Có một thứ gì đó rất khổng lồ đang… huýt sáo dưới biển Caribbean mà khoa học đang đau đầu tìm hiểu
Bản chất của các nhà khoa học là đi tìm lời giải cho những vấn đề bí ẩn tồn tại trên đời này. Mà đại dương sâu thẳm lại là một thế giới bí ẩn bậc nhất hiện nay.
Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hiện tượng bí ẩn nữa tại vùng biển Caribbean – nơi vốn nổi tiếng là địa bàn hoạt động của cướp biển trong những thế kỷ trước. Đó là một âm thanh có tần số rất thấp, thua xa ngưỡng nghe của con người. Vấn đề là các nhà khoa học tin rằng âm thanh ấy xuất phát từ một thứ gì đó khổng lồ, biết di động, đến mức tạo ra những đợt sóng mạnh trong trường hấp dẫn của Trái đất.
Phát hiện này do các chuyên gia từ ĐH Liverpool (Anh Quốc) tìm ra, khi nhóm nghiên cứu đang thực hiện chuyến khảo sát tại biển Caribbean thuộc Đại Tây Dương. Mục đích ban đầu chỉ là xem xét hoạt động của các dòng biển trong khu vực – những dòng biển mang hơi ấm đến vùng Tây Âu. Nhưng trong quá trình nghiên cứu, họ phát hiện ra âm thanh được mô tả như ‘tiếng huýt sáo’, do một thứ gì đó có kích cỡ lớn phát ra dưới đấy biển.
Quái vật khổng lồ chăng?
Hiện tại, vẫn chưa rõ âm thanh này là do sinh vật sống, hay do quá trình tự nhiên tạo ra. Một số ý kiến lại cho rằng có thể đó là một con quái vật khổng lồ đã tồn tại từ thời tiền sử. Tuy nhiên sau khi đánh giá mực nước biển, áp suất và tần suất các đợt sóng âm gây ra trong giai đoạn 1958 – 2013, khả năng âm thanh được tạo thành từ sinh vật sống thực chất là rất thấp.
Video đang HOT
Thay vào đó, thủ phạm thực sự có thể là chính sóng biển. Đôi khi, những con sóng lớn trong khu vực đánh về phía Tây có thể đã tác động đến đáy biển. Quá trình này khiến sự hiện diện của sóng mờ dần ở bờ Tây, trong khi rõ hơn ở bờ Đông. Qua thời gian, những đợt sóng chậm rãi tích tụ, khuếch đại, tạo ra âm thanh lớn nhưng ở tần số thấp.
Việc một lượng lớn nước di chuyển qua lại liên tục cũng gây ảnh hưởng đến từ trường trong khu vực, và khoa học có thể quan sát được trên vệ tinh.
‘Chúng ta có thể so sánh hoạt động các dòng biển tại Caribbean với âm huýt sáo. Khi huýt, luồng không khí xuyên qua miệng sẽ trở nên bất ổn, kích thích sóng âm cộng hưởng cho phù hợp với khoang miệng. Và vì khoang miệng mở ra, âm thanh tích tụ mới đạt đến mức bạn có thể nghe được.’ - trích lời Chris Hughes, giáo sư khoa học đại dương tại ĐH Liverpool.
Dù vậy, đây vẫn chỉ là giả thuyết và chưa có kết luận chính thức. Trong thời gian chờ đợi kết luận, các fan truyện viễn tưởng vẫn mặc sức để trí tưởng tượng bay xa về một sinh vật khổng lồ nào đó dưới đáy đại dương.
Theo Tri Thức Trẻ
Kremlin sẽ bảo vệ chế độ Maduro tại Venezuela bằng mọi giá
Ông Putin có vẻ tin rằng việc triển khai thành công lực lượng quân sự tại Caribbean ngay dưới mũi của một Hoa Kỳ có nền chính trị bất ổn và chia rẽ, sẽ đảm bảo chắc chắn đưa Nga trở lại vị thế siêu cường.
Cùng lúc, Nga cũng phải bảo vệ hàng tỷ USD tiền đầu tư đã đổ vào Venezuela, tiến sĩ Pavel E. Felgenhauer viết trên The Jamestown Foundation.
Máy bay ném bom chiến lược Nga Tupolev Tu-160 tại Venezuela.
Khoảng 100 lính đặc nhiệm Nga đã tới thủ đô Caracas của Venezuela. Họ đến trong 2 chiếc máy bay quân sự - một máy bay vận tải quân sự siêu lớn Antonov An-124 và máy bay chở khách tầm xa Il-62M đã có tuổi đời lâu năm, cả 2 đều thuộc về Bộ Quốc phòng Nga. Hai chiếc máy bay cất cánh từ căn cứ quân sự Chkalovsky gần Moscow. Chúng bay tới căn cứ không quân Nga tại Khmeimim, Syria sau đó bay tới Venezuela, tiếp nhiên liệu tại điểm dừng ở Dakar, Senegal. Chiếc An-124 dỡ hàng [khoảng 35 tấn hàng] và bay trở lại Nga, trong khi chiếc Il-62M ở lại Venezuela. Việc triển khai lực lượng Nga được chỉ huy bởi bởi thượng tướng Vasily Tonkoshkurov (59 tuổi), một cựu binh những năm 1980 tại chiến trường Afghanistan và Chechnya.
