Có một “thủy đạo” nối liền 3 đảo ở ngay Việt Nam, được gọi là “viên ngọc quý” của Đông Nam Á
Đi bộ là hoạt động hết sức bình thường, nhưng nó sẽ trở nên vô cùng đặc biệt nếu con đường bạn đi là thủy đạo độc nhất vô nhị của Việt Nam.
Nhắc tới tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam, phần đông mọi người sẽ nghĩ ngay đến vựa nuôi tôm hùm lớn nhất cả nước, hay một thành phố biển Nha Trang sầm uất, nhộn nhịp với các hoạt động du lịch hay với những bãi biển xanh, cát trắng, nắng vàng. Tuy nhiên ít ai biết rằng, Khánh Hòa còn ẩn giấu một “báu vật” độc đáo, có thể nói là “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam, mang tên thủy đạo Điệp Sơn.
Thủy đạo có nghĩa là con đường nằm ngay trên biển. Khi thủy triều xuống, du khách có thể tản bộ ở đây mà không cần sự hỗ trợ của các loại tàu thuyền nào. Thủy đạo Điệp Sơn chính là một con đường như thế.
Để trải nghiệm được thủy đạo, điều đầu tiên du khách cần thực hiện đó là đến đảo Điệp Sơn. Trái với khung cảnh sôi động của thành phố du lịch, đảo Điệp Sơn có khung cảnh còn hoang sơ. Vì vậy, nó phù hợp với những du khách yêu thích sự yên bình, không quá xô bồ.
Tìm đến đảo Điệp Sơn hoang sơ
Điệp Sơn là hòn đảo nằm trong vùng biển thuộc vịnh Vân Phong, phía Bắc tỉnh Khánh Hòa, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 60km, thuộc xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh. Tuy là một hòn đảo hoang sơ nhưng quãng đường di chuyển đến đây được các du khách đánh giá là đẹp và dễ đi.
Đảo Điệp Sơn tách biệt với đất liền
Theo hướng dẫn từ các du khách đã có kinh nghiệm trước đó, chuyến đi tới Điệp Sơn sẽ chia làm 2 chặng. Chặng đầu tiên là đi từ thành phố Nha Trang, tới cảng Vạn Giã. Quãng đường dài gần 60km, du khách sẽ mất hơn 1 giờ lái xe. Sau đó tại cảng, du khách sẽ tùy chọn di chuyển bằng ca nô hoặc thuyền gỗ để ra đảo, với thời gian tương ứng là 20 phút và 60 phút. Chuyến đi sớm nhất trong ngày tại cảng có thể bắt đầu từ 6 giờ sáng, và muộn nhất là 17 giờ chiều.
Theo chia sẻ của những người dân bản địa nơi đây, thời điểm đẹp nhất để ghé thăm đảo Điệp Sơn là từ tháng 4 tới tháng 9. Lúc này tiết trời nắng đẹp, ít mưa, vì vậy làn nước cũng trong xanh hơn, tạo điều kiện lý tưởng cho các hoạt động như tắm biển, chụp ảnh hay vui chơi. Từ tháng 9 trở đi trời dễ bão và mưa nhiều, vì thế du khách không nên tham quan đảo vào thời gian này.
Để tới đảo Điệp Sơn, du khách sẽ đi bằng ca nô hoặc thuyền
Như đã nói ở trên, đảo Điệp Sơn được đánh giá là còn khá hoang sơ và vẫn giữ nguyên được những nét đẹp nguyên thủy vốn được thiên nhiên trao tặng. Trên đảo hầu như chưa có sự can thiệp của bàn tay con người, và cũng gần như không có bất cứ dịch vụ du lịch nào.
Theo báo cáo, hiện nay trên đảo có khoảng 80 hộ dân sinh sống chủ yếu bằng việc đánh bắt cá. Nhiều du khách nhận xét rằng chính vẻ đời thường, chân chất của người dân địa phương nơi đây làm cho họ cảm thấy thoải mái hơn khi đến với đảo.
Khung cảnh hoang sơ, đời sống người dân bản địa gần gũi cũng chính là những điều làm nên nét khác biệt, độc đảo của Điệp Sơn trong mắt du khách.
