Có một ngôi làng miền Tây kì lạ, nơi phụ nữ nào cũng mang bàn tay đủ màu và nụ cười hiền vương mùi khói nhuộm
Ở ngôi làng ấy, mỗi ngày khói nhuộm vẫn bốc lên cao. Và những đôi bàn tay xanh đỏ của các bà, các chị, các cô gái bỗng trở nên dễ thương đến lạ lùng khi tô điểm cho đời bằng những sản phẩm đẹp.
“Hò ơi…
Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kênh Ngã Bảy
Sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra chào…”.
Người miền Tây khi nhắc đến chiếc chiếu thường nghĩ ngay 2 câu hò rất nổi tiếng của cố soạn giả Út Trà Ôn về những ghe buôn tấp nập trên sông của thương hồ vùng cực Nam tổ quốc.
Nhưng ở miệt Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, cũng có hai câu ca dao mà mỗi khi khách ghé ngang đây người ta cũng tự hào đọc lên để giới thiệu về “đặc sản” của quê nhà:
“Định Yên có vựa chiếu to,
Lấy chồng xứ Định khỏi lo chiếu nằm…”.
Nghê dệt chiếu tại Định Yên (Lấp Vò, Đồng Tháp) đã có từ lâu đời.
Ngôi làng phụ nữ nào tay cũng đỏ xanh đủ màu
Men theo sự chỉ dẫn của người dân, tôi ngược làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) di chuyển theo hướng quốc lộ 80 về xã Định Yên, huyện Lấp Vò.
Đường vào Định Yên nhỏ xíu, hai bên là những cánh đồng xanh, không khí trong lành dịu nhẹ khiến người ghé ngang không khỏi nao lòng.
Chị Thúy nhúng lác xuống sông trước khi bắt đầu dệt chiếu.
Nhưng chỉ cần chạy xe máy độ 15 phút, mùi thiên nhiên sẽ được thay bằng thứ mùi rất đặc trưng là mùi khói, mùi lác khô. Nếu tiến đến gần để tìm xem thứ mùi ấy phát ra từ đâu, bạn sẽ nghe tiếng “coc cạch, coc cạch” liên tục phát ra từ những chiếc may được quấn đầy các cuộn chỉ.
Đó chính là tiếng những chiếc máy dệt chiếu từ đôi bàn tay thoăn thoắt của các phụ nữ Định Yên tạo nên.
Dừng xe tại một quán nước ven đường, người viết ngạc nhiên khi thấy một chị trung niên ôm bó lác nhúng xuống mé sông. Cái màu đỏ trên trên từng cọng lác thấm xuống nước và lan ra, khiến khúc sông nhanh chóng rực rỡ sắc màu.
Chiếu được phơi khắp nơi tại Định Yên.
Người phụ nữ đứng ở mé sông là chị Phan Thị Thúy (39 tuổi, ngụ huyện Lấp Vò). Chị cho biết, việc nhúng lác xuống sông là chuyện như cơm bữa, đã thành thuần thục với bất kỳ ai ở làng chiếu Định Yên.
Mục đích của hành động này là để lác sau khi nhuộm và phơi khô được mềm trở lại, giúp cho công đoạn dệt thành phẩm diễn ra dễ dàng hơn.
Video đang HOT
Những người phụ nữ thoăn thoắt bên máy dệt.
Nhúng lác xong, chị Thúy nhanh chân chạy vào trong nhà. Vừa đặt bó lác ngang mặt, chị vừa tranh thủ kéo dây nhẹ nhàng đưa võng cho con trai lim dim cách đó không xa. Đoạn, chị lại cột dây vào máy dệt sau khi thằng bé nhắm mắt ngủ ngon lành.
Tất cả các công việc ấy được thực hiện bởi đôi bàn tay rám nắng và đỏ chót của người mẹ.
Thấy khách thắc mắc, chị Thúy mỉm cười tâm sự, ở cái xứ này phụ nữ và kể cả đàn ông nào làm chiếu thì tay cũng nhuộm đủ màu như vậy. Đó là sắc màu của hi vọng, vì nó cho người dân Định Yên có cái ăn, có quần áo mặc và tồn tại qua nhiều thế hệ.
Máy móc dù đã được sử dụng nhưng thứ làm nên chiếc chiếu đẹp vẫn là đôi bàn tay khéo leo của con người.
Cạnh bên, Phạm Thị Cẩm Tú (19 tuổi, con chị Thúy) dệt chiếu còn nhanh hơn cả mẹ.
Nói khi tay vẫn đang thoăn thoắt, Tú cho biết mỗi ngày nếu làm từ sáng đến 4-5h chiều, em và mẹ có thể cho ra 20 chiếc chiếu.
