Cô nàng khiến MXH rối não khi hỏi: Em mượn bạn thân cùng quê, cùng tuổi visa đi du lịch Canada được không?
“Em muốn mượn visa du lịch của bạn em để đi qua Canada chơi 20 ngày liệu có được không ạ? Em và bạn em cùng tuổi, cùng quê, chơi thân với nhau từ bé”.
Trong các hội nhóm trên mạng xã hội, mỗi ngày có biết bao nhiêu là sự vụ, từ giản dị hài hước cho tới kịch tính bất ngờ được chia sẻ ra rả khiến cho mọi người nếm trải nhiều cung bậc xúc cảm khác nhau. Ấy thế, trong số đó cũng có không ít đề tài thuộc dạng “ngô nghê” của những cư dân mạng thơ ngây làm cho ai nấy nghe hay thấy được đều rối hết cả não, xoắn hết cả nơ-ron thần kinh.
(Ảnh: Facebook)
Và câu hỏi “cực thú vị” này chính là một trong các đề tài ngô nghê ấy. Câu hỏi được một cô gái trẻ đăng đàn hỏi trong hội nhóm của cộng đồng người Việt tại Canada như sau: “Xin phép cả nhà cho em hỏi là: Em muốn mượn visa du lịch của bạn em để đi qua Canada chơi 20 ngày liệu có được không ạ? Em và bạn em cùng tuổi, cùng quê, chơi thân với nhau từ bé và có khuôn mặt gần giống nhau. Bạn em sẵn sàng cho mượn nhưng em muốn hỏi thật tình mong mọi người tư vấn giúp em. Em cám ơn mọi người”.
Câu hỏi dung dị “thật tình” nhưng mang đầy tính hài hước trên được chia sẻ không bao lâu đã thu hút được khá nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng, đặc biệt là thành viên trong hội nhóm đăng tải. Và trước suy nghĩ xuất ngoại du lịch giản dị của cô nàng, nhiều người đã không khỏi ngạc nhiên: “Ơ, cái gì đây?”, “hỏi thú vị quá”, “ra nước ngoài du lịch mà làm như sang nhà hàng xóm chơi”, “đến lạy suy nghĩ này”, “bao tuổi rồi mà hỏi như trẻ con thế”…
(Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, cũng có không ít người nghiêm túc hơn khi giải thích cho cô nàng hiểu về việc pháp luật, cùng với giấy tờ các kiểu là không thể đùa giỡn. Một số người khác còn thẳng tay tạt cho cô gái thơ ngây nhân vật chính một gáo nước lạnh với mục đích giúp cô nàng tỉnh táo, không còn mơ mộng giữa ban ngày nữa.
Thế là chỉ từ một câu hỏi “thật tình” của mình, cô nàng đã tự biến bản thân thành trò cười cho cả một bộ phận cư dân mạng. Thôi thì qua đây, hy vọng cô nàng sẽ lấy lại được bình tĩnh và nghiêm túc nghĩ về chuyến du lịch của mình. Đừng thơ ngây mà mượn visa đi Canada ở 20 ngày chỉ vì bạn thân giống mặt, cùng quê, bằng tuổi mà rước họa vào người.
Theo Trí thức trẻ
Dạy chữ Việt ở Savanakhet: Những "đại sứ" gắn kết tình hữu nghị Việt - Lào!
Với niềm khát khao đứng lớp, các giáo viên Quảng Trị đã tình nguyện sang Savanakhet (Lào) dạy học. Đội ngũ giáo viên trẻ đã vượt qua những trở ngại về khác biệt ngôn ngữ, đời sống văn hóa... để hoàn thành tốt nhiệm vụ trên đất nước bạn Lào.
Những "đại sứ" tình nguyện
Thực hiện sự hợp tác, thỏa thuận giữa chính quyền tỉnh Quảng Trị, Sở GD-ĐT và Hội Những người Việt Nam tại Savanakhet (Lào), hàng năm ngành Giáo dục đều cử giáo viên sang dạy chữ cho con em cộng đồng người Việt tại Lào. Hoạt động này đã được duy trì 10 năm qua, góp phần nâng cao khả năng tiếng Việt cho học sinh.
