Có nên áp “sàn” vốn 200 tỷ đồng mới được thực hiện PPP?
Sáng 11/11, sau khi Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về nội dung này.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Đầu tư theo hình thức PPP. Trong dự thảo luật, Chính phủ cho rằng tính chất hợp đồng PPP là dài hạn, chi phí chuẩn bị đầu tư một dự án PPP khá cao, đồng thời muốn hấp dẫn các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài thì cần dự án có quy mô đủ lớn.
Trên cơ sở đó, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét hai phương án, trong đó phương án một quy định về quy mô tối thiểu của dự án PPP ngay tại dự thảo Luật và giao Chính phủ quy định chi tiết quy mô chi tiết cho từng lĩnh vực, nhưng không thấp hơn 200 tỷ đồng, trừ dự án áp dụng loại hợp đồng Kinh doanh – Quản lý.
Phương án hai, Chính phủ đề xuất không quy định quy mô tối thiểu của dự án PPP tại dự thảo Luật và giao Chính phủ quy định chi tiết về quy mô tối thiểu cho từng lĩnh vực phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Các ĐBQH phát biểu tại phiên họp tổ đoàn TP HCM.
Theo ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP HCM), với quy định không thấp hơn 200 tỷ đồng cần cân nhắc, và có thể ủy quyền để Chính phủ quy định chi tiết hơn. Bởi vì số tiền 200 tỷ đồng mới triển khai PPP còn tùy thuộc vào từng lĩnh vực, với một số lĩnh vực số tiền này là thấp, nhưng có lĩnh vực lại là quá lớn.
“Do đó, nên ủy quyền cho chính phủ quy định chi tiết tổng mức đầu tư để có thể thu hút được vốn từ khu vực tư vào trong lĩnh vực dịch vụ công”, ông Ngân nói.
Cùng nói về vấn đề này, ĐBQH Văn Thị Bạch Tuyết (TP HCM) chia sẻ, do các thủ tục để thực hiện dự án PPP phức tạp, thậm chí rất mất thời gian cho nên việc giới hạn vốn đầu tư là phù hợp. Với những dự án có vốn đầu tư dưới 200 tỷ đồng thì Chính phủ sẽ hướng dẫn để thực hiện theo phương thức khác, đơn giản hơn về mặt thủ tục, ngắn hơn về mặt thời gian.
Video đang HOT
ĐBQH Phạm Phú Quốc (TP HCM) lại bày tỏ quan ngại khi đặt ra quy định 200 tỷ đồng, vì luật thì có tuổi thọ rất dài, có thể từ 10 đến 20 năm mới chỉnh sửa. “Con số 200 tỷ đồng tại thời điểm này tương đương 8 – 9 triệu USD, nhưng sau một thời gian đồng tiền có thể bị mất giá sẽ kéo theo nhiều thứ và khiến quy mô dự án bị thay đổi” – ông nói.
“Việc quy định này nên giao cho chính phủ căn cứ vào tình hình thực tiễn tại thời điểm đó sẽ phù hợp hơn. Vì việc này đụng chạm nhiều thứ như tỉ giá, lạm phát, giá trị đồng tiền nội bản…”, ông Quốc đề xuất.
Trong khi đó, ĐBQH Nguyễn Việt Dũng (TP HCM) đề nghị cần tách ra phần nào là đầu tư hạ tầng thì cần vốn lớn và cần hạn mức 200 tỷ đồng. Nhưng nếu PPP trong cung cấp các dịch vụ công ngoài hạ tầng thì hạn mức không cần tới 200 tỷ đồng, thậm chí có thể kéo hạn mức này xuống 15 tỷ đồng – vì đây là những doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn có thể đáp ứng được.
Vẫn theo ông Dũng, điều kiện phát triển kinh tế tại các địa phương cũng không có sự đồng đều. Hà Nội, TP HCM thì có được vài phần trăm doanh nghiệp có trên trăm tỷ, các tỉnh còn lại chắc chắn sẽ rất ít doanh nghiệp đáp ứng được tiêu chuẩn này. Trong khi dịch vụ công tại các địa phương doanh nghiệp nhỏ đều có thể tham gia PPP.
“Cho nên, cần có khung ngoài dành cho các doanh nghiệp lớn tham gia dự án hạ tầng, thì có thêm mức nhẹ hơn về vốn khoảng 15 tỷ, quy trình thủ tục đơn giản…cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, ông Dũng nói.
Nguyễn Việt
Theo Enternews.vn
Dự luật PPP sẽ có cơ chế bảo lãnh thu hút nhà đầu tư
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Đức Trung, Dự luật Đầu tư theo đối tác công tư (Luật PPP) sẽ đưa ra các cơ chế bảo lãnh như cơ chế chuyển đổi ngoại tệ, cơ chế chia sẻ rủi ro... Đây là các cơ chế đột phá, cần thiết để thu hút nhà đầu tư (NĐT) tham gia dự án theo hình thức PPP...
Dự án Dầu Giây - Phan Thiết
Nóng Dự án Dầu Giây - Phan Thiết ...