Đời sống trên đảo còn khá hoang sơ, đậm tính bản địa
Thủy đạo Điệp Sơn – con đường nối liền 3 đảo, được gọi là “viên ngọc quý”
Video đang HOT
Ở đảo Điệp Sơn có một con đường trên biển đặc biệt, mang tên thủy đạo Điệp Sơn. Nó nối liền 3 đảo gần đó là Hòn Bịp, Hòn Ó và Hòn Quạ. Thực chất đây là một doi cát tự nhiên, dài khoảng 800m, rộng từ 1-2m. Để có thể trải nghiệm được con đường biển này, du khách cần hết sức lưu ý về thời gian. Thủy đạo Điệp Sơn chỉ hiện ra khi thủy triều xuống và sẽ biến mất vào lòng đại dương khi thủy triều dâng cao.
Bắt đầu từ 6 giờ sáng, lúc này thủy triều xuống, doi cát sẽ từ từ xuất hiện giữa làn nước trong xanh của biển cả. Du khách có thể bắt đầu ngày mới bằng việc đi bộ trên biển qua doi cát này. Làn nước như dạt sang hai bên nhường lối đi cho người thăm quan.
Thủy đạo khi nhìn từ trên cao
Du khách thích thú với con đường cát giữa biển mỗi khi thủy triều xuống
Cavicu, một travel blogger người nước ngoài, sau khi trải nghiệm đi bộ trên thủy đạo Điệp Sơn đã chia sẻ rằng: “Đi bộ trên con đường này đem lại cảm giác vô cùng thích thú, xen lẫn hồi hộp và một chút sợ hãi khi bạn phải bước giữa đại dương bao la. Bạn có thể thỏa thích ngắm nhìn những đàn cá nhỏ tung tăng bơi lội hai bên, chốc chốc lại thấy những đàn cá nhảy tung lên khỏi mặt nước, hay giơ tay vẫy chào con thuyền đang chạy lướt qua”.
Nhiều du khách khác cũng phải nhận xét, hiếm có nơi nào có được một con đường độc đáo như thủy đạo ở Điệp Sơn. Nó có thể xem là “viên ngọc quý” của Đông Nam Á, và còn được so sánh với con đường nối liền 2 đảo Jindo và Modo nổi tiếng của Hàn Quốc.
Ngoài ra, không chỉ đi bộ trên thủy đạo, vào khung giờ khoảng 15 giờ đến 18 giờ hàng ngày, du khách còn có thể khám phá những bãi đá san hô và hệ sinh thái bãi cạn hết sức phong phú khi thủy triều rút.
Con đường nối 2 đảo Jindo và Modo nổi tiếng của Hàn Quốc
Các hoạt động khác tại Điệp Sơn
Theo thông báo từ Cổng Thông tin Tỉnh ủy Khánh Hòa, UBND tỉnh này không khuyến khích phát triển du lịch tại đảo Điệp Sơn. Do đó nơi đây không có bất cứ nhà nghỉ hay khách sạn nào, hay rất ít các dịch vụ du lịch chuyên biệt. Tuy nhiên với những du khách yêu thích sự hoang sơ, nguyên thủy và mong muốn được trải nghiệm những hoạt động đậm tính bản địa, đảo Điệp Sơn chính là một điểm đến lý tưởng. Dưới đây là một số gợi ý mà du khách có thể tham khảo cho chuyến đi của mình.
Cắm trại ven biển hoặc trải nghiệm xin nghỉ tại nhà dân
Với những du khách muốn có nơi để lưu trú, nghỉ ngơi hay ở lại qua đêm, hình thức phổ biến nhất chính là cắm trại tự túc hoặc xin nhờ các hộ dân bản địa. Theo kinh nghiệm của các phượt thủ, nếu xin nghỉ nhờ nhà người dân địa phương, du khách hãy trò chuyện một cách gần gũi và chân thành nhất với họ, và khi rời đi du khách có thể trả cho chủ nhà một chút phí hoặc tặng họ đồ lưu niệm.
Còn với những du khách lựa chọn hình thức cắm trại, các địa điểm phù hợp có thể kể tới như ven biển hay trong sân trường học. Du khách nên chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ các vận dụng cá nhân bởi điều kiện trên đảo vẫn còn nhiều thiếu thốn nên đôi khi trong trường hợp cấp bách sẽ không có sẵn để du khách mua. Cắm trại trên biển để đón buổi sớm mai bình minh cũng được đánh giá là trải nghiệm đáng thử.
Hình thức lưu trú chủ yếu trên đảo Điệp Sơn là cắm trại hoặc xin ngủ lại nhà người dân bản địa
Thưởng thức những món ăn ngon
Đến đảo Điệp Sơn du khách chắc chắn không nên bỏ qua những món ăn ngon, những món hải sản tươi, được đánh bắt và chế biến trực tiếp với bàn tay của những người dân bản địa.
