Có nên buộc doanh nghiệp kiểm toán sâu?
Để chặn tình trạng doanh nghiệp nói quá về mình khi cần gọi vốn hay cần “đánh bóng”, VACPA vừa kiến nghị mở rộng không gian kiểm toán sang bản cáo bạch niêm yết, cáo bạch phát hành.
Theo quy định hiện nay, doanh nghiệp niêm yết và đại chúng quy mô lớn phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính bán niên.
Với các báo cáo hiệu quả kinh doanh hàng tháng, nhiều doanh nghiệp như CTCP Cao su Đồng Phú (DPR), CTCP Cao su Tây Ninh (TRC), CTCP Đầu tư và thương mại TNG (TNG), CTCP Cao su Hòa Bình (HRC)… đã công bố ra thị trường từ lâu, nhưng không được xác thực bởi một bên thứ ba (kiểm toán).
Cùng với đó, thông tin từ doanh nghiệp về việc niêm yết mới, phát hành thêm cổ phiếu/trái phiếu cũng mới chỉ mang tính chủ quan của doanh nghiệp, không có sự đánh giá, kiểm chứng của kiểm toán.
Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) vừa đề xuất Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) bổ sung vào dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán một số nội dung mới, mở đường cho doanh nghiệp kiểm toán “soi” doanh nghiệp niêm yết, đại chúng sâu hơn.
Theo VACPA, bản cáo bạch mà doanh nghiệp công bố ra công chúng cần được kiểm toán soát xét, để tăng tính tin cậy của thông tin tài chính quá khứ và đảm bảo nhất quán với thông tin trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Quy định pháp lý cần mở đường cho kiểm toán làm việc này để góp phần cải thiện tính tin cậy của các thông tin mà doanh nghiệp công bố khi lên sàn, khi phát hành…, bởi đây là những thời điểm nhạy cảm với tâm lý đầu tư.
Video đang HOT
Có thêm bước kiểm toán này, nhà đầu tư có thể yên tâm hơn khi đặt niềm tin vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, quan sát từ thị trường cho thấy, việc buộc thêm trách nhiệm kiểm toán cho doanh nghiệp chưa nhận được sự đồng tình.
Thứ nhất, trách nhiệm của kiểm toán đến đâu khi các báo cáo được soát xét nhưng vẫn xảy ra sai sót, gian dối, gây thiệt hại cho nhà đầu tư?
Trong quá khứ, nhiều nhà đầu tư từng chịu mất mát lớn với sự vụ vỡ lở tại CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF), CTCP Dược phẩm Viễn Đông (DVD)…, nhưng kiểm toán lại gần như vô can, không chịu trách nhiệm gì cụ thể.
Đây là điểm cần phải được làm rõ khi xem xét mở rộng không gian tác nghiệp cho công ty kiểm toán, nhưng lại tiếp tục không gắn với trách nhiệm gì.
Thứ hai, công ty kiểm toán liệu có đủ khả năng đánh giá triển vọng, hiệu quả tương lai của các doanh nghiệp được nêu ra trong bản cáo bạch hay các dự báo hàng tháng, hàng quý?
Có thêm đánh giá của kiểm toán có thể làm giảm bớt sai lệch thông tin từ doanh nghiệp ra công chúng, nhưng tính hữu ích cụ thể hiện tại chưa rõ ràng.
Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, ông Phạm Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương (APS) cho rằng, việc mở ra quy định pháp lý cho công ty kiểm toán soát xét các thông tin về dự báo lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết chỉ thêm rối, không cần thiết.
Lý do là trong môi trường kinh doanh có quá nhiều biến động như hiện nay, ngay cả những doanh nghiệp kinh doanh nghiêm túc, bài bản cũng còn đưa ra dự báo sai về hiệu quả (lợi nhuận) so với kết quả trên thực tế.
Công ty kiểm toán khó có thể nêu ra ý kiến đánh giá dự báo lợi nhuận doanh nghiệp đưa ra là chuẩn mực hay không chuẩn mực, khi sự chuẩn mực chưa có tiêu chuẩn đo lường.
Ông Hưng cho rằng, không nên trao thêm quyền cho công ty kiểm toán cũng như trách nhiệm cho doanh nghiệp niêm yết.
Ở góc nhìn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, việc đưa ra bất kỳ quy định mới nào mà dẫn đến làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tính cân bằng giữa cải thiện minh bạch thông tin với gánh nặng chi phí của doanh nghiệp.
Có thêm đánh giá của kiểm toán có thể làm giảm bớt sai lệch thông tin từ doanh nghiệp ra công chúng, nhưng tính hữu ích cụ thể hiện tại chưa rõ ràng.
Quan trọng hơn, thêm áp lực kiểm toán sâu khiến cho doanh nghiệp phải thêm gánh nặng chi phí. Đây là lúc chưa phù hợp cho giải pháp VACPA nêu ra.
Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang phải gồng mình vượt qua thách thức đại dịch, sẽ là phù hợp hơn nếu công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ với chi phí hợp lý, đồng thời mang lại nhiều hơn giá trị tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp.
Việc kiểm toán sâu chỉ nên ở mức khuyến khích doanh nghiệp thực hiện khi muốn tăng uy tín, hình ảnh của mình trong các thông tin ra công chúng.
Thủ tướng phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030.
Mục tiêu chung của Chương trình nhằm hỗ trợ DN nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (năng suất chất lượng) trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ hài hòa của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đạt khoảng 65%; đào tạo, chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho khoảng 600 chuyên gia năng suất chất lượng tại các bộ, cơ quan, địa phương và DN.
Giai đoạn 2026-2030, tỷ lệ hài hòa của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đạt khoảng 70-75%; đào tạo, chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho khoảng 1.000 chuyên gia năng suất chất lượng, trong đó có khoảng 200 chuyên gia được chứng nhận đạt trình độ khu vực và quốc tế.
Giai đoạn 2021-2030, số DN được hỗ trợ các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng hàng năm tăng từ 10-15%, trong đó, số giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và số giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 cấp cho DN tăng ít nhất 10% so với giai đoạn 2011-2020; có ít nhất 100 DN được hướng dẫn áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng, trở thành mô hình điểm để chia sẻ, nhân rộng trên toàn quốc.
Để đạt được các mục tiêu trên, Chương trình đề ra nhiệm vụ và giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất chất lượng. Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, các giải pháp về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thúc đẩy, nâng cao năng suất quốc gia, ngành, địa phương và DN trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế.
Đồng thời, tăng cường công tác thông tin, truyền thông về năng suất chất lượng. Đẩy mạnh phổ biến, hướng dẫn áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, nhất là các công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh vào DN. Tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích cao trong hoạt động nâng cao năng suất chất lượng. Khuyến khích, hỗ trợ DN tham gia các hoạt động của Giải thưởng chất lượng quốc gia.
Bên cạnh đó, hỗ trợ DN áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng cơ bản, đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đặc thù cho ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về các hệ thống quản lý mới được công bố. Hỗ trợ DN áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P). thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh...
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, điều hành hoạt động của Chương trình; hướng dẫn các bộ, cơ quan, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.
HDBank - Kết quả kinh doanh 6 tháng sau kiểm toán không thay đổi, nợ xấu chỉ 1,1% HDBank (HDB) vừa công bố báo cáo tài chính bán niên 2020 sau soát xét, với tỷ lệ nợ xấu (riêng lẻ) chỉ 1,1%, thuộc nhóm thấp nhất toàn ngành. Theo báo cáo tài chính giữa niên độ được soát xét bởi đơn vị kiểm toán EY, hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh của HDBank đều ghi nhận tăng trưởng cao. Trong...