Có một người mẹ không sinh ra tôi nhưng lại chăm sóc vô điều kiện
Bố đứng cạnh, vuốt mái tóc tôi: “Con làm dì khóc rồi đấy, nhưng bố rất vui”. Tôi quay sang nhìn, nhận ra ánh mắt bố đầy xúc động.
Lâu lắm rồi, tôi mới lại nhìn sâu vào đôi mắt ấm áp, dịu dàng ấy. 7 năm trước, vào một buổi chiều, khi tôi còn đang ngồi trong lớp, cô giáo ghé nhỏ vào tai tôi: “Nhà con có việc, nay cô cho con về sớm nhé”. Tôi nhìn ra cửa sổ, thấy bác tôi đang đứng chờ, vội xách cặp rời khỏi lớp.
Vừa nhìn thấy tôi, bác ngồi xuống, giọng dịu dàng: “Bác không muốn nói dối con. Mẹ con bị tai nạn nặng lắm, mau về nhà gặp mẹ nhé”. Trên đường về, hai bác cháu không nói câu gì, chỉ có tiếng gió ào ào thổi bên tai. Đoạn đường từ trường về nhà vốn không xa, sao hôm nay lại đi lâu đến thế.
Tới cổng, tôi đã nghe từ trong nhà có tiếng khóc vọng ra. Bố ôm chầm lấy tôi khóc to: “Mình ơi, hai con chúng ta còn nhỏ quá”. Hôm ấy, tôi không khóc, chỉ ngồi đó nhìn mẹ nằm ngủ im lìm. Mọi người nói rằng, tôi do sốc quá mà thành ra như thế.
Những ngày đầu vắng mẹ, cuộc sống thật khó khăn. 3 bố con tôi phải tập làm quen với việc không có mẹ hiện diện mỗi ngày. Em trai tôi còn nhỏ, chốc chốc lại hỏi: “Mẹ đâu rồi?”. Bố tôi trầm lặng hẳn đi, hầu như không cười nữa. Không có mẹ trên đời, chẳng có gì còn có thể gọi là niềm vui.
Có một người thương tôi như con, nhưng tôi chưa từng gọi là “mẹ” (Ảnh minh họa: Adobe Stock).
Thời gian thật kỳ diệu, nó đã dần giúp mọi người xoa dịu những nỗi đau. Tôi chăm học, chăm làm, thay mẹ giúp bố việc nhà, chăm sóc em. Chỉ trong vòng vài năm, tôi đã trở thành cô gái già dặn hơn nhiều so với tuổi.
Cuộc sống cứ thế êm đềm trôi, cho đến một ngày cô bác tập trung đến nhà bàn chuyện bố tôi lấy vợ. Tại sao bố phải lấy vợ mới? Cuộc sống như thế này không phải vẫn ổn sao? Mẹ tôi mất mới 3 năm, tôi không muốn chị em mình có thêm mẹ kế.
Nhưng tôi nghĩ gì, muốn gì đâu có quan trọng. Trong mắt mọi người, tôi vẫn chỉ là đứa trẻ chưa hiểu chuyện. Bố muốn nói chuyện với tôi, nhưng tôi không muốn nghe. Nói nhiều cũng có ích gì khi mà cuối cùng, bố vẫn sẽ lấy vợ.
Bác ruột (chị gái mẹ tôi) đã ngồi với tôi suốt một buổi để nói về việc vì sao bố cần lấy vợ. Bố chưa già, chị em tôi còn quá nhỏ. Một mình bố vừa kiếm tiền, vừa nuôi dạy, chăm sóc chị em tôi thật không dễ dàng.
Nếu không phải vì người ta thương 3 bố con tôi, chẳng đời nào người ta lấy bố về cho nặng gánh lo toan. Những lời bác nói tôi đều hiểu nhưng vẫn thấy khó chấp nhận.
Dì về làm vợ bố tôi không có đám cưới, chỉ làm mấy mâm cơm báo hỷ với nội ngoại thân. Dì là người ở cùng làng, quá lứa lỡ thì. Bao lâu nay gặp ngoài đường, tôi vẫn chào hỏi thật to. Không ngờ, bây giờ dì về ở nhà tôi, trở thành mẹ kế của chúng tôi.
Bữa cơm đầu tiên, bố bảo chị em tôi gọi dì là mẹ, tôi hất văng bát cơm xuống đất, nói rằng mẹ mất rồi, không đời nào tôi gọi người khác là mẹ. Bố nổi giận định đánh tôi, dì cuống quýt can ngăn. Bữa cơm đầu tiên ở nhà chồng của dì rất nhiều nước mắt.
Cái cảm giác dì vào nhà để thay thế mẹ tôi, làm mờ hình bóng mẹ trong tâm trí của bố khiến tôi khó chịu. Em tôi còn nhỏ, rất ngoan, nghe lời, còn tôi chỉ toàn chống đối.
Những lúc bố vắng nhà, tôi đã khiến dì phải khóc không ít. Tôi chỉ sợ nếu tôi không “xù lông”, dì sẽ đối xử tệ với chị em tôi giống như các bà mẹ ghẻ người ta hay kể.
Dần dần, bố không có thái độ gì với vấn đề của tôi nữa. Bố nói, dì về làm vợ bố đã 4 năm, không chịu sinh con. Dì bảo bố nhiều tuổi rồi, có con mọn làm gì cho vất vả. Dì coi con của bố cũng là con của dì. Sau này tôi lớn, lấy chồng, làm vợ, làm mẹ, tôi sẽ biết thương dì.
