Có nên bỏ người vợ hỗn láo thường xuyên khiến mẹ của tôi “tăng xông”?
Vậy là mẹ chồng đùng đùng nổi giận vứt mạnh miếng chanh vào sọt rác, đi thẳng vào nhà đá thúng đụng nia, la chó mắng mèo đầy vẻ bực bội.
Vợ đồng ý cho tôi cưới đơn giản chỉ vì tôi đủ tiêu chuẩn làm chồng của nàng. Con gái thời nay chỉ biết học và ăn, nhiều khi còn không phân biệt nổi loại cá gì, thịt bò hay thịt heo, nhiều em còn không phân được trứng gà hay trứng vịt…Còn vợ tôi không những đảm mà còn là một cô gái xinh đẹp có nhiều triển vọng trong công việc.
Mẹ tôi đã từng hứa chắc như đinh đóng cột với vợ chồng tôi rằng là sau khi cưới nhau rồi vẫn tôn trọng nghề nghiệp của con dâu, cho vợ đi công tác thường xuyên như ngày nào và còn thông cảm cho con dâu được hoãn kế hoạch sinh con trong vài năm đầu.
Lúc đó vợ tôi đã xúc động thật sự, mắt ngân ngấn nước. Còn tôi thì ngây ngất làm sao, kiêu hãnh làm sao. Lời hứa của mẹ như tiếng thở của gió, ngọt ngào, tha thiết, ấm áp thấm vào cõi hồn chúng tôi. Vậy mà đám cưới xong, mẹ quên bén mất lời hứa của mình.
Mẹ lấy đủ mọi lý do để hối thúc vợ chồng tôi sinh cháu nội cho mẹ. Sự kiểm soát gắt gao của mẹ khiến vợ luôn có cảm giác bị cầm tù. Mỗi lần đi đâu, với ai, vợ đều phải báo cáo xin phép mẹ cho rồi mới được đi.
Việc nội trợ vợ không có đủ thời gian để làm cho dù vợ rất đảm, mẹ không thể giúp con dâu được việc gì vì lúc nào vợ cũng chê mẹ đoảng, vậy là mẹ phán một câu xanh rờn: “Mẹ đoảng nhưng vẫn nuôi lớn được con trai mạnh khỏe đấy thôi”.
Từ hôm có em bé vợ mà mẹ chồng thường xuyên cãi vã, thậm chí đá thụng đụng nia.
Vậy nên mỗi lần tôi làm sai chuyện gì thì vợ lại ca cẩm: “Anh đoảng giống y chang mẹ anh…”. Càng ngày tôi càng thấy mình lạc lõng trong cái gia đình to lớn này. Vẫn lực bất tòng tâm vì không thể lay chuyển được tình hình, và vẫn tuyệt vọng với bản chất nhu nhược không dám sống cuộc sống của chính mình.Tôi cần không khí để thở, cần không gian để sống, cần có sức để tiếp tục nghề nghiệp đam mê của mình.
Tôi là một con người chứ không phải là một con robot không có tim. Tôi bối rối nhận ra một sự thật, càng ngày càng tuyệt vọng và thêm sợ hãi mỗi ngày phải trở về nhà. Tôi bật khóc và khuyên vợ nên chiều theo ý mẹ sinh cho bà nội một đứa cháu, hy vọng là khi gia đình có thêm thành viên mới thì mọi thứ sẽ thay đổi và dễ chịu hơn. Thế nhưng vợ nhìn tôi chằm chằm và phán một câu mát mẻ: ” Anh là cái đồ thất hứa, hứa lèo giống y chang như mẹ của anh…”.
Cuối cùng thì vợ cũng đồng ý sinh em bé. Vậy nhưng mọi chuyện lại không được tốt đẹp như ý tất cả mọi người mong muốn. Mọi rắc rối được bắt đầu từ khi vợ sinh em bé. Hôm xuất viện về nhà, mẹ chồng đã đón sẵn ở cửa, tay lăm lăm miếng chanh định vắt vào mắt thằng cháu đích tôn.
