Có một vùng gọi là “tam giác tử thần” trên mặt, nếu bị mụn ở đó thì tốt nhất đừng động vào nếu không muốn bị liệt mặt, méo miệng
Nói một cách nghiêm túc thì bạn nên tránh xa các nốt mụn ở vùng “tam giác tử thần” này trên mặt.
Chắc chắn bạn không thấy xa lạ với lời nhắc nhở “không được nặn mụn” cho dù nhìn chúng bạn thấy khó chịu đến mức nào. Tất nhiên, lời khuyên đó áp dụng cho toàn bộ khuôn mặt của bạn. Nhưng các bác sĩ nói rằng có một khu vực đặc biệt nguy hiểm trên khuôn mặt của bạn – được gọi là ” tam giác tử thần ” hay ” tam giác chết “. Và nếu mụn xuất hiện ở khu vực này, bạn càng cần để chúng “được yên”.
Dưới đây là những điều bạn cần biết về vùng “tam giác chết” trên mặt. Chúng là gì, tại sao bạn cần tránh mụn ở đó và làm sao để an toàn khi nếu không may mụn xuất hiện?
Vùng “tam giác chết” trên mặt là thế nào?
Nhắc đến vùng “tam giác chết” trên mặt, bạn hãy hình dung đó là vùng từ đầu mũi đến các góc của miệng, tức là bao gồm cả sống mũi đến các góc miệng, tạo thành hình tam giác.
Chia sẻ trên trang Health.com, bác sĩ da liễu Joshua Zeichner, tại Mount Sinai ở New York, nói rằng khu vực này trên mặt có mối liên hệ chặt chẽ với não bộ. Tại đây có rất nhiều tĩnh mạch nối các dây thần kinh khu vực xương sọ giúp vận chuyển máu đến não. Các tĩnh mạch thông thường đều có van để ngăn máu chảy ngược chiều, tuy nhiên tĩnh mạch ở khu vực này đều là loại không van.
Tại sao nổi mụn ở “vùng tam giác” này lại nguy hiểm?
Cụm từ “tam giác chết” nghe có vẻ hơi cực đoan khi chúng ta nói về mụn nhọt, nhưng có một điều chắc chắn rằng bạn không nên xem nhẹ mối đe dọa này.
Katie Wright là một bệnh nhân phải lãnh hậu quả vì nặn mụn trong “vùng cấm” này. Kate cho biết, ban đầu cô chỉ nghĩ đó là nốt mụn sưng tấy bình thường ở gần lông mày của mình. nhưng mọi thứ sau đó trở nên thực sự tồi tệ.
Viết trên Twitter, Katie cho biết, một tuần trước, cô quyết định nặn cái mụn khổng lồ và trong vòng một giờ, toàn bộ khuôn mặt của cô bị sưng vù lên. Cô có cảm giác như có thứ gì đó sẽ bùng phát từ dưới khỏi da của mình. Ngay sau đó cô đi khám thì được thông báo rằng cô đã bị viêm mô tế bào, một bệnh nhiễm trùng tụ cầu nghiêm trọng có khả năng ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của da.
“Vì nó ở trên mặt tôi, nên có rất nhiều nguy cơ nó lây lan đến não hoặc mắt khiến tôi bị mù”, cô viết.
Bác sĩ da liễu Sandra Lee, hay còn gọi là Tiến sĩ Pimple Popper, nói với Allure rằng đó là do nhiễm trùng của Katie Wright nằm trong “vùng tam giác chết” trên mặt.
Video đang HOT
Katie Wright là một bệnh nhân phải lãnh hậu quả vì nặn mụn trong “vùng cấm”
Tiến sĩ Amesh A. Adalja, một bác sĩ bệnh truyền nhiễm được chứng nhận tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins cho biết: “Khu vực này được kết nối thông qua các mạch máu với các khu vực của hộp sọ, nơi nhiễm trùng có thể lây lan rất nhanh và trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết”.
Nếu vùng da bên trong hình tam giác này bị tổn thương, chẳng hạn như bị xước hoặc hoặc mụn nhọt, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể bạn. Nhiễm trùng tụ cầu là một trong những loại nhiễm trùng phổ biến nhất trên khu vực này của cơ thể.
Những vi khuẩn này có thể nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể và gây ra nhiễm trùng. Và do ở gần các bộ phận quan trọng của não, nhiễm trùng có thể nhanh chóng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Bác sĩ Heather Free, phát ngôn viên của Hiệp hội Dược sĩ Mỹ nói trên trang Healthline rằng “tam giác chết” là khu vực đặc biệt của khuôn mặt. Nếu da vùng này bị tổn thương thì vi khuẩn sẽ rất dễ xâm nhập vào bên trong cơ thể chúng ta.