Tại phiên họp thẩm tra dự án Luật PPP của Ủy ban Kinh tế Quốc hội ngày 29/8, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, ông Đặng Huy Đông đã thẳng thắn cho rằng dự án thí điểm theo hình thức PPP Dầu Giây - Phan Thiết đã không thành công, khiến chính sách loay hoay suốt 10 năm qua.
Theo ông Đông, trong Dự án này, Chính phủ vay vốn của nhà tài trợ, bảo lãnh để đưa cho một DN tư nhân là Bitexco đầu tư dự án. Và hậu quả của bước đi đầu tiên sai lệch đó là người ta đổ xô làm PPP bằng các nhận thức khác nhau kiểu "thầy bói xem voi", để rồi ra thứ BOT lộn xộn, lổn nhổn như hiện nay.
Vấn đề này lại được làm nóng tại buổi họp báo của Chính phủ chiều 4/9. Tại cuộc họp này, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Đức Trung cho biết dự án Dầu Giây - Phan Thiết thực hiện thí điểm theo hình thức PPP có tổng mức đầu tư khoảng 750 triệu USD, có hai đơn vị tham gia, trong đó có Bitexco.
Trong 750 triệu USD thì Nhà nước hỗ trợ 250 triệu USD từ vốn vay Ngân hàng Thế giới, Bitexco bố trí khoảng 300 triệu USD. Tuy nhiên dự án này đã không thành công, tháng 3/2018 đã chấm dứt thí điểm dự án.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Trung, sau khi dừng thí điểm, Dự án Dầu Giây - Phan Thiết đã được đưa vào dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam với tổng mức đầu tư khoảng 14.000 tỷ đồng, Nhà nước tham gia khoảng 2.500 tỷ đồng...
Bài học khi xây dựng dự luật PPP
Thông tin về dự án Luật PPP, Thứ trưởng Nguyễn Đức Trung cho biết, Dự luật này được xây dựng trên cơ sở kế thừa quy định là các nghị định đang có (trước đây là Nghị định 108/2009/ND-CP, sau đó là Nghị định 15/2015/NĐ-CP, Nghị định 63/2018/NĐ-CP). Đây là khung khổ pháp lý thực hiện dự án PPP suốt thời gian qua. Thứ trưởng cũng cho biết, đến nay đã đã thực hiện được 336 dự án PPP, trong đó có 140 dự án BOT.
"Mặc dù còn những vấn đề tồn tại nhưng các dự án PPP trong thời gian qua đã góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho sự phát triển của đất nước cũng như nhu cầu cuộc sống của nhân dân. Tuy nhiên để hoàn thiện khung pháp lý, Chính phủ nhận thấy hiện khung pháp lý chỉ dừng ở các nghị định nên chưa đảm bảo khung pháp lý cao nhất để điều chỉnh các hoạt động PPP..."- Đại diện Bộ KH&ĐT lý giải sự cần thiết xây dựng Luật PPP.
Thứ trưởng Nguyễn Đức Trung cũng cho rằng các dự án PPP hiện nay chưa có sức hấp dẫn để thu hút các NĐT nước ngoài nên trong dự luật PPP có đưa ra các cơ chế bảo lãnh như bảo lãnh việc chuyển đổi ngoại tệ, bảo lãnh cơ chế chia sẻ rủi ro....
"Đây là cơ chế thực sự cần thiết để thu hút được các NĐT thực hiện các dự án PPP vì bản chất của dự án PPP là dự án có tính đầu tư công nhưng do chúng ta chưa có nguồn lực nên kêu gọi các NĐT tư nhân thực hiện và trong tất cả các dự án Chính phủ đều tham gia để đảm bảo khả năng thực hiện dự án hiệu quả...", Thứ trưởng khẳng định.
Được biết, theo Dự luật trình Ủy ban Kinh tế Quốc hội thẩm tra ngày 29/8 vừa qua, dự án Luật này đã được bổ sung các nội dung về hình thức huy động vốn thứ cấp cho các dự án PPP. Cụ thể, DN dự án được phát hành trái phiếu để huy động vốn thực hiện dự án PPP sau khi hoàn thành xây dựng công trình (đối với dự án có cấu phần xây dựng) hoặc sau khi chuyển sang giai đoạn vận hành (đối với dự án không có cấu phần xây dựng).
Nhằm hạn chế rủi ro cho NĐT dự án PPP, dự thảo Luật đã đưa vào quy định: Chính phủ quyết định việc cấp bảo đảm cân đối ngoại tệ cho từng dự án. Hạn mức bảo đảm cân đối ngoại tệ là 30% doanh thu của dự án bằng VNĐ.
Đối với các dự án PPP do Quốc hội, Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư, dù đã thực hiện đầy đủ các biện pháp nhưng chưa đảm bảo được mức doanh thu cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của dự án, Chính phủ cam kết chia sẻ với NĐT, DN dự án không quá 50% phần hụt thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng...
Linh Linh
Theo Phapluatvietnam
Xử lý nợ xấu: Đường đi đã thẳng? Thời gian qua, để giải quyết triệt để "cục máu đông" nợ xấu gây cản trở sự phát triển của nền kinh tế, nhiều văn bản pháp luật, chỉ đạo điều hành được ra đời và đã phát huy được hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn đâu đó những vướng mắc, khó khăn khiến "con đường" xử lý nợ xấu dù...