“Chiếu Trà Niên thì bán 70-75 ngàn/chiếc còn chiếu Cờ chất lượng hơn, ngang 1 mét 6, dài 2 mét nhà em bỏ mối cho bạn hàng 95 ngàn. Chiếu Cờ dày lắm, một chiếc nặng đến hơn 3 ký, nằm lâu lắm mới hư. Có khi chưa kịp hư thì người ta đã bỏ đi thay chiếc mới vì thấy cũ”- Tú nói.
Với mỗi chiếc thành phẩm, mẹ con Tú lãi được hơn 20 ngàn đồng tiền công. Số tiền dệt chiếu mỗi ngày dù không quá cao nhưng cũng giúp họ sống thảnh thơi, thoải mái.
Ký ức “chợ chiếu ma” và sự tiếp nối nghề của cha ông để lại
Nắng chiều vương vấn trên những mái nhà cũ kỹ ở Định Yên, hắt vào những cọng lác được người dân phơi trước nhà làm ánh lên một màu óng ả.
Tiếng trẻ con đạp xe đi học về níu ánh nhìn của lữ khách. Bên cạnh, các cột khói bắt đầu túa lên. Người người, nhà nhà đang chuẩn bị cho mẻ nhuộm cuối ngày.
Buổi chiều, công việc nhuộm chiếu lại được tiến hành.
Chị Tám Mỹ (48 tuổi) đang loay hoay nhúng bó rơm đã kẹp lại vào chiếc chảo lớn đã pha màu nhuộm sôi sùng sục trong khi bên cạnh, người chồng lom khom giữ cho lửa cháy.
Nhuộm xong, chồng chị Mỹ đưa ngay lác xuống đặt trên hai thanh gỗ lớn và duỗi thẳng lác ra. Công đoạn này chỉ diễn ra trong vỏn vẹn 5 phút đồng hồ.
Công đoạn nhuộm dù rất nhanh nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ cao.
Và cứ thế, từng bó lác được sắp ngay ngắn trên một khoảng sân rộng. Người trong làng quen với việc này đến nỗi ở cạnh nhau có thể trải chiếu khắp nơi nhưng vẫn phân biệt được chiếu của nhà nào. Có lẽ với họ, mùi khói nhuộm đã trộn lẫn quá sâu vào trong hơi thở và tiềm thức.
Gia đình chị Nguyễn Thị Cẩm Giang (37 tuổi) đã có 3 thế hệ làm chiếu. Từ chỗ làm chiếu tay thủ công, họ cũng dần chuyển qua dệt máy như mọi người để có năng suất cao hơn.
Đó cũng là lúc mà những đôi bàn tay người Định Yên được nhuộm đủ màu.
Trong ký ức của chị Giang vẫn không quên được những “phiên chợ ma” năm nào.
“Hồi ấy đường sá chưa thuận lợi, chiếu dệt xong sẽ được họp chợ trên sông để bán cho thương lái. Cực nhưng mà vui và độc đáo lắm. Vì chợ toàn mở nửa đêm nên người ta gọi là “chợ ma”. Giờ thì đi lại thuận tiện rồi, không còn chợ ma nữa”- chị kể.
Hỏi có khi nào định chuyển nghề chưa, chị Giang thành thật thú nhận đã từng đi làm công nhân vì thấy cực quá. Nhưng rồi khi vào công ty, chị cũng như nhiều người con xứ Định Yên cảm thấy tù túng, bó buộc.
Dù là trẻ nhỏ hay người gìa ở Định Yên đều gắn bó với cọng lác, sợi mây.
“Làm chiếu dù cực nhưng được cái thoải mái, mình muốn làm muốn nghỉ lúc nào cũng được. Và nói cho đúng thì làm chiếu đã ăn vào máu rồi nên mình sẽ theo nó đến suốt cuộc đời chứ không bỏ”- chị Giang chia sẻ.
Công đoạn nhuộm đã xong, bóng bà Nguyễn Thị Mân (80 tuổi) lủi thủi từ xa tiến lại.
Bà Mân biết làm chiếu từ hồi còn con gái. Hơn 60 năm sống với chiếc chiếu quê nhà, giờ già rồi không dệt nổi nữa, bà lại chọn công việc cột chiếu mướn cho bà con hàng xóm lấy tiền ăn trầu, uống nước.
Chừng nào còn sông nước và còn lác, chừng đó người Định Yên vẫn còn dệt chiếu.
“Mỗi ngày cột tui được tụi nhỏ cho 20 ngàn đồng. Già cả rồi mà kiếm được vậy là mừng. Chỉ mong đám trẻ sau này đừng quên bỏ nghề làm chiếu của cha ông…”.
Tiếng bà cụ hoà vào tiếng gió mát xạt xào buổi chiều. Con sông nhuộm chiếu ban ngày giờ trở thành nơi người lớn tắm rửa cho trẻ nhỏ. Sự sống ở Định Yên cứ thế tiếp nối như những chiếc chiếu ngày ngày được tạo ra từ đôi bàn tay và tấm lòng đậm đà nghĩa tình của người dân xứ này.
