Có một loại thực phẩm cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa Covid-19
Dinh dưỡng luôn quan trọng đối với cơ thể để chống lại sự tấn công của mầm bệnh. Đối với bệnh nhân Covid-19, đặc biệt càng cần nhiều protein hơn, vì đây là cơ sở xây dựng sự sống.
Protein cực kỳ quan trọng trong chế độ ăn uống để ngăn ngừa Covid-19, theo trang tin Timesofindia (Ấn Độ).
Đưa vào khẩu phần ăn với lượng protein phù hợp có thể giúp bệnh nhân Covid-19 bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất trong cơ thể.
Có một loại thực phẩm cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa Covid-19. Ảnh SHUTTERSTOCK
Vai trò của chất đạm đối với cơ thể
Protein là chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết cho cơ thể. Nguồn gốc của từ này là “protos” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “đầu tiên” – nhấn mạnh tầm quan trọng hàng đầu của protein trong chế độ dinh dưỡng của cơ thể, Đại học Y Harvard (Mỹ) cho biết. Đây là cơ sở xây dựng của sự sống, giúp cơ thể sửa chữa các tế bào và tạo ra các tế bào mới.
Tại sao protein lại quan trọng đối với bệnh nhân Covid-19 đến vậy?
Các nghiên cứu đã xác nhận rằng sự thiếu hụt protein dẫn đến suy giảm chức năng hệ miễn dịch, chủ yếu là do tác động tiêu cực của nó lên cả số lượng các kháng thể và các mô lympho liên kết với ruột (GALT).
GALT là một thành phần của mô lympho liên kết với niêm mạc hoạt động trong hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập vào ruột.
Phần lớn các tác nhân truyền nhiễm xâm nhập vào cơ thể đều qua con đường này.
GALT chiếm khoảng 70% hệ miễn dịch. GALT bị tổn thương có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức mạnh của toàn bộ hệ miễn dịch.
Bệnh nhân Covid-19 càng cần nhiều protein hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ăn ít protein sẽ khiến cơ thể dễ bị virus corona tấn công hơn. Vì nó có liên quan trực tiếp đến khả năng miễn dịch, thiếu protein không chỉ khiến một người dễ bị Covid-19 mà còn dẫn đến một số bệnh nhiễm virus khác, theo trang tin Timesofindia.
Vì vậy, để giữ an toàn trước sự tấn công của virus, mọi người cần tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu protein.
Cơ thể cần bao nhiêu protein?
Lý tưởng nhất là cần 0,8 gam protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, tuy nhiên, lượng protein cho bệnh nhân Covid-19 có thể cao hơn, tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh, giới tính…
Nhiễm Covid-19 khi mang thai: không tiêm ngừa, cả mẹ lẫn con đều gặp nguy
Protein có trong thịt động vật như thịt gà, thịt bò hoặc cá, các sản phẩm từ sữa và thực vật như các loại đậu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt, theo trang tin Timesofindia.
Chuyên gia Chung Nam Sơn: Trung Quốc không có lựa chọn khác ngoài Zero COVID
Chuyên gia hô hấp hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn gây tranh cãi khi cho rằng Zero COVID (quét sạch virus trong cộng đồng) là chiến lược ít tốn kém hơn so với việc sống chung với dịch.
Chuyên gia hô hấp hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn - Ảnh: WEIBO
Trong cuộc phỏng vấn với Đài CGTN phát khuya ngày 1-11, ông Chung Nam Sơn nói Trung Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài theo đuổi Zero COVID vì dịch đang lây lan nhanh chóng và tỉ lệ tử vong toàn cầu khoảng 2% là không thể chấp nhận được.
"Một số quốc gia quyết định mở cửa hoàn toàn mặc dù vẫn còn ca bệnh. Điều đó dẫn đến một lượng lớn ca bệnh mới trong 2 tháng qua và họ quyết định tái áp đặt các hạn chế. Cách tiếp cận này thực sự tốn kém. Tác động tâm lý lên công dân và xã hội cũng lớn", ông Chung nói.
Trung Quốc là một trong những quốc gia có cách tiếp cận cứng rắn nhất với COVID-19. Các nước khác như Anh, Singapore hay Hàn Quốc đã nới lỏng các hạn chế đi lại và giãn cách xã hội, đồng thời khuyến khích tiêm chủng để hướng tới bình thường mới.
Mặc dù ca mắc mới COVID-19 và ca tử vong đã gia tăng ở các nước này, nhưng việc tiêm chủng hàng loạt đã hạn chế mức độ nghiêm trọng của bệnh và giảm áp lực cho hệ thống y tế.
Chuyên gia Chung Nam Sơn nói rằng cách tiếp cận Zero COVID của Trung Quốc sẽ tồn tại "trong thời gian đáng kể", nhưng thời gian chính xác thì phụ thuộc vào mức độ kiểm soát dịch của các nước khác tốt đến đâu.
"Cho dù Trung Quốc có làm tốt đến cỡ nào, một khi mở cửa thì các ca nhập khẩu sẽ xuất hiện và dịch sẽ lây lan trong nước - ông Chung nói - Vì vậy, tôi tin rằng chiến lược Zero COVID trên thực tế là phương pháp ít tốn kém hơn".
Tháng trước, ông Chung Nam Sơn cho biết các biện pháp nghiêm ngặt mà Trung Quốc áp dụng là cần thiết vì nước này chưa tiêm chủng 80% dân số.
Tính đến ngày 29-10, Trung Quốc đã tiêm chủng đầy đủ cho 1,07 tỉ người, tương đương 76% dân số.
Theo báo SCMP, bất chấp các biện pháp nghiêm ngặt như xét nghiệm đại trà, đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại, ít nhất 7 ổ dịch đã bùng phát ở Trung Quốc kể từ tháng 3. Một số đợt bùng phát liên quan đến ca bệnh nhập khẩu.
Kể từ khi dịch xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc đã ghi nhận 97.314 ca bệnh và 4.636 ca tử vong do COVID-19.
Trẻ bị dị ứng, từng sốc phản vệ có nên tiêm vaccine Covid-19? Con tôi bị dị ứng hải sản, từng sốc phản vệ thì có tiêm được vaccine ngừa Covid-19? (Thùy Linh, 42 tuổi, Đà Nẵng) Trả lời: Trong tình hình dịch Covid-19 đang bùng phát và diễn biến phức tạp, vấn đề bao phủ vaccine là điều cần thiết. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh có con từng có tiền căn dị ứng thức ăn,...