Cho tới tháng 5.2018, Tonkoshkurov là phó tư lệnh Bộ tham mưu lực lượng vũ trang Nga (theo RBC ngày 24.3). Thực tế, nhiệm vụ tại Venezuela được chỉ huy bởi một chỉ huy quân đội cấp cao như vậy chỉ ra tầm quan trọng của công việc. Bộ Ngoại giao Nga thông báo rằng các chuyên gia quân đội Nga, nhà chuyên môn và cố vấn sẽ ở lại Venezuela "chừng nào còn cần thiết và khi nào mà chính phủ Venezuela vẫn còn muốn họ ở lại" và họ sẽ giúp để "thực hiện những thỏa thuận hợp tác kỹ thuật quân sự [song phương]" (theo Interfax ngày 28.3).
Theo cách hiểu ngầm của quân đội Nga, "hợp tác kỹ thuật quân sự" biểu thị việc mua bán vũ khí. Vì vậy, quyết định gửi 100 cố vấn quân sự, các nhân viên hỗ trợ và có thể là các đặc nhiệm có kinh nghiệm chiến đấu (như đội bảo vệ) - tất cả được chỉ huy bởi một tham mưu trưởng quân đội - để bán vũ khí cho chính phủ đang nợ nần và bị bao vây của Tổng thống Nicolás Maduro thoạt tiên có vẻ hoàn toàn là điều không phù hợp. Tonkoshkurov là một chỉ huy lục quân hàng đầu với kinh nghiệm chiến đấu chứ không phải là một nhà buôn vũ khí.
Thay vào đó, nhiệm vụ của vị tướng này có thể là để đánh giá kỹ lưỡng tình trạng an ninh/quân sự tại Venezuela, sự thiếu sót và năng lực thực thế quả các lực lượng quân đội và an ninh ủng hộ ông Maduro, và để chuẩn bị một danh sách những biện pháp cụ thể mà Moscow cần để đảm bảo sự tồn tại của chế độ [của ông Maduro] và đánh bại phe đối lập - được chỉ huy bởi tổng thống lâm thời tự xưng Juan Guaido. Moscow coi ông Guaido như là một con rối của Washington và là một phần trong âm mưu đế quốc được Hoa Kỳ chỉ đạo để "hất cẳng" ông Maduro.
Theo các báo cáo từ Nga, 35 tấn hàng mới được chuyển tới Venezuela hầu như là thực phẩm, nhưng không phải để dành cứu trợ những người bị đói. Thay vào đó, số thực phẩm này dành để phục vụ cho nhiệm vụ quân sự trong trường hợp công tác hậu cần gần như bị sụp đổ. Nhiệm vụ của Nga có vẻ như không phải là một lực lượng chiến đấu về bản chất mà sẽ là để đánh giá tình hình và "có những biện pháp" để huy động và "kết hợp" những lực lượng ủng hộ ông Maduro. Nga đang chuẩn bị cho một chiến dịch kéo dài (theo Ura.news ngày 25.3).
Những "biện pháp" đề cập nói trên có thể bao gồm việc chuyển thêm vũ khí, đạn dược và các thiết bị khác, triển khai thêm nhiều chuyên gia và có vấn Nga và có thể là một đơn vị hạn chế lính chiến - có thể là Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga và các vũ khí phòng không - phản ảnh việc Nga triển khai tại Syria năm 2015 để bảo vệ quyền lực cho chế độ đang bị bao vây của tổng thống Bashar al-Assad. Việc Nga vào Syria gần 4 năm trước được khởi đầu bằng những nhiệm vụ trinh sát cấp cáo tương tự (theo EDM ngày 31.1). Nếu và khi có quyết định phải chuyển biến nhiệm vụ hiện tại tại Venezuela thành một thứ gì đó quan trọng hơn, thì ông Tonkoshkurov có thể sẽ được bổ nhiệm làm chỉ huy lực lược quân đội Nga tại Caribbean.