Dạy chữ Việt ở Savanakhet.
Sau quá trình chọn lọc ở địa phương, Phòng Giáo dục giới thiệu, các giáo viên phải trải qua vòng tuyển chọn do Sở GD-ĐT chủ trì. Việc cử giáo viên dựa vào yêu cầu, số lượng do Hội Những người Việt Nam tại Lào đưa ra.
Dựa vào các tiêu chí trên, ngành Giáo dục tiến hành phỏng vấn, xét chọn những cá nhân đáp ứng yêu cầu về chuyên môn để ưu tiên cử sang Lào dạy học, cũng là thực hiện nhiệm vụ với nước bạn.
Buổi học của cô và cháu trường Mẫu giáo Lạc Hồng tại tại Savanakhet (Lào).
Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị, các giáo viên được cử đi ngoài việc có chuyên môn tốt, có khả năng giao tiếp, nhằm đảm bảo uy tín, sự tin tưởng của phía Lào.
Để thuận tiện trong việc tìm hiểu về hoạt động dạy học tại Lào, TS. Lê Thị Hương - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị đã trực tiếp liên hệ, giới thiệu chúng tôi với Hội Những người Việt Nam tại tỉnh Savanakhet của Lào, nơi có đông đảo cộng đồng người Việt sinh sống.
Tiếp xúc với chúng tôi, ông Trần Sái - Phó Chủ tịch Hội Những người Việt Nam tại tỉnh Savanakhet (Lào) nói rằng, tại thành phố có khoảng 750 hộ dân gốc Việt, với dân số khoảng 4.000 người. Việc cho con học tiếng Việt là nhu cầu của đông đảo phụ huynh ở đây.
Chia sẻ về việc dạy chữ Việt cho học sinh tại Lào, ông Sái cho hay, tại Savanakhet có 4 cơ sở giáo dục có học sinh Việt theo học, gồm: Trường mẫu giáo Lạc Hồng, trường Tiểu học Thống Nhất, trường hữu nghị Lào - Việt. Tại thị trấn Sê Nô còn có trường Tiểu học Nguyễn Trãi.
Ngoài ra, có thêm trường tư nhân Tiểu học Hoàng Oanh, dạy mầm non và tiểu học. Số lượng học sinh tại các cơ sở này gần 900 học sinh.
Các trường học được đặt tiếng Việt, cũng là cách để nhớ về quê hương bản xứ, về đất nước, nhớ tới truyền thống của dân tộc.
Trường học mang tên tiếng Việt, có đông đảo học sinh con em Việt kiều và con em người Lào theo học.
Ông Trần Sái cho biết, học sinh theo học tại các trường này chủ yếu là học sinh Việt kiều, có một số học sinh Lào. Các cháu học tập song ngữ, theo chương trình của Bộ Giáo dục Lào và Việt Nam.
Yêu trẻ như con!
Dẫn chúng tôi đến thăm trường mẫu giáo Lạc Hồng tại trung tâm tỉnh Savanakhet, ông Sái cho hay, ngôi trường này có từ trước giải phóng và tồn tại đến tận ngày nay.
Dù đã quá trưa nhưng tiếng đọc chữ vẫn vang vọng trong các phòng học. Dẫu tiếng đọc vẫn chưa tròn vần, những lời hát chưa thuần thục nhưng mọi người vẫn có thể cảm nhận được tiếng quê hương trên đất bạn Lào.
Cô Sương cùng cộng sự hướng dẫn cho các cháu.
Tham gia dạy học tại Savanakhet năm thứ hai, cô giáo Hoàng Thị Mai Sương (SN 1996, quê ở xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã quen và thân thiện hơn với học trò. Cô Sương không còn thấy bỡ ngỡ như lần đầu mới sang đây dạy chữ.
Cô Sương tâm sự: "Hồi mới sang đây em thấy rất bỡ ngỡ, mọi thứ đều lạ lẫm. Đời sống văn hóa khác, ngôn ngữ chưa thành thạo, chưa hiểu về cách học tập tại trường này. Khó khăn về ngôn ngữ cũng là trở ngại cho chúng em trong công việc. Tuy nhiên, chúng em đã cố gắng học hỏi nhau để thích ứng dần với sự thay đổi, nhằm thực hiện nhiệm vụ tốt hơn".
