Có một người vợ hết mình vì công việc có hạnh phúc?
Có lẽ, có được người vợ giỏi giang, quan hệ rộng với nhiều người là một sự may mắn, nhưng với tôi đó thực sự là bi kịch.
Từ hồi học đại học, vợ tôi đã nổi tiếng là một người năng động. Cô ấy đã tập tành kinh doanh để có tiền ăn học và nuôi đứa em nhỏ đang học cấp 3. Hoàn cảnh gia đình khó khăn đã giúp cô ấy trở nên năng động và quyết đoán hơn. Tôi yêu cô ấy cũng bởi cái tính quyết đoán ấy.
Khi mới ra trường, vợ tôi cũng vào làm trong một công ty chuyên về công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam. Sau khi làm việc ở đó được 2 năm, cô ấy cùng một số người bạn tách ra làm một công ty riêng. Với sự tháo vát, năng động và tài tính toán của mình, vợ tôi được bạn bè tín nhiệm để làm chức vụ giám đốc một công ty cổ phần chuyên về thương mại điện tử.
Công việc bận rộn khiến cô ấy đi suốt ngày đêm. Thời điểm vợ tôi có mặt ở nhà vào buổi tối sớm nhất cũng là 20 giờ. Vì thế mà cô ấy không thể chăm lo chuyện nhà cửa, bếp núc cho gia đình. Mẹ tôi là một người có quan niệm khá cổ hủ. Bà cho rằng vợ tôi không biết làm vợ, không xứng đáng được làm vợ, làm mẹ bởi cô ấy không mấy khi nấu được bữa cơm cho gia đình, thậm chí, chưa một lần tắm rửa cho con.
Tất cả những việc ấy đều do tôi đảm nhiệm. Mặc dù công việc của tôi cũng khá bận rộn nhưng tôi luôn phải cố gắng thu xếp, khước từ những lời mời mọc của bạn bè để về với con, làm những công việc nhà. Dù gia đình tôi không thiếu thốn gì về vật chất nhưng để cô ấy làm những việc yêu thích khiến tôi cũng cảm thấy vui vẻ hơn. Tôi rất thông cảm và động viên vợ.
Ảnh minh hoạ
Nhưng chính điều đó càng làm cho mẹ tôi cảm thấy khó chịu. Bà nhiều lần mắng vợ tôi về chuyện đi sớm về khuya. Chính vì vậy quan hệ giữa hai người ngày càng xấu đi.
Video đang HOT
Mẹ tôi yêu cầu vợ tôi phải nghỉ việc ở nhà trông con còn vợ tôi kiên quyết làm công việc mà cô ấy yêu thích. Cứ ngày nào vợ tôi về là mẹ cũng bắt đầu chửi bới, nói vợ tôi là vô tâm, không biết làm vợ, không biết thương con, không biết những điều tối thiểu là “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Bà kết luận rằng, một là về sớm đón con, tắm rửa giặt giũ cho con, nấu cơm nấu nước hai là không bao giờ về nữa. Cô ấy chỉ biết khóc. Nhưng cô ấy vẫn lo lắng cho mẹ tôi và gia đình từ việc mua sắm đồ đạc đến việc biếu tiền để bà có điều kiện đi chơi đây đó.
Đã nhiều lần tôi khuyên can nhưng hễ mở miệng là lại bị mẹ chửi vì bà cho rằng tôi là thằng đàn ông đớn hèn, không bảo nổi vợ, không biết vai trò của mình trong gia đình là gì mà cứ đâm đầu vào làm những công việc của đàn bà.
Sự việc càng trở nên căng thẳng khi hai ngày nay, mẹ tôi khóa cửa từ rất sớm và tuyên bố, ai về sau 19 giờ tối thì ngủ ở ngoài. Mẹ tôi giấu chìa khóa rất kỹ khiến tôi không thể tìm thấy được. Tôi nói thế nào bà cũng không chịu mở cửa. Vợ tôi cứ ngồi ở ngoài cửa đến tận gần 12 giờ đêm mẹ tôi mới chịu mở cửa cho vào. Tối hôm qua, mẹ tôi khóa cửa rồi sang bên nhà dì tôi ở gần đó chơi và ngủ lại ở đó. Vợ tôi không thể vào trong nhà đành đến nhà một người bạn ngủ.
