Có một vùng đất nhìn từ trên cao như một “Việt Nam thu nhỏ”, là nơi trên đất liền có thể đón bình minh sớm nhất trong ngày
Từ những bức hình chụp từ trên cao mang hình dáng giống như dải đất hình chữ S, nhiều du khách tò mò và đi tìm xem đây là nơi nào.
Nhắc tới những địa điểm du lịch được yêu thích vào mùa, chắc chắn du khách sẽ không thể bỏ quên những cái tên vùng biển trong xanh, nổi tiếng. Những bãi biển nổi tiếng và thu hút đông đảo du khách ở nước ta có thể kể tới đó là Nha Trang, Quy Nhơn, Phú Quốc hay Đà Nẵng. Trong khoảng 1-2 năm trở lại đây, có một cái tên mới nữa nổi lên và được quan tâm bởi sự hoang sơ, dân dã.
Địa điểm này mang tên Phú Yên. Theo du khách nhận xét, ở Phú Yên không có những địa điểm vui chơi, hay cũng không có những trung tâm thương mại, những địa điểm mua sắm đặc thù dành cho khách du lịch. Thay vào đó khi đến đây, du khách sẽ hoàn toàn được đắm mình trong thiên nhiên bao la.
Đặc biệt, ở Phú Yên còn có một thứ gọi là “ Việt Nam thu nhỏ”. Từ những bức hình chụp hay góc nhìn từ trên cao, nơi này hiện lên như dải đất hình chữ S. Đó chính là Mũi Điện, hay còn gọi là Mũi Đại Lãnh – Phú Yên.
Mũi Điện nhìn từ trên cao giống như dải đất hình chữ S, một Việt Nam thu nhỏ
Vị trí chính xác của Mũi Điện là thuộc thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Nằm cách thành phố Tuy Hoa tình Phú yên 35km về hướng Đông Nam, đường dẫn tới khu vực này cũng khá thuận lợi, vì vậy du khách có thể tùy chọn phương tiện di chuyển là xe máy hoặc ô tô tùy nhu cầu, đi dọc theo Quốc lộ 1A, mất khoảng 1 giờ đồng hồ là sẽ tới nơi.
Năm 2008, Mũi Điện Phú Yên còn vinh dự được Bộ Văn Hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích danh thắng cấp Quốc gia.
Mũi Điện, Phú Yên – Điểm đến hoang sơ, một trong những nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền
Như đã nói ở trên, Phú Yên là một điểm đến con hoang sơ, chưa có bàn tay can thiệp làm du lịch, dịch vụ nhiều của con người. Ở Mũi Điện cũng vậy. Ấn tượng của du khách khi tới Mũi Điện chính là khung cảnh ngập tràn màu xanh của cỏ cây và của biển cả, xen lẫn với đó là những mỏm đá nhiều hình thù.
Du khách có thể lựa chọn tắm biển tại Bãi Môn, tắm nắng trên cát trắng, tham gia các hoạt động thể thao biển, cắm trại hoặc chụp ảnh check-in. Hầu hết những du khách đã tới đây đều phải nhận xét rằng, đứng vào nơi nào cũng có thể có hình đẹp mang về.
Một góc nhìn khác của Mũi Điện
Ngoài ra, Mũi Điện còn rất nổi tiếng với hình ảnh ngọn hải đăng đứng sừng sững trên đỉnh đồi, mặt quay ra biển. Hải đăng được xây dựng vào năm 1890 bởi người Pháp. Sau nhiều năm tạm ngưng hoạt động, đến năm 1995, nó được trùng tu và đưa vào hoạt động trở lại. Với độ cao 110m so với mặt nước biển, đứng từ nơi cao nhất của ngọn hải đăng, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên miền biển vô cùng đẹp mắt.
Travel Blogger Cường Khỉ, người đã có chuyến đi tới Mũi Điện vừa rồi cho biết, để lên tới ngọn hải đăng ở Mũi Điện, sẽ phải đi bộ 1 đoạn khoảng 1km, mất khoảng 15-30 phút là tới được chân hải đăng. Nhưng với những ai không muốn đi bộ thì có thể lựa chọn dịch vụ thuê xe ôm của người bản địa chở lên và chở xuống với mức giá 50.000 đồng/2 người/chiều. “Chúng mình chọn đi bộ để vừa ngắm được cảnh trên đường đi, vừa tiện để dừng lại chụp ảnh, dù khi lên đến nơi ai cũng mồ hôi ướt nhẹp”, Cường Khỉ nói thêm.
Lên tới hải đăng, phí tham quan cho du khách là 20.000 đồng/người. Sau khi tham quan hải đăng có thể tiếp tục đi xuống những vách đá bên dưới hay những khu vực lân cận để khám phá tiếp vẻ đẹp của thiên nhiên nơi này.