Mẹ còn bảo: ” Khi sinh bố thằng bé, bà cũng làm như vậy nên mấy chục năm nay không hề có bệnh gì về mắt “. Vợ không biết phải bồng em bé trốn đi đằng nào đành phải nói thẳng với mẹ rằng: ” Bác sỹ dặn chỉ được sử dụng nước muối loãng cho trẻ sơ sinh, bán ở các hiệu thuốc tây, có mấy ngàn một bình thôi, ngoài ra không được dùng gì khác. Mẹ có la mắng thì con cũng đành chịu chứ nhất quyết không thể dùng chanh nhỏ vào mắt cháu…”.
Vậy là mẹ chồng đùng đùng nổi giận vứt mạnh miếng chanh vào sọt rác, đi thẳng vào nhà đá thúng đụng nia, la chó mắng mèo đầy vẻ bực bội. Chưa hết, mẹ còn đến trước bàn thờ của bố chồng thắp hương than thở đủ thứ chuyện từ to đến nhỏ. Thấy mẹ như thế vợ lại nổi điên lườm tôi: “Anh bảo thủ, lạc hậu giống y chang như mẹ của anh…”.
Video đang HOT
Suốt mấy tháng nghỉ sinh ở nhà chăm con thì mẹ chồng cứ mặt nặng mặt nhẹ với con dâu suốt. Không chịu nổi, vợ tôi đành phải tìm cớ đi làm lại sớm, hy vọng mẹ ở gần cháu nhiều hơn sẽ không còn mang khuôn mặt lạnh lùng với con dâu nữa.
Vậy mà mới đi làm được có mấy ngày, một hôm vợ trở về nhà sớm hơn thường lệ thì hết cả hồn khi thấy bà nhai cơm rồi mớm vào miệng cháu. Vợ hét lên: “Sao mẹ lại mất vệ sinh thế, con sẽ dọn ra sống riêng, mẹ nói gì thì mặc kệ mẹ”.
Mẹ tôi quá sốc nên huyết áp tăng, nằm một chỗ từ hôm tới giờ. Vợ phải nghỉ việc ở nhà vừa chăm cháu, chăm mẹ chồng nên lúc nào tình hình trong nhà cũng căng như dây đàn. Tôi muốn cô ấy đỡ vất vả nên tranh thủ giặt quần áo, rửa bát giúp vợ, nhưng cô ấy ngày càng quá đáng.
Hôm qua cô ấy cầm chiếc váy trắng tinh ném vào mặt tôi “Anh giặt đồ bẩn thỉu y chang mẹ anh”. Tôi nghe câu này rất nhiều lần rồi và lần nào cũng rấm rứt như có trăm nghìn mũi kim đâm vào da thịt, giận đến run người nhưng phải cố kiềm chế vì không muốn ồn ào to chuyện .
Nói thật ỗi lần nghe câu đó là tình cảm đối với vợ cứ vơi dần đi. Con giống mẹ dù đó là những điểm xấu thì âu cũng là chuyện bình thường đầy ở thiên hạ, tôi chẳng thấy làm buồn lòng, ai mà không có nhược điểm, trên đời này chẳng ai hoàn hảo.
Tôi cũng nhớ con, nhiều khi cũng muốn sang đón cô ấy về. Nhưng tôi không muốn dễ dàngtha thứ cho sự hỗn láo của vợ.
Có lẽ tôi vẫn chịu đựng tiếp nếu như không có chuyện sáng hôm qua, khi mẹ tôi vừa đỡ hơn một chút, bà đi vệ sinh chẳng may té ra ngoài sàn một chút. Vợ tôi thấy vậy la lối om sòm bảo rằng “Giời ơi, trên đời sao có loại người bẩn thỉu như vậy chứ. Thế này thì ở riêng thôi, không chịu được nữa rồi.
Mẹ nào con nấy y chang nhau”. Đến lần này thì tôi không còn chịu đựng nổi tôi lao vào tát cho cô ấy mấy cái. Mẹ tôi thấy vậy cố can ngăn, còn vợ tôi ôm mặt khóc nức nở.
Chiều hôm đó, vợ bế con về ngoại. Tới nay đã 2 tháng rồi, thi thoảng mẹ vợ có gọi điện khuyên tôi nên sang xin lỗi nó một câu. Mẹ tôi cũng nhớ cháu mà héo mòn, bà thương cháu là thế, nhưng vì vợ tôi không biết phép tắc.
