Lê Thanh, một phụ huynh có con học THPT tại TPHCM : Học sinh xăm hình "không phải dạng vừa"
Nhà trường đã có quy định rõ ràng ngay từ đầu, học sinh không đáp ứng được, không tuân thủ "luật chơi" thì phải "rời sân" hoặc chấp nhận hình thức kỷ luật đi kèm.
Mới tuổi học trò, tuổi ăn tuổi học mà đã đến cơ sở xăm hình, chấp nhận để người khác xăm vẽ lên cơ thể mình thì "không phải dạng vừa". Chẳng có học sinh nào ngoan mà lại đi xăm hình.
Nhiều người "không thể chấp nhận" việc học trò xăm hình (Ảnh minh họa)
Theo tôi cần có quy định chung về việc cấm học sinh, sinh viên xăm hình, các em muốn xăm sau này rời khỏi nhà trường, lúc đó là lựa chọn của các em. Với trường hợp học sinh xăm hình, gia đình, nhà trường phải có biện pháp rắn.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Hội trưởng Hội quán Các Bà Mẹ: Tôn trọng ý thích của con trong khuôn khổ
Nếu như trước đây, khi nhìn thấy những người cởi trần hay để bắp tay có hình xăm trổ những dòng chữ "Hận đời" hay những hình thù loang lổ, to tướng, tôi sợ lắm.
Xu hướng của hơn chục năm nay, xăm phun được xem như làm một nghệ thuật, nhiều hình xăm dễ thương. Thi thoảng, tôi cũng chơi trò dán hình xăm với các bé.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy
Với tôi, việc các bạn trẻ và cả những bạn không còn trẻ xăm hình lên tay, cổ chân nho nhỏ như cỏ ba lá, tên, bông hoa hay những hình thù mình thích nho nhỏ cũng duyên dáng lắm chớ.
Xăm không phải là hành vi sai trái, không làm ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân, tổ chức.
Tuy nhiên, trong gia đình, chúng tôi cũng nhắc nhở con tuân thủ theo quy định của nhà trường. Chỉ cho con thấy việc làm sai quy định sẽ khiến mình phiền toái, điều ra tiếng vào, tốn thời gian ba mẹ lên họp với ban giám hiệu vì lý do không đáng. Tất nhiên, nếu sự việc đã rồi, cần tạo cơ hội cho con.
Nhân đây, tôi cũng xin chia sẻ, có những quy định với những hình ảnh người ta thường thấy đã trở thành "định kiến" khiến nhiều người, các em học sinh không dám tự do trong khuôn khổ hoặc không dám công khai chọn lựa theo ý thích, sở thích của mình từ chuyện ăn mặc, cách sống cho đến lựa chọn nghề nghiệp...
Tôn trọng ý thích của con nếu điều đó không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, pháp luật, đạo đức.
Thầy Trần Văn Minh, Trường THCS - THPT Đào Duy Anh, TP.HCM: N hiều học trò ngoan xăm hình
Là một giáo viên, tôi quan sát, cách đây chục năm trở về trước việc học sinh xăm hình rất hiếm, nhưng gần đây học sinh xăm không ít, hình xăm nghệ thuật phải nói rất phổ biến, phát triển. Nhiều học trò ngoan, học giỏi các em vẫn xăm hình, những hình xăm nghệ thuật, be bé rất đẹp, rất dễ thương.
Nhưng ở quan điểm cá nhân, theo tôi tuổi học sinh không nên xăm hình vì bất lợi nhiều hơn có lợi. Đây là giai đoạn các em cần tập trung cho việc trau dồi kiến thức, kỹ năng, thể chất.
Việc xăm hình với học trò tốn kém, và ảnh hưởng sức khỏe. Tuổi các em chưa làm ra tiền, nhiều em đi xăm lén, đến xăm tại các cơ sở không đảm bảo có thể gây viêm nhiễm, biến chứng.
Nhiều học sinh xăm hình theo trào lưu thần tượng, là chỉ là trải nghiệm, thể hiện cá tính nhất thời. Chưa suy nghĩ chín chắn, nhiều em có thể tiếp cận những hình ảnh phản cảm, gây kích động, bạo lực. Khi muốn xóa đi cũng tốn kém, ảnh hưởng đến sức khỏe, để lại sẹo...
Điều nhiều em chưa nghĩ đến là việc xăm hình có thể ảnh hưởng đến cơ hội, thu hẹp lựa chọn học tập, việc làm của các em.
Trên thực tế, có trường quy định không nhận học sinh có hình xăm, một số cơ quan, công ty cũng có quy định riêng của họ, không nhận nhân sự có hình xăm.
Ở trường tôi có quy định học sinh không xăm hình, không nhuộm tóc, đeo khuyên. Tuy nhiên, quan điểm của nhà trường là giáo dục chứ không tước bỏ cơ hội học tập của các em.
Năm trước, trường tôi gặp trường hợp nam sinh nhập học có hình xăm chiếc nhẫn ở tay. Trường vẫn nhận học sinh, nhưng yêu cầu gia đình và em đọc kỹ quy định và ký cam kết để tránh việc phát sinh thêm hình xăm, vi phạm nội quy.
"Pháp luật hiện hành không cấm cán bộ, công chức xăm hình. Nhưng để phù hợp với vị trí công tác và môi trường làm việc, từng cơ quan, đơn vị có thể sẽ có quy chế khác.
Việc xăm hình có thể thu hẹp cơ hội của chính mình như thi hoa hậu, người đẹp, hay nhiều công ty Nhật Bản, Hàn Quốc không chấp nhận người xăm hình", một luật sư tại TP.HCM
Vụ nữ sinh xăm hình: Không vi phạm đạo đức, cần định hướng kỷ luật tích cực Bộ GD&ĐT đã xóa bỏ các hình thức kỷ luật đuổi học học sinh và định hướng kỷ luật tích cực. Kỷ luật kiểu mới nhằm tạo cơ hội để các con có cơ hội nhận ra lỗi lầm và hoàn thiện nhân cách. Nếu cho nghỉ học vì xăm hình là sai quy định về kỷ luật của ngành giáo dục Vụ...