Quyết định bắt đầu tham gia và tích cực chống đỡ cho chế độ đang suy yếu của ông Maduro có vẻ mang rủi ro cao - một nỗ lực hầu như không thể thành công. Nhưng vào năm 2015, việc bảo vệ ông al-Assad có vẻ cũng là một cuộc phiêu lưu đầy rủi ro, mà Moscow hiện nay đang tung hô là một câu chuyện thành công vang rền. Vào ngày 14.3, tổng thống Vladimir Putin đã tham dự Liên hiệp các nhà Công nghiệp và Thầu khoán Nga (RSPP), một nhóm vận động hành lang của các nhà tài phiệt Nga. Sau bài diễn văn công khai, ông Putin đã tham gia cuổi họp kín với văn phòng RSPP và có thông tin rằng ông đã cho các nhà tài phiệt biết về hiện trạng chính trị thế giới. Ông Putin mô tả Mỹ là quốc gia đang có khủng hoảng chính trị nội địa nặng nề. Ông nhấn mạnh rằng ông Maduro được ủng hộ bởi "hơn 50% dân số", nhưng Hoa Kỳ có thể đang chuẩn bị cho một cuộc xâm lược (theo Kommersant ngày 15.3).
Người tiền nhiệm của ông Nicolás Maduro là cố tổng thống Hugo Chavez, vốn là một người rất được lòng dân tại Venezuela, nhưng chế độ "Chavista" [những người theo tư tưởng của ông Chavez] hiện tại thì không. Nhưng ông Putin có vẻ như đã bị thuyết phục để tien theo điều khác biệt. Nếu Moscow thực tế tin rằng ông Maduro có được sự ủng hộ của phần lớn dân chúng nhưng đang bị đe dọa bởi âm mưu thay đổi chế độ do Mỹ là chủ mưu và có thể là sự can thiệp của nước ngoài, thì việc triển khai một lực lượng hạn chế quân Nga có thể có ý nghĩa theo quan điểm của Kremlin là một bước đi để ngăn chặn Mỹ và thay đổi cán cân nghiêng về phía ông Maduro.
Ngoài việc đưa các cố vấn và chuyên gia đến để tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu, Nga có khuynh hướng sẽ gửi thêm các vũ khí hiện đại hơn tới Venezuela thêm vào những loại vũ khí đã chuyển cho ông Chavez và Maduro trước đó, cũng có thể Nga sẽ đưa thêm lực lượng đặc biệt và một số lượng nhỏ máy bay của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga. Ông Putin có vẻ tin rằng việc triển khai thành công lực lượng quân sự tại Caribbean ngay dưới mũi của một Hoa Kỳ có nền chính trị bất ổn và chia rẽ, sẽ đảm bảo chắc chắn đưa Nga trở lại vị thế siêu cường. Cùng lúc, Moscow có thể muốn cứu hàng tỷ USD đầu tư đã đổ vào Venezuela của nước Nga và công ty thuộc sở hữu nhà nước Rosfneft (được kiểm soát bởi Igor Sechin, một nhân vật thân cận với ông Putin). Khoản đầu tư này có thể tan thành mây khói nếu chế độ của ông Maduro sụp đổ.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, Ngoại trưởng Mike Pompeo và Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ (OAS) đã yêu cầu Nga ngay lập tức rút các nhân viên quân sự Nga khỏi Venezuela và Moscow phải ngừng hỗ trợ chế độ đàn áp, bất hợp pháp của ông Maduro. Trong khi đó, ông Guaido khẳng định phe đối lập đang thống trị quốc hội Venezuela không đồng ý cho Nga triển khai quân đội, vì thế việc này là trái luật và vi hiến (theo Militarynews.ru ngày 26.3). Đáp trả, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã bác bỏ những lời chỉ trích, nói với ông Pompeo rằng "Hoa Kỳ đang cố để tổ chức một cuộc đảo chính [ở Venezuela], đe dọa một chính phủ hợp hiến [Maduro] và rành rành vi phạm hiến chương [Liên Hợp Quốc]" (theo Militarynews.ru ngày 25.3).
Phát ngôn viên của Kremlin Dmitry Peskov đã thông tin cho cánh báo chí tại Moscow, "Nga có quyền xuất hiện ở nơi đó là làm những gì có thể [tại Venezuela]. Hoa Kỳ triển khai tại nơi họ muốn trên thế giới và không ai nói với họ nơi nào được xuất hiện nơi nào không" (theo Interfax ngày 28.3). Tình huống có vẻ đang được đẩy tới mức chạm trán nguy hiểm và có thể sẽ không những dẫn đến những đối thoại gay gắt công khai và những lệnh trừng phạt tiếp theo [của Hoa Kỳ] mà còn có thể là cuộc đối đầu trực tiếp giữa những người lính Nga và Hoa Kỳ (theo EDM ngày 27.3).
Theo VietTimes
Pirates of the Caribbean Bộ phim chưa bao giờ đi vào dĩ vãng Bạn có từng xem phim cướp biển vùng Caribbean? Một bộ phim có lẽ đã quá nổi với hầu hết mọi người.Và cosplayer EternalSuccubus cũng thế cũng là một trong những fan cuồng bộ phim này. EternalSuccubus từng chia sẻ rằng mình rất yêu thích bộ phim này và cô đã quyết định cosplay nhân vật Angelica Teach của bộ phim.Nào cùng đón...