Tôi cũng nhớ con, nhiều khi cũng muốn sang đón cô ấy về. Nhưng tôi không muốn dễ dàng tha thứ cho sự hỗn láo của vợ, nên lần lữa không sang…Tôi không biết tôi có quá đáng lắm không? Mọi người hãy cho tôi một ý kiến.
Theo ĐSPL
Ác mộng mỗi lần phải về quê chồng vì không có nhà vệ sinh
Tôi có nói bố mẹ chồng xây nhà vệ sinh thì hai cụ gạt đi kêu từ trước tới giờ thế rồi có sao. Rồi 2 cụ nói tôi chê hai cụ quê mùa ở dơ phải không?
Đọc nhiều tâm sự thấy có mấy bài nói về phố - quê và có bài nói về mấy anh chàng sợ về quê vợ vì không có nhà vệ sinh, tự nhiên tôi bật cười nghĩ sao có người giống mình thế.
Tôi sinh ra ở thành phố, nói nhà giàu tiểu thư thì cũng không hẳn nhưng nhà cũng đầy đủ khá giả. Bố mẹ cũng có chức có quyền quen biết nhiều. Từ nhỏ chị em tôi đã chẳng phải làm gì vì trong nhà có người làm.
Từ nhỏ tới lớn cuộc sống của tôi chắc hẳn cũng là mơ ước của nhiều người khi chỉ lo ăn học chứ không lo lắng chuyện gì. Ra trường, nhờ gia đình quen biết tôi có một chân làm trong nhà nước với mức lương tương đối ổn và nhàn nhã.
Công bằng mà nói anh là một người chồng tốt, chăm lo cho vợ con không có gì phải phàn nàn duy chỉ có một chuyện tôi sợ về quê chồng (Ảnh minh họa)
Song không vì thế mà tôi chẳng biết gì. Tôi cũng nấu ăn ngon lành như bất cứ cô gái nào. Vì công việc nhàn nhã nên tôi tranh thủ kiếm thêm việc ngoài tăng thu nhập. Quan hệ với mọi người cũng rất tốt vì tôi là người vui vẻ hòa đồng. Chính vì thế chồng tôi bây giờ mới cảm thấy yêu thích tôi.
Công bằng mà nói anh là một người chồng tốt, chăm lo cho vợ con không có gì phải phàn nàn duy chỉ có một chuyện tôi sợ về quê chồng. Đối với tôi mọi thứ thật kinh hoàng, quê anh ở Bình Định nhà không phải nghèo đói gì song nếp sống ở quê thật sự tôi rất sợ.
Nhớ lần đầu về nhà anh, ấn tượng của tôi đầu tiên là nhà anh không hề có nhà tắm hay nhà vệ sinh. Và vườn sau có rất nhiều mộ của ông bà tổ tiên. Lúc đó tôi nhìn anh và thấy anh thật tội. Nhà anh có lẽ khó khăn tới mức không xây nổi nhà vệ sinh?
Nhưng tôi đã lầm, không phải riêng gì nhà anh mà quanh đó hầu như nhà ai cũng thế. Họ có những căn nhà rất to nhưng cũng không hề xây nhà vệ sinh. Và cũng vì thế mỗi lần về quê anh là mỗi lần khốn khó của tôi.
Sau một chặng đường dài xuống tới nhà anh, điều tôi muốn nhất là tắm rửa vệ sinh cho thoải mái. Tôi hỏi thì anh hồn nhiên chỉ tôi ra mé sông sau nhà. Nhìn ra mà tôi như phát khóc. Giữa thanh thiên bạch nhật không lẽ lột đồ tắm rửa ngoài đây? Chưa kể lỡ ai vô tình thấy thì sao?
Lúc đó tôi hoảng quá suýt khóc. Anh dường như cũng hiểu nên xin phép dắt tôi ra nhà nghỉ trên thị trấn với lý do tôi không dám ngủ lại nhà anh, sợ hàng xóm dị nghị con gái mà theo trai về nhà ngủ. Bố mẹ anh có giữ lại song hai cụ thấy cũng hợp lý, do ở quê mọi người cũng khắt khe khó tính nên cho phép ra nhà nghỉ tắm rửa xong tôi lại theo anh về nhà.
