Có Mỹ “chống lưng”, Israel sẽ sáp nhập các vùng lãnh thổ chiếm đóng?
Sự thay đổi chính sách của Mỹ khi công nhận các khu định cư ở Bờ Tây đã làm sâu sắc hơn cuộc xung đột Israel- Palestine kéo dài hàng thập kỷ qua.
Được người Israel ca ngợi là một chiến thắng, song lại bị người Palestine chỉ trích là phá vỡ luật pháp quốc tế, sự thay đổi chính sách của Mỹ liên quan tới quy chế các khu định cư ở Bờ Tây chiếm đóng đã một lần nữa làm sâu sắc hơn cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ qua tại Trung Đông. Cả Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu, Pháp, Anh, Nga, các nước Arab và Thổ Nhĩ Kỳ đều lên tiếng chỉ trích quyết định này của Mỹ.
Có Mỹ “chống lưng”, Israel sẽ sáp nhập các vùng lãnh thổ chiếm đóng? Ảnh: Reuters
Trong chuyến thăm một khu định cư ở Gush Etzion, gần thành phố Berthleem của Palestine, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu một lần nữa bày tỏ “lấy làm cảm kích” trước tuyên bố của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ, đồng thời coi đây là một ngày lịch sử của Israel.
Với việc coi các khu định cư trái phép của Israel ở Bờ Tây chiếm đóng là không đi ngược lại với luật pháp quốc tế, Mỹ không chỉ thay đổi chính sách của chính mình, mà thậm chí còn đi ngược lại các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Một trong số đó là nghị quyết 2334 coi các khu định cư là một sự vi phạm luật nhân đạo quốc tế, phá vỡ triển vọng về giải pháp 2 nhà nước cho cuộc xung đột Israel – Palestine.
Người phát ngôn Cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc Rupert Colville nhấn mạnh: “Về tình hình liên quan đến Israel và các khu định cư tại những vùng lãnh thổ mà nước này chiếm đóng, chúng tôi tiếp tục tuân theo lập trường lâu dài của Liên Hợp Quốc rằng các khu định cư của Israel vi phạm luật pháp quốc tế. Quan điểm của một nước không thể làm thay đổi được luật pháp quốc tế hiện hành”.
Còn tại Palestine, nhà đàm phán hàng đầu nước này Sael Erekat tuyên bố, nước này đã bắt đầu một chiến dịch tại Liên Hợp Quốc nhằm thúc đẩy một dự thảo nghị quyết lên án Israel tại Hội đồng Bảo an.
Theo ông Erekat, dù chắc chắn Mỹ sẽ phủ quyết, song Palestine sẽ không từ bỏ: “Chính quyền Mỹ đang tạo ra một mối đe dọa thực sự đối với hòa bình và an ninh thế giới. Người Palestine chúng tôi sẽ không lùi bước, với sự ủng hộ của luật pháp quốc tế”.
Video đang HOT
Chính quyền Palestine đồng thời kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp bộ trưởng của Liên đoàn Arab. Trước đó, Tổng thư ký Liên đoàn Arab Ahmed Aboul Gheit đã chỉ trích quyết định của Mỹ là gây nguy hại cho mọi nỗ lực thúc đẩy hòa bình Israel và Palestine dựa trên việc chấm dứt các hành vi chiếm đóng.
Chính sách định cư của Israel tại khu Bờ Tây trên thực tế được tất cả các chính phủ tại nước này tiến hành từ năm 1967, nhưng lại được phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây dưới sự thúc đẩy của Thủ tướng Benjamin Netanyahu và sự ủng hộ của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ước tính, hiện nay có khoảng 400.000 người Israel sống tại khu Bờ Tây, vùng lãnh thổ mà nước này chiếm đóng trái phép của Palestine và cũng là nơi sinh sống của 2,7 triệu người Palestine.
Tuyên bố của Mỹ coi các khu định cư của Israel ở Bờ Tây chiếm đóng dù không có giá trị về mặt pháp lý, song lại có ý nghĩa biểu tượng đối với các chiến dịch bầu cử đang diễn ra ở cả Mỹ và Israel, bật đèn xanh cho kế hoạch tham vọng của Thủ tướng Netanyahu sáp nhập các vùng lãnh thổ chiếm đóng, trong đó có thung lũng Jordan. Hôm nay (20/11) chính là thời hạn chót cho những nỗ lực thành lập chính phủ liên minh tại nước này./.
Theo Thu Hoài/VOV1
Tổng hợp
Nga mời Mỹ, Ukraine dự lễ duyệt binh
Nga đang lên kế hoạch mời Mỹ, Vương quốc Anh và Pháp đến cuộc diễu hành Ngày Chiến thắng ở Moscow vào năm tới.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga - ông Kart Kartapolov ngày 1/11 cho biết, Nga đang lên kế hoạch mời các nhóm diễu hành từ các nước Đồng minh trong Thế chiến II, bao gồm Mỹ, Vương quốc Anh và Pháp đến cuộc diễu hành Ngày Chiến thắng ở Moscow vào năm tới.