Ngọn hải đăng nổi tiếng ở Mũi Điện
Đường để du khách đi bộ lên ngọn hải đăng (Ảnh Thuy Duong Lizz)
Video đang HOT
Đặc biệt, một trải nghiệm được đánh giá không thể bỏ lỡ khi tới Mũi Điện chính là “săn” bình minh. Mũi ĐIện chính là một trong những nơi cực đông của Tổ Quốc, là nơi trên đất liền mà ta có thể đón bình minh sớm nhất trong ngày. Chính điều này đã góp phần thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là các bạn trẻ tới mảnh đất này hơn bao giờ hết.
Để trở thành những người đón bình minh sớm nhất ở Việt Nam, theo kinh nghiệm của những người đi trước thì du khách cần chuẩn bị và di chuyển từ khoảng 3 giờ sáng. Đặc biệt với những du khách lưu trú tại thành phố Tuy Hòa thì càng nên đúng giờ và di chuyển sớm, bởi chỉ cần lỡ qua “thời gian vàng” là có thể lỡ mất buổi bình minh.
Mũi Điện là điểm cực đông, nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam (Ảnh Nguyễn Hoàng Anh – Group Check in Việt Nam)
Đến Mũi Điện hay khu vực hải đăng là khoảng 4 giờ, mặt trời sẽ dần dần xuất hiện từ đường chân trời, tạo nên một khung cảnh vô cùng ấn tượng. “Sau khi leo núi một đoạn dài, mình nhận được phần thưởng là cảnh bình minh rực rỡ trước mắt. Mọi sự mệt nhọc sẽ được khung cảnh này xoa dịu ngay lập tức”, Thùy Dương, một du khách đã có 2 lần chinh phục bình minh ở Mũi Điện chia sẻ.
“Mình đến Mũi Điện đã trên 5 lần rồi nhưng lần nào cũng phải trầm trồ bởi thiên nhiên nơi này đẹp một cách mê hoặc. Thiên nhiên của mảnh đất này đã khiến rất nhiều người nhớ thương mà quay lại nhiều lần, trong đó có mình”, blogger Cường Khỉ nhận xét sau rất nhiều chuyến đi tới Phú Yên nói chung cũng như Mũi Điện nói riêng.
Đón bình minh là trải nghiệm du khách nào cũng muốn có khi tới Mũi Điện (Ảnh Đức Ngô, Huệ Ling, Hoang Anh, Thanh Duy, Tô Thuận, Hoàng Minh Đức – Group Check in Việt Nam)
Ảnh Hoàng Minh Đức – Group Check in Việt Nam
Cảnh đẹp ở Mũi Điện khiến du khách mê mẩn (Ảnh Phạm Ân – Group Check in Việt Nam)
Bãi biển ở Mũi Điện, nơi cũng được nhiều du khách lựa chọn để cắm trại (Ảnh Mai Ka – Group Check in Việt Nam)
Những địa điểm phù hợp để kết hợp trong chuyến đi
Thời gian thích hợp để du khách tận hưởng trọn vẹn Mũi Điện là khoảng 1 ngày, từ sáng sớm buổi bình minh cho tới khi hoàng hôn xuống. Sau đó, du khách có thể lựa chọn các điểm đến lân cận khác để có một chuyến du lịch Phú Yên trọn vẹn nhất.
1. Gành Đá Đĩa
Gành Đá Đĩa hay Ghềnh Đá Đĩa là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Phú Yên, thuộc địa phận thôn Phú Hạnh, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An. Từ thành phố Tuy Hòa, du khách sẽ phải đi một quãng đường khoảng 40km, mất khoảng 1 giờ đồng hồ.
Gọi là Gành Đá Đĩa là bởi nơi đây có nhiều những khối đá đen, được sắp xếp trật tự bên bờ biển trong xanh. Nhìn từ xa, trông như một chiếc đĩa khổng lồ. Ngoài ra, du khách đến nơi đây còn bị ấn tượng bởi những cột đá đa hình dạng, từ hình lục giác, hình tròn cho đến hình vuông, xếp chồng lên nhau thành một khối vững chắc.
Gành Đá Đĩa ở Phú Yên (Ảnh Tô Thuận – Check in Việt Nam)
2. Bãi Xép
Gần với thành phố Tuy Hòa hơn, chỉ cách 13km về phía Bắc và cũng nổi tiếng không kém, là bãi Xép. Bãi Xép có diện tích nhỏ với đường bờ biển 500m nhưng lại thu hút du khách bởi khung cảnh hoang sơ, làn nước biển xanh trong, bờ cát trắng mịn, những vách đá kỳ vĩ hay những thảm cỏ tươi tốt. Đặc biệt, hình ảnh được nhiều du khách đánh giá là biểu tượng cho bãi Xép chính là những bụi xương rồng nằm trên đỉnh núi.