Vợ tôi yêu cầu tôi phải ra ở riêng hoặc chia tay vì cô ấy đã hết kiên nhẫn để chịu đựng. Tôi đang như con lươn trong giỏ cua, một bên là vợ, một bên là mẹ. Đến giờ, tôi cũng không biết mình phải làm gì để giải quyết mối quan hệ đầy rắc rối này nữa.
Trung Hiếu
Chào anh!
Đọc những dòng tâm sự của anh, tôi hiểu rằng anh đang rất khó xử khi phải chứng kiến cuộc đối đầu giữa mẹ và vợ mình. Lựa chọn bên tình hay bên hiếu đều để lại những mất mát tổn thương cho phía bên kia. Qua thư anh viết tôi có thể nhận thấy ở anh hình ảnh một người đàn ông hết lòng vì gia đình và luôn ủng hộ vợ trong mọi việc. Đó là điều đáng quí và cũng là động lực để giúp anh có thể tìm ra giải pháp dung hoà mối quan hệ giữa mẹ và vợ mình.
Vấn đề lớn nhất của anh là mẹ mình không chấp nhận công việc và đặc thù công việc của con dâu. Bà cho rằng phụ nữ thì không cần học hành nhiều, không cần thành đạt, chỉ cần ở nhà làm đủ vai trò một người nội trợ gia đình. Những quan niệm này đã làm cho chính những thế hệ đi trước như mẹ anh và rất nhiều người phụ nữ khác chấp nhận ở nhà làm một người bị lệ thuộc. Điều đó vô hình lại trở thành gánh nặng cho những người đàn ông trong gia đình vì họ buộc phải làm trụ cột để lo tất cả mọi việc và làm cho phụ nữ mất đi quyền chủ động trong khi cơ hội phát triển, tài năng của cả hai bên đều như nhau. Trong xã hội hiện đại, chắc hẳn anh đã thấy cả vợ và chồng đều có khả năng chia sẻ những việc nhà đồng thời phát triển sự nghiệp phù hợp với bản thân. Xưa nay, mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu cũng là điều thường gặp. Có lẽ mẹ anh chỉ bất bình về việc cô ấy đi về quá muộn và không có thời gian chăm sóc gia đình. Anh hãy trao đổi khơi gợi để cho mẹ anh thấy, bên cạnh sự bận rộn thì cô ấy là một người con dâu có nhiều tính đáng quý như sự hiếu thảo, sự quan tâm chăm sóc mọi người. Trách nhiệm với gia đình và vai trò xã hội của từng người khác nhau dựa trên điều kiện của họ. Sự thành công hôm nay của vợ anh chắc hẳn có một phần động viên hỗ trợ từ phía anh, như vậy cả hai vợ chồng anh đều có công trong việc gây dựng thành quả. Vợ anh là một người thực sự hạnh phúc vì có một người chồng luôn kề vai sát cánh cùng mình, sẵn sàng chia sẻ mọi khó khăn để cô ấy được làm những công việc cô ấy mong muốn.
Tôi cũng hiểu anh có những khó xử khi là người đứng ở giữa, tuy nhiên nếu mẹ anh vẫn mang một tư tưởng bất bình đẳng giới, tìm mọi cách để hạn chế sự phát triển của con dâu trong khi vợ anh không thể chấp nhận được điều đó thì quan hệ gia đình sẽ ngày càng phức tạp. Vì vậy, thái độ dứt khoát của anh cũng rất quan trọng. Hãy để mẹ anh hiểu rằng, có một người con dâu nhanh nhẹn và tài năng nghĩa là con trai bà có được một người bạn đời tháo vát, san sẻ với anh rất nhiều những lo toan cuộc sống. Khi nào mẹ anh thấy được đó là một may mắn vì con trai bà bớt đi được gánh nặng, thì có lẽ bà sẽ dễ thông cảm với con dâu hơn.
Đồng thời anh cũng nên trao đổi với vợ để cô ấy thu xếp công việc, có nhiều thời gian chăm sóc gia đình hơn. Ngoài sự ủng hộ của anh thì cô ấy cũng cần có sự chia sẻ công việc nhà với chồng, cần dành thời gian quan tâm và chăm sóc con cái nhiều hơn. Đó là trách nhiệm chung của cả hai bên chứ không chỉ của riêng bất kỳ ai. Anh cũng có thể động viên vợ để chị ấy có cái nhìn thông cảm với mẹ chồng bởi lẽ quan niệm về vai trò của 1 nàng dâu như bà mong đợi là tư tưởng thường thấy của những người thuộc thế hệ như bà. Anh và vợ cần bàn bạc và thống nhất với nhau về kế hoạch tác đồng đề bà dần dần thay đổi quan niệm của mình. Cả hai bên cần cho nhau thêm thời gian thích nghi với tư tưởng mới.
