Có một “hành tinh tuyết” từng tồn tại ngay cạnh Trái Đất
Nghiên cứu mới từ Canada cho thấy khung cảnh Bắc Cực tuyết giá ở Trái Đất có thể từng tồn tại khắp nơi ở hành tinh hàng xóm: Sao Hỏa.
Trong những bức ảnh chụp bởi các robot và tàu vũ trụ tự hành đang làm nhiệm vụ trên Sao Hỏa của NASA, hành tinh đỏ hiện lên như một thế giới sa mạc khô cằn. Nhiều bằng chứng cho thấy nơi đây có thể từng là “hành tinh xanh” giống Trái Đất, tức có đại dương và sông ngòi, nhưng vì lý do nào đó, nước đã bị thất thoát. Nghiên cứu mới lại cho rằng tình hình không khả quan đến vậy.
Các tác giả từ Đại học British Columbia cho rằng Sao Hỏa quá khứ không hề là hành tinh đại dương, mà là một hành tinh tuyết! Tiến sĩ Anna Grau Galofre, tác giả chính của nghiên cứu khẳng định giả thuyết những thung lũng trên Sao Hỏa được hình thành từ các dòng sông cố đại là chưa thuyết phục.
Hàng xóm của Trái Đất từng là một thế giới băng giá? – ảnh minh họa từ Internet
Video đang HOT
“Nếu bạn nhìn Trái Đất từ một vệ tinh, bạn sẽ thấy rất nhiều thung lũng: một số trong số chúng được tạo ra bởi các dòng sông, một số được tạo ra bởi sông băng, một số được tạo ra bởi các quá trình khác và mỗi loại có hình dạng đặc biệt. Sao Hỏa cũng thế” – bà nói.
Một trong các quá trình đó, và có thể là phổ biến nhất, chính là hiện tượng dòng nước chảy giữa một tảng băng và mặt đất bên dưới. Để xác thực, họ đã dùng hình ảnh mặt cắt của thung lũng Maumee của sao Hỏa so sánh với mặt cắt của khu vực đảo Devon ở Bắc Cực của Trái Đất: chúng giống hệt nhau!
Tổng cộng có tới 22 trong số 66 mạng lưới thung lũng trên Sao Hỏa phù hợp với mô hình bị “điêu khắc” bởi nước tan chảy dưới sông băng, 9 mẫu được hình thành bởi chính sông băng, trong khi chỉ có 14 mẫu được hình thành từ các dòng sông. Các mẫu còn lại không đủ rõ ràng để tìm hiểu.
Nhưng bấy nhiêu bằng chứng cũng đế nhóm khoa học gia cho rằng Sao Hỏa cổ đại phải là một hành tinh tuyết, độ bao phủ của băng giá gấp nhiều lần so với Trái Đất, theo bài công bố trên Nature Geoscience.
Nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ Mars Orbiter Laser Altimet, thiết bị trinh sát được đặt trên tàu vũ trụ Mars Global Surveyor của NASA.
Tìm nguyên nhân của 'quả cầu tuyết Trái đất'
Khoảng 700 triệu năm trước, trên Trái đất xảy ra vài sự kiện khác thường, dẫn đến tình trạng cả hành tinh (hoặc phần lớn hành tinh) bị băng giá bao phủ.
Trái đất đã từng bị băng giá bao phủ.
Hiện tượng này xảy ra vào thời kỳ Tiền Cambri, còn giả thuyết có tên là " Quả cầu tuyết Trái đất". Hiện giờ các nhà khoa học vẫn tranh luận về nguyên nhân gây ra hiện tượng đóng băng khủng khiếp như vậy.
Chúng ta vẫn nghĩ rằng nếu không có đủ ánh nắng Mặt trời thì Trái đất sẽ biến thành thế giới băng giá. Nhà khoa học Constantin Arnscheidt ở Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) cho rằng không nhất thiết phải có lượng bức xạ Mặt trời lớn hơn một mức nào đó. Thay vào đó, chỉ cần có sự sụt giảm nhiệt độ đột ngột cũng có thể khởi động được quá trình, thậm chí cả khi nhiệt độ ở điểm cuối cùng (trước khi sụt giảm) đủ cao để giữ cho hành tinh không bị đóng băng.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc Trái đất bị lạnh đi. Mặt trời có thể bị che lấp, còn các núi lửa có thể phun đầy lưu huỳnh điôxít lên bầu trời. Mỗi một sự thay đổi như vậy gây ra sự phản hồi (feedback - quá trình xảy ra khi một phần đẩu của hệ thống được chuyển trở lại làm một phần của đầu vào, tức là một phần của chuỗi tín hiệu nguyên nhân).
Một số dạng phản hồi, chẳng hạn như quá trình phong hóa, có thể chống lại sự giảm nhiệt độ. Một số dạng phản hồi khác, chẳng hạn như sự mở rộng của các chỏm băng vùng địa cực, lại thúc đẩy quá trình sụt giảm nhiệt độ. Nếu hiện tượng sụt giảm nhiệt độ chiếm ưu thế trên toàn cầu, có thể dẫn đến quá trình "bùng phát" băng giá trong đó nhiệt độ thấp hơn rất nhiều so với nhiệt độ ở thời điểm bắt đầu lạnh giá.
Nhà khoa học Arnscheidt chứng minh được rằng các yếu tố thúc đẩy sẽ chiếm ưu thế khi các thay đổi diễn ra đột ngột. Nếu quá trình xảy ra chậm chạp, sẽ không có hiệu ứng quả cầu tuyết Trái đất. Các nhà khoa học ở MIT cũng giới thiệu mô hình, trong đó sự sụt giảm 2% lượng ánh năng Mặt trời trong khoảng thời gian dưới 10.000 năm khởi động chuỗi phản hồi, dẫn đến việc băng giá bao phủ toàn bộ bề mặt hành tinh. Đây chỉ là mô hình cơ bản - việc phân tích các yếu tố bổ sung có thể giúp đánh giá chính xác thời gian đóng băng.
"Cần đặt giả thiết rằng các thay đổi địa chất nhanh, do sự thay đổi lượng bức xạ Mặt trời chính là nguyên nhân gây ra các giai đoạn băng hà" - ông Arnscheidt nói.
Phát hiện này dẫn đến một nhận định quan trọng: Sự nóng lên toàn cầu là nguy hiểm không chỉ bởi tình trạng cả hành tinh nóng lên, mà còn bởi tốc độ của quá trình nóng lên này.
Sự thật về kẻ xâm nhập ngoài hành tinh làm Trái Đất lạnh đi Hàng loạt cuộc khai quật tại hang Hall ở trung tâm Texas (Mỹ), nơi được cho là tồn lưu dấu tích của một vụ nổ thiên thạch khiến Trái Đất lạnh đi, đã tiết lộ sự thật bất ngờ trong trầm tích. Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Houston, Đại học Baylor và Đại học Texas A&M (Mỹ) đã phơi bày...