Ngay bên dưới mũi và miệng là 4 dây thần kinh chính có nhiệm vụ kiểm soát các chức năng trong và xung quanh mặt. Tùy thuộc vào dây thần kinh nào trong số những dây thần kinh này bị nhiễm trùng, mà bạn có thể bị tê liệt ở một số bộ phận trên khuôn mặt, bao gồm cả mi mắt và méo miệng. Đồng thời các chức năng vận động cũng có thể bị suy giảm, chèn ép các dây thần kinh, từ đó gây áp lực lên mắt và bộ phận khác trên gương mặt…
Bởi vì vùng này rất gần xoang hang (một khu vực nhỏ bên trong sọ người, là nơi chứa rất nhiều dây thần kinh liên quan đến cử động và cảm nhận của mắt và miệng) nên nếu bị nhiễm trùng ngoài da có thể dẫn đến phát triển nhiễm trùng trong xoang hang. Tình trạng này có thể dẫn đến cục máu đông, làm tăng khả năng đột quỵ và tử vong.
Heather Free cho biết: Vi khuẩn trong khu vực này có khoảng cách tới trung tâm điều khiển của chúng ta (não) ngắn hơn so với từ dưới chân, do đó, nó có thể gây ra nhiễm trùng rất nhanh. Da xung quanh khuôn mặt của bạn, và đặc biệt là ở vùng tam giác chết, là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại vi khuẩn xâm nhập. Miệng và mũi của bạn chứa đầy vi khuẩn, nhưng cơ thể của bạn được thiết kế để bảo vệ chống lại chúng. Nếu bạn phá vỡ rào cản đó, đó là lúc mọi thứ có thể trở nên bế tắc.
Tiến sĩ Dina Strachan, một bác sĩ da liễu được chứng nhận ở New York, nói với Healthline: “Nếu hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ, viêm mô tế bào (nhiễm trùng ở da), hoặc nhiễm trùng ở nang lông có thể xảy ra. Nhiễm trùng ở khu vực này thường có thể lây lan do các thao tác, chẳng hạn như ngoáy mũi, nhổ lông mũi hoặc bất cứ thứ gì phá vỡ hàng rào bảo vệ da”.
“Trong trường hợp bạn nặn mụn và nhiễm trùng phát triển, trường hợp xấu nhất là nhiễm trùng lây lan từ da qua xoang này và có khả năng nhiễm trùng não, thậm chí lây lan qua đường máu đến toàn bộ cơ thể“, tiến sĩ Zeichner nói.
Vì lý do này mà nếu xuất hiện mụn ở đây, hãy để nguyên và quan sát nó. Để yên tâm hơn, bạn nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra chắc chắn.
Làm thế nào để phòng tránh nhiễm trùng ở vùng ” tam giác tử thần “?
Từ lâu, các bác sĩ da liễu đã khuyến cáo rằng “để tay tránh xa mặt”, hiểu đơn giản là “đừng đưa tay chạm lên mặt”. Nhưng có vẻ như nhiều người chỉ nghe để biết lúc đó chứ họ không thể nhớ nổi. Bằng chứng là bất cứ khi nào thấy có mụn xuất hiện trên mặt là họ lại vội vàng đưa tay lên “xử lý”.
Nếu bạn cũng là người khó thực hiện việc “để tay xa mặt” thì ít ra bạn cũng cần nhớ được một điều rằng “cần tránh xa vùng tam giác chết” là được. Bất cứ khi nào bạn chạm vào một nốt mụn trên mũi hay bất kì vị trí nào trong vùng tam giác, hãy nhớ đến cụm từ “nhiễm trùng não tiềm ẩn” để mà bỏ tay xuống.
Bên cạnh đó, tiến sĩ Zeichner cũng khuyến cáo rằng, trước khi chạm tay lên mặt, bạn cần chắc chắn rằng mình đã rửa tay thật sạch, nhất là dưới móng tay vì vi khuẩn thường hay ẩn nấp ở đó. Tốt hơn hết, tiến sĩ Zeichner khuyên bạn nên cắt móng tay để giữ cho tay sạch sẽ.
Tiếp theo, bạn nên làm sạch da mặt. Tiến sĩ Vij nói rằng nếu tuân thủ nguyên tắc không nặn mụn, không gây nhiễm trùng hoặc tạo ra vết thương hở khiến sự viêm nhiễm lây lan ra xung quanh… thì bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa các triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng.
Khi nhận thấy có dấu hiệu nhiễm trùng như vết mụn sưng, u nang ở khu vực này, bạn nên đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám hoặc dùng những liệu pháp bằng thuốc như serum chấm mụn đặc trị, để diệt khuẩn và làm dịu các vết sưng đỏ. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên nhổ lông mũi hoặc ngoáy mũi mạnh tay. Thói quen này có thể gây rách niêm mạc, chảy máu cam, gây nhiễm trùng…
Nặn mụn ở vùng 'tam giác chết': Hai bác sĩ da liễu Mỹ chỉ ra điều nguy hiểm nhiều người mắc
Chúng ta thường có thói quen đưa tay lên mặt nặn mụn bất kể là to hay nhỏ, ở mũi hay cằm hay má... Nhưng có lẽ bạn cần điều chỉnh thói quen này, nhờ tư vấn sau đây của 2 bác sĩ.