Nếu đã cho thời gian mà cả đôi bên đều thấy khó thay đổi, anh chị có thể tính đến cuộc sống riêng để giảm bớt mâu thuẫn giữa hai bên. Anh cũng có thể gọi tới đường dây tư vấn 1900599930 để nhận được sự tư vấn trực tiếp cho trường hợp của mình.
Chúc anh mọi điều tốt lành!
Vũ Ánh Tuyết- CSAGA
Theo VNE
Phận đàn bà nên ở nhà chăm sóc con?
Ngày bắt đầu từ 6g30 sáng, thức dậy tắm rửa thay quần áo cho đứa lớn để chồng tranh thủ đưa đến trường rồi đi làm rồi đi chợ, nấu nướng lại đến lúc cho con bé nhỏ thức, đòi uống sữa.
Cũng mang tiếng là cử nhân kinh tế này kia, đi làm cũng không phải dạng nhân viên quèn, rồi đến khi lấy chồng và sinh đứa con đầu, nghe chồng tỉ tê "em ở nhà chăm con cho con cứng cáp, chuyện tiền nong cứ để anh gánh vác, có em bên con anh mới có thể yên tâm vì chẳng ai hiểu con bằng mẹ..." nghe hợp lý và cũng thương con, vì lần đầu được làm mẹ, tình yêu dâng tràn, mình không so đo, thầm nghĩ được bên con là hạnh phúc nhất đời. Vậy là chia tay công việc, nghỉ hẳn ở nhà. 2 năm rồi 3 năm trôi qua, bạn bè mỗi khi gặp mặt lại nói chuyện công ty, cơ quan, chuyện áp lực, mệt mỏi thế này thế kia nghe thật ngán ngẩm. Những lúc đó lại thấy quyết định nghỉ làm của mình thật chí lý, ít ra không phải stress và chán nản như các bạn bè. Đứa con thứ 2 ra đời, mình càng bận túi bụi hơn. Hết cơm nước, quần áo đến chăm sóc cho đứa lớn 3 tuổi vừa vào mầm non, đứa nhỏ còn ẵm ngửa. mình dần bắt đầu thấy đuối sức.
Ngày bắt đầu từ 6g30 sáng, thức dậy tắm rửa thay quần áo cho đứa lớn để chồng tranh thủ đưa đến trường rồi đi làm rồi đi chợ, nấu nướng lại đến lúc cho con bé nhỏ thức, đòi uống sữa. Phần con xong cũng phải quay qua dọn dẹp nhà cửa. Đến khi con ngủ trưa cũng là lúc thắm mệt hết thiết ăn uống. Dẫu không đến nỗi rũ rượi quần áo, tóc tai bù xù nhưng nét son rỗi cũng đã biến đi đâu mất. 4 năm rời xa công việc, đến lúc nhớ thời đi làm cũng là lúc kiến thức ngày xưa tích cóp được cũng dần bị lãng quên. Nhớ chiếc váy công sở bị nhét vào một góc tủ lâu quá không được đụng tới, nhớ đôi giầy cao gót nữ tính ở kẹt cửa nằm lăng quay, nhớ những trưa ăn cơm văn phòng tranh thủ nhanh thật nhanh để cùng đồng nghiệp đi săn hàng giảm giá, nhớ cả những buổi liên hoan, tiệc tùng cuối tuần quần là áo lượt...
Thời bây giờ kiếm được một người chồng biết lo kiếm tiền mang về cho vợ con vợ cứ ngồi đấy mà nhận là phước phần ba đời, lo mà nhận đi! (ảnh minh họa)
Giờ đây chỉ còn quanh quẩn với 4 bức tường, 2 cô con gái lúc nào cũng gọi mẹ liên tục khi có chuyện kể cả khi yên lành. Có người nói số sướng mà không biết hưởng vì có chồng lo hết mọi thứ, chỉ cần chịu ngồi yên ở nhà hưởng phước đến già là đã đủ sung sướng. Tự hỏi không biết có phải mình "được voi đòi tiên" như thiên hạ nói không nhưng sao không còn cảm giác sướng khi sống cuộc sống vầy nữa.