Hiện nay, khu vực bãi Xép có thu phí dịch vụ tham quan với du khách, mức giá là 20.000 đồng/người trong khung giờ cố định từ 7h sáng tới 6 giờ chiều. Ngoài ra, du khách muốn cắm trại có thể thuê lều, trại tại đây với mức giá 200.000 đồng/lều.
Bãi Xép với những bụi xương rồng nổi tiếng (Ảnh Lê Ngọc Trang – Check in Việt Nam)
3. Tháp Nghinh Phong
Tháp Nghinh Phong là một công trình kiến trúc mới được hoàn thành, tọa lạc tại quảng trường Nghinh Phong, thành phố Tuy Hòa. Để tạo nên tháp, người ta đã sử dụng 50 khối đá có hình trụ, xếp chồng và liền kề nhau, tô điểm thêm nhiều hoa văn tinh xảo, độc đáo. Được biết, ý tưởng thiết kế tháp lấy cảm hứng từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.
Giữa tháp 2 chiếc cột cao nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa đặc biệt về truyền thống dân tộc. Khoảng trống giữa 2 chiếc cột đủ cho 2 người đứng, khi có gió biển mát lành thổi qua còn tạo nên những âm thanh độc đáo như những bản nhạc.
Từ khi xuất hiện, tháp Nghinh Phong trở thành điểm đến không thể không đến khi tới Phú Yên cũng như Tuy Hòa. Du khách nào ghé thăm cũng muốn sở hữu ít nhất một bức hình được chụp ở đây.
Tháp Nghinh Phong ở quảng trường trung tâm Tuy Hòa
Ngoài các địa điểm trên thuộc Phú Yên hay Tuy Hòa, du khách cũng có thể kết hợp du lịch Phú Yên cùng các tỉnh thành lân cận khác như Nha Trang, Đà Lạt hay Quy Nhơn.
Phú Yên: Vịnh Xuân Đài Điểm ngắm bình minh hấp dẫn nhất Việt Nam
Thị xã Sông Cầu sẽ đưa du lịch Sông Cầu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch vịnh Xuân Đài với thương hiệu 'Vịnh Xuân Đài - Điểm ngắm bình minh hấp dẫn nhất Việt Nam'.
Vịnh Xuân Đài nằm chủ yếu trên địa bàn thị xã Sông Cầu và một phần huyện Tuy An, phía Đông Bắc tỉnh Phú Yên.
Xây dựng thương hiệu du lịch
Vịnh Xuân Đài nằm chủ yếu trên địa bàn thị xã Sông Cầu và một phần huyện Tuy An, phía Đông Bắc tỉnh Phú Yên, là một vùng non xanh nước biếc, sơn thủy hữu tình với các bãi biển trong xanh, nguyên sơ, địa hình độc đáo, nơi chứa đựng nhiều tài nguyên du lịch.
Vịnh Xuân Đài cùng với các danh thắng dọc bờ biển Phú Yên như gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan, đầm Cù Mông, tạo nên quần thể phong cảnh - di tích độc đáo có giá trị du lịch cao của tỉnh Phú Yên và vùng Duyên hải Nam Trung bộ.
Ngày 29/12/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2127, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên đến năm 2030.
Mục tiêu đến năm 2025, vịnh Xuân Đài trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí của tỉnh Phú Yên, của vùng Duyên hải Nam Trung bộ; là một điểm đến quan trọng trên tuyến du lịch quốc gia, hình thành mối liên kết bổ trợ với các điểm đến khác trong vùng như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang và khu vực Tây Nguyên. Đến năm 2030, Khu du lịch vịnh Xuân Đài cơ bản đáp ứng tiêu chí và trở thành Khu du lịch quốc gia.
UBND thị xã Sông Cầu đã ban hành Kế hoạch đầu tư phát triển du lịch Sông Cầu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng thương hiệu du lịch vịnh Xuân Đài giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Vịnh Xuân Đài như bức tranh sơn thủy hữu tình.
Mục đích của Kế hoạch là xây dựng thương hiệu du lịch vịnh Xuân Đài đúng tầm là một trong những khu du lịch quốc gia, là điểm dừng chân lý tưởng của du lịch để có những trải nghiệm tốt nhất về các giá trị sinh thái - cảnh quan; thu hút đầu tư đúng quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tạo đột phá, phát triển nhanh và bền vững; hình thành một số khu du lịch cao cấp, khu du lịch nghỉ dưỡng biển.
Đến năm 2030, cơ bản hình thành một số sản phẩm đặc thù và một số điểm đến đặc trưng; hình thành các tour du lịch chuyên đề: Tham quan, nghỉ dưỡng biển, du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh, ẩm thực, mua sắm.