Hoàng Lê
Theo toquoc.vn
Mẹ đau lòng nghe con trai "xin chết đi cho bố mẹ đỡ khổ"
Chị Trần Thị Hợp đang phải sống trong những tháng ngày tận cùng của sự đau đớn. Từng mất một con, giờ đây cậu con trai của chị lại bị bệnh ung thư não.
Những ngày cận kề Tết Âm lịch, thay vì chuẩn bị đón Tết thì chị Trần Thị Hợp (ở thôn Gò Nọi, xã Định Trung, Định Yên, Vĩnh Phúc) lại tiếp tục cuộc hành trình đưa con đi chữa bệnh ung thư. Chị lo rằng năm nay con phải ăn Tết tại Khoa Nhi, bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội). Cái Tết gần đây nhất, mẹ con chị đã phải chạy đua với thời gian để kịp về quê đón năm mới, dù cho đối với gia đình chịu nhiều bất hạnh này, Tết thật ảm đạm và buồn bã.
Cậu bé chống chọi với ung thư não
Năm 2007, chị Hợp có thai nhưng không giữ được. Phải đến 2 năm sau, hy vọng mới nhen nhóm khi chị biết mình đã có bầu em Nguyễn Việt Anh. Không ngờ, ông trời lại trêu ngươi khi để bi kịch ập đến với gia đình chị.
Vào khoảng tháng 5/2018, Việt Anh lên 8 tuổi, liên tục kêu đau đầu, buồn nôn. Đưa đến bệnh viện Việt Đức kiểm tra, chị Hợp chết điếng khi nghe bác sĩ thông báo con bị ung thư não. Trải qua một ca mổ đầy phức tạp, khối u trong não Việt Anh vẫn chưa được xử lí.
Điều đáng nói hơn, di chứng để lại khiến cháu đi lại khó khăn hơn, một bên không thể cử động được. Nhìn cảnh con yếu đi từng ngày, chị Hợp chỉ biết trào nước mắt.
Đau thấu trời khi nghe con "xin được chết"
Dù bên ngoài tỏ ra cứng rắn, chị Hợp vẫn không giấu nổi sự xúc động. Như bao người mẹ khác, sinh con ra, ai cũng muốn con mình khoẻ mạnh. Thế nhưng, số phận đem đến những điều oan trái nơi gia đình chị.
Kinh tế gia đình vốn khó khăn, con gái lớn của chị Hợp đã phải bỏ học vì nhà nghèo. Giờ đây, con trai chị đổ bệnh hiểm ác. Đồng lương ít ỏi từ công việc phụ hồ của chồng chị không thể gánh vác nổi.
Mẹ con chị Hợp đang gặp bế tắc trong việc chạy chữa
2 năm trời đằng đẵng điều trị cho con, số tiền vay mượn đã lớn tới mức anh chị không còn khả năng chi trả. Bệnh ung thư của cháu Việt Anh diễn biến phức tạp, cần phải phẫu thuật nhưng cha mẹ lại không còn tiền.
"Mẹ ơi, hay là để con chết đi cho bố mẹ đỡ vất vả. Bố mẹ để dành tiền sau này không nghèo nữa", Việt Anh nói. Nghe thấy thế, chị Hợp phải trốn con chạy ra ngoài, oà lên khóc. Đau lòng biết mấy khi đứa con còn ngây thơ lại muốn chết vì thấy bố mẹ không lo nổi cho mình. Chị lo sợ những suy nghĩ trước tuổi của con.
Ngồi dựa vào tường, tay cầm cuộn tiền lẻ ít ỏi, nhàu nát, chị Hợp thẫn thờ bảo với chúng tôi: "Nếu có thể, tôi sẵn sàng đánh đổi tính mạng mình cho con. Phải làm mọi cách, dù có thế nào cũng phải cứu con. Xin hãy giúp mẹ con tôi với".
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Trần Thị Hợp, thôn Gò Nọi, xã Định Trung, Định Yên, Vĩnh Phúc.
Số điện thoại: 0385210921.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.011 (bé Nguyễn Việt Anh)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C'Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436.
Theo vietnamnet.vn
Đại sứ Anh sẽ thăm địa phương có nạn nhân vụ 39 người Việt thiệt mạng ở Essex Đại sứ Gareth Ward sẽ thăm những địa phương có nạn nhân để chia buồn và nhấn mạnh cam kết của Chính phủ Anh trong ngăn chặn những thảm kịch tương tự tái diễn. Video: Đại sứ Anh gửi thông điệp ngày 27/11 vụ 39 người chết tại Anh Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward có những chia sẻ sau khi...