Theo Thứ trưởng Kartapolov, có tới 20 nhóm diễu hành từ các quốc gia CIS (Cộng đồng các Quốc gia Độc lập), Mỹ, Anh, Pháp, Ai Cập, Israel, Iran, Ấn Độ, Trung Quốc, Mông Cổ, Ba Lan và Serbia được lên kế hoạch mời tham dự sự kiện.
"Chúng tôi dự kiến mời 20 khối duyệt binh từ các nước thuộc Cộng đồng Các quốc gia Độc lập (SNG), Mỹ, Anh, Pháp, Ai Cập, Israel, Iran, Ấn Độ, Trung Quốc, Mông Cổ, Ba Lan và Serbia tham gia Duyệt binh Chiến thắng 2020", Thứ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Kartapolov phát biểu.
Trước đó, hồi tháng 8/2019, cố vấn Điện Kremlin Yuri Ushakov cũng tiết lộ rằng, Nga sẽ mời Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky tham dự sự kiện nói trên.
Duyệt binh kỷ niệm 75 năm chiến thắng phát xít Đức sẽ được tổ chức vào tháng 5/2020 tại 28 thành phố của Nga. Khoảng 356 cựu chiến binh, bao gồm 156 người từ nước ngoài, sẽ được mời tham dự cuộc diễu hành với tư cách khán giả.
Các cuộc diễu binh quy mô nhỏ sẽ được tổ chức tại 374 thành phố ở Nga và 7 địa điểm nước ngoài quân đội Nga đóng quân, trong đó có căn cứ Khmeymim tại Syria.
Mỹ, Anh, Pháp và một số quốc gia từng gửi binh sĩ tới tham gia lễ duyệt binh kỷ niệm 65 năm chiến thắng phát xít Đức năm 2010.
Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ và Serbia lần đầu đưa binh sĩ tới tham dự duyệt binh ở Nga năm 2015 trong lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức.
Các cuộc duyệt binh của Nga kỷ niệm Ngày Chiến thắng vào tháng 5 hàng năm đã trở thành chủ đề được chú ý trên các mặt báo phương Tây. Lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ là dịp để Nga giới thiệu các loại vũ khí mới, hiện đại nhất của quân đội nước này.
Năm 2019 có tới 35 khối duyệt binh, huy động lực lượng các đơn vị, học viên quân sự, thiếu sinh quân, thành viên phong trào toàn Nga "Quân đội trẻ", cũng như đại diện của các cơ quan sức mạnh khác.
Quân phục diễu binh đều được may đo riêng cho từng binh sĩ, đảm bảo hình thức đẹp và trang nghiêm cho quân đoàn diễu binh. Theo thống kê mỗi thành viên diễu binh sẽ phải đi 700 bước, qua 330m trên Quảng trường Đỏ trong khoảng thời gian chính xác 5 phút 50 giây.
Tiếp theo các khối duyệt binh là lực lượng cơ giới như xe bọc thép "Tigr", xe thiết giáp BTR-82A, BTR-MDM, xe chiến đấu bộ binh BMP-3, xe chiến đấu đổ bộ BMD-4M, xe tăng T-72B3.
Cùng với các mẫu vũ khí truyền thống kể trên, còn có các xe tăng thế hệ thứ 4 T-14 Armata lừng danh, "Terminator", hệ thống tên lửa phòng không di động chiến lược S-400, Yars, pháo tự hành bánh xích "Msta-S", hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung "Buk", tầm ngắn "Tor", Tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1...
Trong bài phát biểu năm nay, Tổng thống Nga Putin tái khẳng định sức mạnh đạo đức của chiến công to lớn trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại trước chủ nghĩa phát xít.
Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh chính "nhân dân ta" đã "bảo vệ và cứu nguy Tổ quốc, đã trở thành niềm hy vọng, trở thành pháo đài cho toàn thể nhân loại và là người giải phóng chủ chốt cho người dân châu Âu".
Bảo Phương
Theo baodatviet
Cuộc đối đầu mới nguy hiểm ở Trung Đông Mỹ đang có những điều chỉnh chiến lược đối với khu vực Trung Đông trong thời gian gần đây. Theo mạng tin Project Syndicate, điều này đã và sẽ tạo ra những hệ quả xấu, đẩy khu vực này đứng trước tình thế nguy hiểm mới khi các cường quốc tranh giành quyền bá chủ ở đây. Mặc dù phiến quân Houthi ở...