Thông thường, mọi người cũng lựa chọn dùng bữa ngay tại nhà người dân địa phương mà họ trú chân nhờ. Các hình thức chế biến cũng rất đa dạng, đảm bảo sẽ làm du khách hài lòng.
Với những du khách lựa chọn cắm trại và nấu ăn tự túc, hãy đảm bảo giữ gìn vệ sinh cảnh quan chung và dọn dẹp hết rác trước khi rời đi.
Những món ăn ngon được đánh bắt và chế biến bởi chính những người dân bản địa
Những hoạt động khác
Các hoạt động giải trí trên đảo rất ít, nhưng không phải là không có. 2 trải nghiệm mà du khách có thể lựa chọn đó là chèo thuyền kayak hoặc ngồi mô tô nước được lái bởi người dân bản địa. Chi phí cho trải nghiệm này khoảng 400.000 đồng/15 phút.
Báo quốc tế gợi ý thời gian đẹp nhất trong năm để du lịch Việt Nam
Chuyên trang du lịch Lonely Planet cho rằng Việt Nam có thể đáp ứng tất cả nhu cầu của du khách cho dù họ muốn đến quốc gia Đông Nam Á này vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Vào mùa du lịch, một số thời điểm nhất định trong năm thường thu hút khách du lịch đến Việt Nam nhiều hơn bởi thời tiết, dịch vụ tốt và sự thuận lợi.
Ảnh minh họa. Nguồn: Getty Images
"Phụ thuộc vào sở thích của bạn muốn đi đâu và vào thời gian nào, chẳng hạn như nếu bạn muốn đi biển ở miền Trung, thì có lẽ thời điểm đẹp nhất là từ tháng 2 đến tháng 6 trước khi mùa hè trở nên đông đúc. Trong khi đó nếu muốn đi bộ leo núi vùng cao thì khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 là mùa du lịch lý tưởng nhất", tác giả bài viết Joe Bindloss gợi ý.
Điều quan trọng cần lưu ý là thời tiết có thể thay đổi khi bạn đi du lịch tại Việt Nam. Đất nước trải dài 1650km từ bắc xuống nam, từ những vùng núi cao ở phía bắc đến khu vực đất ngập nước nhiệt đới bằng phẳng ở đồng bằng sông Cửu Long. Miền Bắc Việt Nam sẽ hứng chịu không khí lạnh và rét trong mùa đông. Thời điểm vào tháng 12 đến tháng 2, khu vực miền núi như Sapa có thể có tuyết rơi trong khi vùng đồng bằng châu thổ có nhiệt độ khoảng 25 độ C.
Tháng 7 và tháng 8 dành cho những tín đồ yêu biển
Mùa cao điểm nóng nực từ tháng 7 đến tháng 8 là thời điểm nhộn nhịp nhất trong năm để du khách đến Việt Nam, rất hợp với thời tiết thuận lợi ở các bãi biển ven biển miền Trung của đất nước.
Mùa cao điểm tháng 7 và tháng 8 là thời điểm tốt nhất để đi biển ở Việt Nam. Ảnh: Andrea Pistolesi / Getty Images
"Nhu cầu du lịch biển tăng khiến giá các chuyến bay tăng mạnh và giá phòng có thể tăng tới 50% tại các khu nghỉ dưỡng như Đà Nẵng và Nha Trang. Hãy đặt trước các chuyến bay và khách sạn để tận hưởng không khí đám đông trên bãi cát tại những khu nghỉ dưỡng nổi tiếng của Việt Nam", tác giả Joe Bindloss viết.
Trong khi đó, những tháng khác ở Việt Nam thường ấm áp và ẩm ướt hơn. Những ngày nắng nóng sẽ kết thúc sau đó bằng những trận mưa rào mùa hè và thậm chí có thể là những cơn bão bất thường trên biển. Vì vậy, những tháng còn lại không được xem là mùa lý tưởng để du lịch biển khi những con đường mòn có thể trở nên ẩm ướt và bãi biển trong mưa.
Vào mùa lễ hội, tháng 7 (âm lịch), Việt Nam sẽ có lễ Vu Lan, đây là ngày lễ quan trọng trong Phật giáo và phong tục Việt với ý nghĩa tri ân, tưởng nhớ và bày tỏ lòng hiếu kính với đấng sinh thành.
