Có một Man City rất đẹp
“Cuộc chiến hoa hồng” là cuộc nội chiến nổi tiếng ở nước Anh vào thế kỷ 15, kể về màn đối đầu giữa hai gia tộc Lancaster và York. Gọi là “cuộc chiến hoa hồng” vì hai gia tộc đều sử dụng hoa hồng làm biểu tượng.
Bông hồng đỏ tượng trưng cho gia tộc Lancaster, còn gia tộc York có gia huy là hoa hồng trắng. Khi bạn nhìn logo của Manchester City, bạn sẽ thấy một con thuyền màu vàng và một bông hồng đỏ.
Bông hồng đỏ chính là biểu tượng cho gia tộc huyền thoại Lancaster. Thế còn con tàu vàng? Đó là biểu tượng cho việc giao thương trên kênh đào ở Manchester, mô phỏng thời kỳ hưng thịnh trong giao thương đường biển của thành phố.
Như bạn đã thấy, biểu tượng của Manchester City là mang tính lịch sử, ở chính thành phố Manchester. Điều này rất khác Manchester United với chú Quỷ đỏ nằm giữa logo đội bóng và tên đội vắt dài từ trên xuống dưới.
Có thể nói, nếu logo của Manchester United là minh chứng cho sự khẳng định thương hiệu, của một đội bóng lớn tầm toàn cầu, thì logo của Manchester City là câu chuyện lịch sử.
Ảnh minh họa
Có một điều hay ho khác, là logo mới chỉ được Man City thay thế từ năm 2017. Còn trước năm 2016, tất cả đều quen thuộc với logo hình chú chim đại bàng cùng 3 ngôi sao vàng ở giữa. Logo này được sử dụng ở giai đoạn từ 1997 đến 2016.
Video đang HOT
Chúng ta có thể thấy logo cũ có gì đó mang tính chất “trẻ trâu”, trong khi logo mới mang tính chất “quý tộc” (với gia huy bông hồng đỏ của nhà Lancaster). Đây không hề là ngẫu nhiên, và nếu bạn biết thêm logo này còn là sản phẩm được hình thành từ chính cộng đồng những người yêu quý Man City vẽ nên.
Kết luận là gì? Có một Manchester City rất khác đang hình thành. Một Manchester City hướng về “quý tộc” vững bền, hơn là một kiểu “trọc phú” lắm tiền. Man xanh cũng rất may mắn khi có được HLV Pep Guardiola. Một đội bóng hướng đến tính toàn cầu, một lối chơi định hình, những người hâm mộ trên toàn thế giới và sự khẳng định về một thương hiệu.
Và ở đây, ta thấy cũng giống như biểu tượng con thuyền trên logo. Ở nửa xanh thành phố Manchester lúc này có một vị “thuyền trưởng” lèo lái con tàu ở thời kỳ hưng thịnh nhất lịch sử của họ về bóng đá.
Những chiến thắng liên tiếp của Manchester City đưa họ lên vị trí đỉnh bảng, thênh thang đến với chức vô địch Premier League thứ 7 trong lịch sử. Nhưng điều người ta ấn tượng nhất chính là lối chơi của Manchester City ở giai đoạn này. Cách họ ghi bàn, cách họ triển khai bóng, tất cả đều như những tác phẩm nghệ thuật.
Ví dụ như bàn thắng của Ikay Gundogan sau đường chuyền của Ederson trong trận cầu với Tottenham, hay những đường đi bóng của Bernardo Silva, những đường chuyền, cú sút giàu sức tưởng tượng của Kevin De Bruyne. Thật sự là rất đẹp.
Xem Man City đá lúc này cảm giác như được uống rượu ngon vậy: say sưa và sảng khoái.
8 thủ môn giữ sạch lưới nhiều nhất tại châu Âu
Premier League góp 2 cái tên trong top thủ môn có màn trình diễn hiệu quả nhất ở 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu mùa này.
Ederson (Man City, 15 lần giữ sạch lưới sau 24 trận): Thống kê ấn tượng của Ederson phần nào có công của cặp trung vệ Ruben Dias và John Stones. Tuy nhiên, không thể phủ nhận khả năng chọn vị trí, phản xạ xuất sắc của tuyển thủ Brazil. Ngoài số trận giữ sạch lưới ấn tượng, cựu thủ môn Benfica còn có một pha kiến tạo trong trận thắng 3-0 của Man City trước Tottenham.
Mike Maignan (Lille, 14 lần giữ sạch lưới sau 25 trận): Phong độ tốt của thủ môn sinh năm 1995 giúp Lille bay cao ở vị trí dẫn đầu tại Ligue 1 mùa này. Phần thưởng cho sự nỗ lực của Maignan là một suất trên tuyển quốc gia Pháp.
Emiliano Martinez (Aston Villa, 12 lần giữ sạch lưới sau 23 trận): Martinez từng tuyên bố việc anh rời Arsenal đề chuyển sang Aston Villa không phải là bước lùi sự nghiệp, và màn trình diễn của anh tại Villa Park là minh chứng rõ nhất cho điều này. Martinez nằm trong top đầu thủ môn có tỷ lệ cứu thua trung bình tốt nhất giải Ngoại hạng Anh (3,89 lần mỗi trận). Ngôi sao người Argentina cùng đồng đội còn đang xếp trên chính Arsenal.
Benoit Costil (Borbeaux, 12 lần giữ sạch lưới sau 25 trận): Nếu không có tài năng của Costil, Bordeaux sẽ không có được vị trí an toàn trên bảng xếp hạng.
Keylor Navas (PSG, 11 lần giữ sạch lưới sau 18 trận): Thủ môn người Costa Rica là chỗ dựa vững chắc cho hàng thủ PSG trong vài mùa giải gần đây. Navas không có thể hình quá lý tưởng, nhưng bù lại, anh sở hữu phản xạ và khả năng chọn vị trí ít đồng nghiệp nào tại Ligue 1 bì kịp.
Peter Gulacsi (Leipzig, 11 lần giữ sạch lưới sau 22 trận): Thủ môn 30 tuổi đang cùng đồng đội cạnh tranh sòng phẳng chức vô địch Bundesliga với Bayern mùa này, khi khoảng cách giữa 2 CLB chỉ là 2 điểm.
Jan Oblak (Atletico Madrid, 11 lần giữ sạch lưới sau 23 trận): Atletico Madrid đang có phong độ không tốt trong thời gian gần đây, khi họ không giữ sạch lưới trong 7 trận gần nhất. Đây là điều hiếm xảy ra với CLB thành Madrid, kể từ khi HLV Diego Simeone lên nắm quyền.
Thibaut Courtois (Real Madrid, 11 lần giữ sạch lưới sau 24 trận): Courtois nằm trong số ít cầu thủ duy trì phong độ ổn định trong đội hình Real mùa này. "Los Blancos" kiên trì tích lũy điểm số, và chỉ còn kém đội dẫn đầu Atletico Madrid 3 điểm tại La Liga.
Ederson bối rối khi không được đá penalty Thủ môn người Brazil có phản ứng lạ khi Man City được hưởng quả phạt đền trong trận đấu với Tottenham ở vòng 24 Premier League. Tình huống diễn ra ở phút 23, khi Manchester City được hưởng penalty, sau tình huống Ilkay Gundogan bị Pierre-Emile Hojbjerg đẩy ngã trong vùng cấm. Do Gundogan đã đá hỏng 11 m ở trận trước, nên...