"Tam giác chết" trên mặt ở đâu?
"Tam giác chết" được bác sĩ da liễu Joshua Zeichner ở New York, Mỹ, định nghĩa là: "Vùng mặt giữa mũi và hai khóe miệng, đây là vùng đặc biệt nguy hiểm trên khuôn mặt vì kết nối mật thiết với não bộ".
Để nhận diện khu vực này, bạn cần chập hai đầu ngón trỏ và hai đầu ngón cái của mình lại thành một hình tam giác. Sau đó, ướm hình tam giác vừa tạo lên mặt theo vị trí: đỉnh tam giác nằm trên sống mũi, hai góc của hình ứng với hai khoé miệng, cạnh dưới tam giác kéo dài qua phần dưới của môi trên.
Vì sao nặn mụn ở vùng "tam giác chết" lại nguy hiểm?
Bác sĩ Zeichner cho biết: "Xoang hang là tên của một tĩnh mạch lớn dẫn máu đến não, tạo liên kết từ bên ngoài vào bên trong cơ thể của chúng ta". Sự nhiễm trùng trong một nốt mụn trên mũi cũng có thể dễ dàng dẫn đến tình trạng tương tự ở não của bạn.
Vì thế, bác sĩ da liễu Alok Vij tại bệnh viện Cleveland Clinic (Mỹ) nhận định: "Bất kỳ sự nhiễm trùng nào ở khu vực "tam giác chết" đều có nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ hơn".
Bác sĩ Zeichner thì cảnh báo: "Nếu bạn nặn mụn và bị nhiễm trùng, trong trường hợp xấu nhất là nhiễm trùng lây lan từ da qua xoang và có khả năng gây nhiễm trùng ở não, hoặc thậm chí lây qua đường máu đến toàn bộ cơ thể".
Vì thế, bạn không nên nặn hoặc gãi mụn ở khu vực "tam giác chết", cũng như nhổ lông mũi bằng cách không an toàn, vì những hành động đó đều có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào khu vực nguy hiểm này.
Không những thế, theo bác sĩ Viji, gây tổn thương mụn vùng này có thể sẽ dễ để lại sẹo hơn.
Cách nặn mụn an toàn?
Các bác sĩ da liễu luôn khuyên chúng ta không nên gây tổn thương vùng mụn bằng cách nặn, gãi, sờ,... Các bác sĩ khuyến cáo chúng ta cần tránh tác động đến mụn ở vùng tam giác chết.
Cần lưu ý rằng khi bạn tác động đến nốt mụn lớn trên mũi thì cũng đồng nghĩa bạn đang đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn bị nhiễm trùng não.
Nếu thực sự muốn nặn mụn, điển hình như ở vùng cằm, bạn hãy cân nhắc thời điểm thực hiện việc đó. Bác sĩ Zeichner khuyên rằng: "Nếu bạn muốn nặn mụn, đừng làm điều đó ngay trước khi đi ngủ, lúc bạn mệt mỏi".
Còn bác sĩ Vij lại khuyến cáo trước khi tiến hành nặn mụn, chúng ta cần rửa tay thật kỹ, đảm bảo bên trong móng tay sạch sẽ, vì vi khuẩn sẽ ẩn náu rất tốt ở đó. Tốt hơn hết, theo bác sĩ Zeichner, bạn nên cắt móng tay trước khi quyết định nặn mụn.
Tiếp theo, bạn nên làm sạch da mặt và bác sĩ Vij khuyên bạn nên chườm ấm lên vùng da đó trước khi bắt đầu quá trình xử lý nốt mụn.
Bác sĩ Zeichner cho hay, chúng ta không nên nặn phần đầu của mụn bằng móng tay mà thay vào đó là "nắn, đẩy quanh vùng mụn". Bạn nên làm điều này với một trong hai dụng cụ: tăm bông hoặc phần đầu ngón tay.
Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là nhận ra khi nào bạn nên dừng lại.
Bác sĩ Zeichner chia sẻ: "Nếu mụn không thoát ra dễ dàng, hãy nên dừng lại", đồng thời, việc chăm sóc sau khi nặn mụn cũng là một điều không kém phần quan trọng. Vị bác sĩ này khuyên: "Sau khi nặn mụn xong, hãy bôi thuốc mỡ kháng sinh như bacitracin lên vùng da hở".
Đang phơi quần áo thì bị méo miệng, mất ý thức... may được cứu sống kịp thời Đang phơi quần áo, người phụ nữ đột ngột méo miệng, mất ý thức, tiêu tiểu không tự chủ. May mắn được cấp cứu và xử trí kịp thời, bệnh nhân đã thoát khỏi nguy hiểm và dần khôi phục hoàn toàn các chức năng cơ thể. Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, cấp cứu bệnh nhân đột quỵ ẢNH: BVCC Hôm nay...