Du lịch từ tháng 4 đến tháng 6 hoặc tháng 9 đến tháng 11
Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuật cũng thu hút du khách trải nghiệm trong tháng 3. Ảnh: Bloomberg / Getty
Để tránh du lịch vào mùa cao điểm, du khách quốc tế có thể chọn thời điểm đến Việt Nam từ mùa đông khô lạnh sang mùa hè nóng ẩm. Từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 9 đến tháng 11, thời tiết thường thất thường nhưng hiếm khi cực đoan. Du khách có thể trải nghiệm du lịch vào những ngày nắng rực rỡ nhưng cũng sẽ có những ngày mưa, vì vậy hãy chuẩn bị đồ cho cả thời tiết khô và ẩm ướt.
Du lịch vào những tháng giao mùa có thể là thời điểm tốt nhất để tránh xa đám đông tại các điểm tham quan, tiết kiệm tiền và khám phá các vùng miền Việt Nam bởi vì thời tiết không quá tệ ở bất kỳ đâu.
Trong khi đó, khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11 sẽ rất thuận lợi để khám phá các hòn đảo và mỏm đá xung quanh Vịnh Hạ Long, đặc biệt là vùng lân cận yên tĩnh hơn và ít thương mại hơn như Vịnh Bái Tử Long. Thời tiết ở đây cũng ghi nhận nhiều ngày khô ráo hơn những ngày ẩm ướt và có nhiệt độ ôn hòa.
Một số lễ hội đặc sắc cũng thường được tổ chức ở Việt Nam. Tại Huế, Festival Huế - thường được tổ chức định kỳ 2 năm một lần - sẽ mang đến dấu ấn lịch sử của thành phố bằng màu sắc, âm nhạc và ánh sáng vào tháng 4, tháng 5 hoặc tháng 6 trong khi Festival biển Nha Trang mang đến bầu không khí tiệc tùng trong tháng 6.
Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng vào tháng 6 và tháng 7. Ảnh: thi / Shutterstock
Bên cạnh đó, Đại lễ Phật Đản vào dịp tháng 5 sẽ là trải nghiệm tuyệt vời nhất ở Ninh Bình hoặc Thành phố Hồ Chí Minh. Hay những người đam mê pháo hoa có thể du lịch Đà Nẵng vào tháng 6 (hoặc đôi khi là tháng 7) để tham gia Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng hấp dẫn.
Và chắc chắn, hãy đến Hà Nội vào ngày lễ Quốc khánh Việt Nam (2/9) với không khí sôi nổi tại Quảng trường Ba Đình lịch sử.
Vào dịp tết Trung thu tháng 9 hoặc tháng 10, các món ăn ngon trong lễ hội của Việt Nam cũng xuất hiện khắp mọi nơi. Những lễ hội khác như lễ hội đua thuyền rồng trên các tuyến đường thủy của đồng bằng sông Cửu Long hay Lễ hội Khmer Ok Om Bok cũng thu hút số lượng lớn du khách và người dân địa phương tham gia.
Du lịch Việt Nam vào mùa bão
Thông thường, mùa bão ở Việt Nam có nguy cơ xảy ra những cơn bão lớn nhất là từ tháng 8 đến tháng 9. Trung bình mỗi năm, quốc gia này hứng chịu 4-6 cơn bão, đặc trưng là mưa lớn và gió mạnh. Đôi khi những cơn bão nghiêm trọng dẫn đến lũ lụt và gián đoạn giao thông, gây ảnh hưởng tới các tuyến đường hàng không và đường biển.
Các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bão là bờ biển phía Nam và bờ biển phía Bắc (bao gồm cả Vịnh Hạ Long). Thời tiết có xu hướng khắc nghiệt nhất ở gần bờ biển - trong đất liền, đôi khi có thể gặp mưa lớn và mất điện bất thường.
"Đây là thời điểm du khách đặc biệt phải thận trọng nhưng không hoang mang - hãy theo dõi bản tin dự báo thời tiết và ưu tiên các hoạt động trên đất liền hơn là các chuyến đi thuyền, tắm biển và lặn biển", tác giả Joe Bindloss dành lời khuyên cho du khách muốn du lịch Việt Nam vào mùa bão.
Báo quốc tế gợi ý thời gian đẹp nhất để ghé thăm Việt Nam Tác giả bài viết Chris Schalkx cho rằng tất cả các tháng trong năm đều là khoảng thời gian đều phù hợp để ghế thăm Việt Nam. Trang CnTraveller gợi ý nếu du khách đang lên kế hoạch cho một chuyến đi đến Việt Nam - một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á thì hãy tìm hiểu thời gian tốt...