Kế hoạch cũng hướng đến mục tiêu đưa du lịch Sông Cầu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng du lịch - dịch vụ; công nghiệp - xây dựng - nông nghiệp. Từng bước xây dựng thương hiệu du lịch vịnh Xuân Đài với thương hiệu "Vịnh Xuân Đài - Điểm ngắm bình minh hấp dẫn nhất Việt Nam".
Đến năm 2025 đón khoảng 850 nghìn lượt khách, trong đó khoảng 25 nghìn lượt khách quốc tế; tổng thu nhập du lịch đạt trên 400 tỷ đồng; có khoảng 800 phòng lưu trú đạt chuẩn; tạo việc làm cho khoảng 2.500 lao động, trong đó có khoảng 1.000 lao động trực tiếp.
Đến năm 2030 đón khoảng 1,2 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 35 nghìn lượt khách quốc tế; tổng thu nhập du lịch đạt khoảng 900 tỷ đồng; có khoảng 950 phòng đạt chuẩn; tạo việc làm cho trên 4.000 lao động với khoảng 1.500 lao động trực tiếp.
Phát triển không gian du lịch
Vịnh Xuân Đài được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích thắng cảnh quốc gia năm 2011. Vịnh Xuân Đài được hình thành từ dãy núi Cổ Ngựa, dài khoảng 15km, như con kỳ lân khổng lồ chạy dài theo bờ biển, trườn về hướng Nam, tạo nên bán đảo Xuân Hòa, Xuân Thịnh. Vịnh có diện tích 1.300ha, cửa vịnh rộng hơn 4,5km quay về hướng Đông Nam thông ra biển Đông.
Xây dựng thương hiệu du lịch "Vịnh Xuân Đài - Điểm ngắm bình minh hấp dẫn nhất Việt Nam".
Đứng trên đỉnh dốc Găng, Quốc lộ 1 nhìn xuống, vịnh Xuân Đài như bức tranh sơn thủy hữu tình, một vùng non nước thắm đượm màu xanh, mặt nước trong xanh phẳng lỳ, đồi núi xanh, phố phường, làng mạc xen lẫn màu xanh của rừng dừa, bầu trời trong xanh thăm thẳm một màu.
Xung quanh vịnh Xuân Đài có nhiều bãi tắm đẹp như Vũng La, Vũng Chào, nhiều đảo nhỏ cực đẹp như cù lao Ông Xá, hòn Nhất Tự Sơn, mũi Đá Mài, mũi Tai Mã. Bao đời nay, vịnh Xuân Đài nuôi sống hàng nghìn người bằng nghề chài lưới, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. Hiện nay, vịnh Xuân Đài là nơi nuôi tôm hùm thương phẩm nổi tiếng khu vực Nam Trung bộ.
Vịnh Xuân Đài là vịnh lớn, nước sâu, cửa vịnh rộng kín gió rất thuận lợi cho tàu thuyền ra vào. Nơi đây từ xa xưa đã có thương cảng Vũng Lắm tại phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu ngày nay. Một thời gian dài, thương cảng Vũng Lắm rất hưng thịnh, nhưng do biến cố của lịch sử làm cho thương cảng này không phát triển như các thương cảng khác.
Phó Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu Võ Ngọc Thạch cho biết: Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia vịnh Xuân Đài và vị trí địa lý tự nhiên thị xã Sông Cầu với mục tiêu phát triển du lịch - dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh tế khác. Do đó, cần ưu tiên tập trung phát triển không gian du lịch hướng đến nhiều đối tượng du khách, trong đó tập trung vào du khách cao cấp, với các mục đích du lịch và mức chi tiêu đa dạng, việc phân vùng không gian phát triển du lịch đảm bảo các tiêu chí hợp lý, hiệu quả và phát huy thế mạnh nguồn tài nguyên du lịch.
Ông Võ Ngọc Thạch chia sẻ thêm: Thị xã Sông Cầu hướng đến sự phát triển đồng bộ giữa phát triển ngành Du lịch và các ngành kinh tế khác. Trên cơ sở 9 phân khu thuộc vịnh Xuân Đài và tài nguyên du lịch toàn thị xã, hình thành 5 không gian du lịch chính gồm: Không gian du lịch trên mặt vịnh; không gian du lịch sinh thái biển bán đảo Xuân Thịnh; không gian du lịch tổng hợp Gành Đỏ - Bình Sa; không gian du lịch dịch vụ trung tâm thị xã; không gian du lịch Bắc Sông Cầu
Điểm đến tựa bản đồ Việt Nam thu nhỏ, khách tới săn bình minh sớm nhất ở Phú Yên Nhìn từ trên cao, khu vực này có hình dạng chữ S uốn cong mềm mại giống như bản đồ Việt Nam thu nhỏ. Đây cũng là nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền, thu hút đông đảo giới nhiếp ảnh và các tín đồ mê xê dịch tới ghé thăm, trải nghiệm. Là một trong những điểm đến du lịch...