Cô giáo Sương cho hay, dẫu dạy học ở đâu thì chúng em đều xem các cháu như con, em của mình.
Trong quá trình giảng dạy học sinh, nhờ có đội ngũ giáo viên Việt kiều nên mọi việc cũng trở nên dễ dàng hơn. Vì các cô giáo tại đây quen với học sinh nên hai bên có sự hỗ trợ qua lại, góp ý, trao đổi với nhau về ngôn ngữ, chương trình dạy học.
Với sự giúp đỡ, hỗ trợ của giáo viên Việt kiều, các giáo viên Quảng Trị nhanh chóng nắm bắt cách quản lý và giảng dạy tốt hơn.
Người cộng sự cùng đứng lớp với cô Sương là cô giáo Châu Thị Kim Xuân (SN 1995, sinh ra ở Lào). Kim Xuân cho biết, ba mẹ cô đều là người Việt, nhưng cô sinh ra và lớn lên ở Lào.
"Trong quá trình dạy, chúng em cũng thường xuyên trao đổi với nhau về cách quản lý lớp, cách truyền dạy kiến thức cho các cháu. Vì bậc mầm non nên việc truyền đạt cho các cháu hiểu về ngôn ngữ rất quan trọng. Làm sao để các cháu yêu thích thì việc học mới hiệu quả", cô Xuân nói.
Tận tâm với học trò, gắn nhiệm vụ với trách nhiệm
Được cử sang Lào dạy học, cô giáo Lê Thị Nhãn (SN 1996, quê ở xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong) xác định, đây vừa là nhiệm vụ nhưng còn là trách nhiệm với học sinh, với cộng đồng người Việt tại Lào. Nhiệm vụ này góp phần thắt chặt thêm tình hữu nghị lâu bền giữa hai nước.
Cô Nhạn cho hay, lúc mới sang do chưa hiểu biết nhiều tiếng Lào nên việc giao tiếp có phần khó. Nhưng được sự hỗ trợ của các giáo viên trong trường và Hội Những người Việt Nam tại Lào nên quen dần, hoạt động dạy học cũng tốt hơn nhiều.
Sau quá trình giảng dạy, cô và trò trở nên thân thiện hơn.
Sau một năm công tác tại Lào, điều cô giáo Nhạn cũng như các giáo viên khác mong muốn là học sinh hiểu được nhiều tiếng Việt, giao tiếp tốt, khả năng sử dụng ngôn ngữ thuần thục hơn.
Cô giáo Nguyễn Thị Hương - Hiệu trưởng trường Mầm non Lạc Hồng cho biết: Nhằm tạo điều kiện cho học sinh nâng cao khả năng hiểu biết về tiếng Việt, nhà trường cũng bố trí số lượng tiết học hợp lý, có thể tăng lên trong mỗi tuần.
Tuy vậy, việc dạy học tiếng Việt cũng có nhiều khó khăn vì có con em của người Lào cùng tham gia học tập. Nhưng với sự nỗ lực cố gắng của cô và trò, các khó khăn dần được khắc phục, khả năng nghe và nói tiếng Việt của học sinh dần tốt hơn.
Theo Hội Những người Việt Nam tại tỉnh Savanakhet, tham gia dạy học tại các trường học có khoảng 50 giáo viên. Trong đó, giáo viên từ Việt Nam sang dạy học khoảng 11 người (10 giáo viên Quảng Trị và 1 giáo viên của Bộ GD-ĐT). Khoảng 10 giáo viên là người Việt kiều, số còn lại là giáo viên người Lào.
Đăng Đức
(còn nữa)
Theo Dân trí
Việt Nam đóng vai trò trọng tâm trong Chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc Trong Chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc, Việt Nam đóng vai trò là quốc gia cầu nối và trọng tâm của ASEAN, bởi Việt Nam chiếm hơn một nửa hợp tác trong hầu hết các lĩnh vực như thương mại, đầu tư... Toàn cảnh Hội thảo Chiều 3/12, Viện Chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc (KIEP) phối hợp với...