Giờ tôi là sinh viên, cuộc sống mới nhiều niềm vui hơn trước. Tôi ra ngoài nhiều, hiểu cuộc sống nhiều hơn. Chỉ có một điều, mỗi khi về nhà, tôi vẫn không thể vui lên được.
Hôm qua, tôi về nhà bạn học chơi. Nhìn bố mẹ bạn yêu thương nhau, bữa ăn cả nhà nói cười hạnh phúc, tôi vô cùng ngưỡng mộ. Tôi nói bạn thật may mắn vì còn mẹ. Bạn nhìn tôi ngạc nhiên: “Tớ chưa kể với cậu là tớ mồ côi mẹ từ hồi nhỏ à? Đó là mẹ hai của tớ đấy”.
Lần này đến lượt tôi ngạc nhiên. Sao bạn ấy có thể gọi mẹ kế bằng từ “mẹ” ngọt ngào đến thế? Sao mọi người có thể hạnh phúc tự nhiên đến thế?
“Sao lại không thể? Nếu không có mẹ hai, tớ không biết tớ đã lớn lên như thế nào. Một người chẳng sinh ra mình nhưng lại thương yêu, chăm sóc cho mình nhiều như thế. Thú thật, chỉ cần nghĩ đến thôi, tớ đã thấy xúc động và biết ơn rồi”, câu nói của bạn giống như cái gì đó đánh động mạnh vào tâm trí tôi.
Hôm nay, tôi về nhà, mang theo hai bó hoa tươi thật đẹp. Một bó, tôi đặt lên ban thờ mẹ. Một bó, tôi mang tặng dì. Phải khó khăn lắm, tôi mới có thể đứng trước mặt dì, bối rối trao hoa và nói một câu thật nhỏ: “Cảm ơn dì vì đã ở đây, chăm lo cho 3 bố con con”.
Bố vào đứng cạnh, vuốt mái tóc tôi: “Con làm dì khóc rồi đấy, nhưng bố rất vui”. Tôi quay sang nhìn, nhận ra ánh mắt bố đầy xúc động. Lâu lắm rồi, tôi mới lại nhìn sâu vào đôi mắt ấm áp, dịu dàng ấy.
Phạm Thùy Linh khoe vẻ đẹp thuần khiết như hoa ban trong MV mới
Trong MV mới ra mắt 'Hoa ban đợi người thương', Phạm Thùy Linh tươi tắn, mỏng manh như một đóa hoa ban thuần khiết, rạng rỡ trong ánh nắng, giữa núi rừng Tây Bắc.
Ca sĩ Phạm Thùy Linh vừa ra mắt MV Hoa ban đợi người thương. Cô không chỉ hát mà còn đóng chính trong MV.
Ca sĩ Phạm Thùy Linh.
"Tôi nghe câu chuyện về thác Nàng Tiên được bác trong ban quản lý chia sẻ, vô tình rất giống với câu chuyện anh Xuân Trí ẩn ý trong tác phẩm Hoa ban đợi người thương. Được hóa thân vào nàng tiên, hóa thân thành đóa hoa ban giữa cảnh tiên bồng này, tôi có rất nhiều cảm xúc.
Anh Xuân Trí đã đưa những ca từ rất gần gũi, đời thường, hợp gu của tôi và các bạn trẻ. Ca khúc không quá khó về kỹ thuật nhưng lại đòi hỏi về chiều sâu cảm xúc. Bài hát rất tốn hơi vì anh yêu cầu hát như nói, phải thả hơi thở vào từng câu chữ.
Cảnh vật non nước hữu tình của Mộc Châu, Sơn La hiện lên trong MV khiến người xem ngỡ ngàng.
Một điều khiến tôi thấy thật sự yêu mến ca khúc này vì tôi cảm thấy tính cách, con người mình ở trong đó. Tôi thích sự đơn giản, mộc mạc, đời thường và tràn đầy năng lượng của ca khúc", ca sĩ Phạm Thùy Linh chia sẻ.
Nhạc sĩ Xuân Trí cho biết: "Trong tác phẩm, tôi đã ví hoa ban đẹp như nàng tiên giáng trần, hóa thân thành người thiếu nữ với nhiều màu sắc khác nhau. Đây cũng là điều tôi muốn người Việt và du khách bốn phương biết đến và yêu Tây Bắc nhiều hơn. Phạm Thùy Linh đã thể hiện rất tốt ca khúc, đúng với yêu cầu và mong muốn của tôi".
Phạm Thùy Linh hiện là sinh viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Phạm Thùy Linh sinh năm 2001 tại Nam Định, hiện là sinh viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Phạm Thùy Linh từng đạt giải Nhì cuộc thi Giọng hát hay Bắc Ninh mở rộng. Phạm Thùy Linh có niềm đam mê âm nhạc từ nhỏ. Cô chọn nhạc Phật, dòng nhạc quê hương dân gian trữ tình, hát những ca khúc ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước, tình người, về cha mẹ, thầy cô.
MV 'Hoa ban đợi người thương'
Bạn gái anh tôi 35 tuổi, mẹ chê già bắt chị "theo không", chị đáp lời khiến bà tái mét mặt Nói xong chị Yến đứng dậy xin phép ra về còn bà thì đã tức đến nghẹn lời không nói được câu nào. Khi anh tôi về, mẹ nổi giận bắt anh chia tay chị Yến. Anh tôi năm nay 38 tuổi, mới có bạn gái cách đây 4 tháng. Chị ấy tên Yến, năm nay 35 rồi chẳng còn trẻ nữa. Biết...