Mang chuyện muốn đi làm lại nói với chồng, anh lặp tức không vui mà còn hậm hực. Anh bảo con cái đùm đề, nhà cửa không ai trông coi, giờ còn đi làm thì con giao cho ai, ai nấu cơm, quán xuyến gia đình? Chưa kể đã nghỉ việc lâu như vậy giờ lại có tuổi rồi thì tìm đâu ra công việc mà làm, có cạnh tranh lại với tụi trẻ bây giờ không? Đi làm để thấy mình lạc hậu, bị chúng nó xem là bà cô già không yên phận hay say?! Mẹ ruột nghe mình than cũng mắng cho một trận. Bà cũng bảo đang có phước thì nên biết hưởng phước, lao ra ngoài kia làm chi cho mệt xác, người ta thì muốn được nằm nhà nghỉ còn mình lại muốn lao vào bể khổ. Thời bây giờ kiếm được một người chồng biết lo kiếm tiền mang về cho vợ con vợ cứ ngồi đấy mà nhận là phước phần ba đời, lo mà nhận đi!
Có phải là phụ nữ thì cứ phải nghe lời chồng, nghe người ta bảo ở nhà sướng thì cứ thế mà hưởng, mặc kệ bản thân đang dần lạc hậu đi, già nua, lỗi thời và ù lỳ như thế không? (ảnh minh họa)
Tối đi nằm, ngủ không được vì mãi nghĩ đến những lời chồng nói. Có buồn, có tuổi thân vì chồng không ủng hộ. Rồi cũng tủi phận đơn chiếc, nếu giờ đi làm, ừ thì cũng sợ lạc hậu, sợ bị cười chê không tiếp cận kịp công nghệ bây giờ nhưng vẫn còn chút tự tin về những kinh nghiệm có được, không tin người ta cứ cần những người trẻ phơi phới có nhiệt huyết nhưng ít kinh nghiệm và biết cách đối nhân xử thế như lớp có tuổi bọn mình. Không tin rằng những người đã tạm "về hưu" khi sinh con cái lại bị xã hội đào thải, không có đường quay về công sở,... Nếu mình kên quyết đi làm, có thể để con đến 18 tháng rồi mang gởi trẻ, vẫn có thể chu toàn việc chăm con và công việc. Mình không muốn cuộc sống còn lại bị lãng quên trong buồn chán như thế, không muốn làm thân phụ nữ chỉ biết đẻ rồi ở nhà làm osin cao cấp suốt đời mà quên hẳn mình cũng cần phải ra ngoài, học hỏi kiến thức ngày càng mới của xã hội qua công việc.
Mình đã lạc hậu rồi, có thể bắt đầu lại không hay chấp nhận đời sống làm vợ, làm mẹ, làm bà nội trợ yên phận thủ thường? Có phải là phụ nữ thì cứ phải nghe lời chồng, nghe người ta bảo ở nhà sướng thì cứ thế mà hưởng, mặc kệ bản thân đang dần lạc hậu đi, già nua, lỗi thời và ù lỳ như thế không? Mình không hối hận vì ở nhà chăm con nhưng hối hận vì đã ở nhà quá lâu như thế này! Bây giờ mình 35 tuổi, "tái hòa nhập" với công việc có là quá muộn? Có phải phận đàn bà là phải "an phận thủ thường" ở nhà lo bếp núc, con cái, đừng mong ra ngoài kiếm tiền, thiết lặp quan hệ, giao du hay nghĩ đến chuyện công việc, thăng tiến gì cho mệt vì cũng không có gia đình chồng, ông chồng nào chấp nhận? Đàn bà chỉ có thể lấy chồng, đẻ con thôi là đủ?
Theo VNE
Chồng bất tài, gia trưởng nhưng không dám bỏ vì sợ khó... tái hôn Tôi xinh đẹp, công việc ổn định lại nắm giữ chức phó phòng nhiều người mơ ước. Bạn bè thường khen tôi thông minh, hoạt bát và có một gia đình hạnh phúc. Ấy vậy nhưng họ đâu thể ngờ rằng, ở nhà tôi là người phụ nữ bất hạnh, nhẫn nhục đến nhường nào. Thực ra tôi đến với anh - chồng...