Lúc này nhà bắt đầu nấu cơm. Do lần đầu về ra mắt nên tôi cũng muốn trổ tài nữ công gia chánh nhưng đúng đời không như mơ. Mọi thứ không theo ý tôi. Lần đầu nấu bếp củi tôi lúng túng từ việc nhóm bếp cho tới canh lửa sao cho vừa. Thành ra chẳng món nào ngon lành đúng ý.
Mẹ anh kêu tôi còn vụng lắm phải rèn nhiều làm tôi buồn. Tới bữa cơm cả nhà ngồi ăn trên một cái phản gỗ lớn trong vườn cho mát. Đang ăn tự nhiên tôi nhìn ra hướng bờ sông sau vườn thấy có mấy đứa nhỏ đang ngồi vệ sinh ở đó. Nghĩ tới việc trước đó mẹ chồng mang rau thịt ra đó rửa tự nhiên tôi lợm giọng buồn nôn.
Hai cụ không biết tưởng tôi bị sao, tôi đành nói tôi bị đau dạ dày sáng giờ chưa ăn gì nên giờ khó chịu bụng. Thế là tôi lại bị chê tiểu thư dân thành phố yếu đuối. Thế rồi vì lý do bệnh nên tôi cũng kiếm cớ xin về thành phố sớm.
Tôi rất sợ về quê anh lần nữa, nghĩ tới việc lấy anh phải về đó tôi lại sợ. Song vì yêu anh, lại nghĩ bọn tôi làm ở thành phố phải năm thì mười họa mới về nên tôi cũng bỏ qua.
Nhưng lấy anh rồi, chuyện về quê còn kinh khủng hơn. Vợ chồng không được ra nhà nghỉ như hồi yêu nhau, chưa kể lễ giỗ lại phải tất bật chạy về lo.
Sợ nhất là có hôm về trúng ngày kinh nguyệt. Nhà có khách đông, mỗi ông uống xong say xỉn ra vườn đứng mỗi người mỗi góc. Vì tôi bị nhiều nên rất mệt muốn kiếm chỗ thay đồ tắm rửa cũng không có.
Tôi có nói bố mẹ chồng xây nhà vệ sinh thì hai cụ gạt đi kêu từ trước tới giờ thế rồi có sao. Rồi 2 cụ nói tôi chê hai cụ quê mùa ở dơ phải không?
Tôi sợ 2 cụ phật ý nên thôi không nói nữa. Tôi nói với anh thì anh hồn nhiên kêu anh sống trước nay như thế rồi, có sao đâu. Nếu 2 cụ không muốn thì thôi.
Rồi tôi cũng tích cóp đủ tiền xây nhà. Nhưng giờ hai cụ vẫn nhất quyết không chịu xây cho tôi cái nhà vệ sinh khiến mỗi lần nghĩ về quê, tôi như gặp ác mộng (Ảnh minh họa)
Biết không nói được nên tôi lại chuyển qua dụ dỗ hai cụ xây nhà mới cho đẹp. Tiện thể tôi sẽ nói bác thợ xây dùm cái nhà vệ sinh. Hai cụ cũng ưng nhà mới, nhưng sợ bọn tôi mới đi làm không có tiền.
Tôi liền ráng dành dụm mỗi tháng gửi về cho cụ ít tiền để hai cụ để dành xây nhà. Có tiền hai cụ sợ mất nên rủ nhau đi mua vàng rồi bỏ túi đùm đùm bọc bọc trong người. Bình thường thì không sao nhưng hễ mỗi khi nghe bố chồng đi nhậu là tôi lại giật mình thon thót, sợ ông lại quen thói lột đồ vứt lung tung.
Rồi tôi cũng tích cóp đủ tiền xây nhà. Nhưng giờ hai cụ vẫn nhất quyết không chịu xây cho tôi cái nhà vệ sinh. Giờ tôi phải nói sao cho hai cụ hiểu đây? Mọi người giúp tôi với!
Theo VNE
Đi tu nghiệp, vợ ở nhà ngoại tình với sếp Vợ bảo: "Anh là thứ gì mà dám nói tôi như vậy. Tôi có đi ngoại tình thì cũng là vì anh, tại anh không lo lắng cho tôi. 2 năm tu nghiệp, vợ theo trai Tôi còn nhớ rõ cái ngày mình nhận được quyết định ra nước ngoài tu nghiệp, cả tôi và vợ đều mừng rỡ thế nào. Vì được...