Có một con đường cần phải đi
Bước ra từ tòa soạn báo, tôi vui mừng muốn hét lên. Tôi đã được nhận kiến tập tại cơ quan báo mà tôi thích. Tôi muốn chia sẻ niềm vui và gửi lời cảm ơn đến mọi người thân, bạn bè của tôi. Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến cô, người đã cho tôi động lực để đi trên con đường của riêng mình.
Suốt 12 năm cắp sách đến trường, chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ đi thi đại học. Không phải vì tôi học dốt, mà vì nhà tôi quá nghèo. Tôi chỉ nghĩ thi cấp III xong lấy bằng và đi làm.
Cô cho tôi động lực để cố gắng (ảnh minh họa)
Những năm đi học, nhờ giấy miễn giảm học phí của xã, của trường, mà tôi không phải dở dang con đường học tập. Có những năm, học phí của tôi chỉ là 2.000 đồng/tháng. 2000 đồng lúc bấy giờ, chỉ bằng giá một gói mì tôm, một bữa ăn sáng của mọi người. Nhưng với gia đình tôi, nó lớn lao lắm. Cứ đến đầu thàng mà không có tiền đóng học, tôi sợ cô mắng nên đứng cổng khóc, bỏ cả buổi học.
Ngày thi đầu vào lớp 6, tôi được vào lớp chọn. Mẹ lo nhiều hơn vui. Khi tôi lớp 8, rằm trung thu, nhà nhà vui sắm sửa để phá cỗ, nhà tôi thì vét hết tiền trong nhà cũng không đủ 7.500 đồng để mua 1 cân đường về làm bánh. Tủi thân hơn, có những cái Tết nhà tôi không có tiền mua một hộp mứt để thắp hương. Mẹ đã ứa nước mắt, nói dối rằng “chợ hết mứt” khi thằng em tôi hỏi “nhà mình sao không có mứt ?”. Nghèo đói, cuộc sống phải lo nghĩ từng ngày nên tôi nghĩ, đại học là ước mơ mà chẳng bao giờ tôi sẽ chạm vào.
Không có ý định thi đại học, tôi vẫn cố gắng học thật tốt. Thành tích học tập của tôi nếu đem ra, nó không là gì so với nhiều người nhưng đủ để mẹ tôi tự hào với dân làng. Nhờ thái độ và thành tích học tập, tôi được rất nhiều thầy cô quan tâm và giúp đỡ. Trong đó có cô Hương, giáo viên dạy văn, cũng là giáo viên chủ nhiệm cấp III của tôi. Cô quan tâm đến học sinh không chỉ bằng cái tâm của nhà giáo mà bằng cả tình cảm của một người mẹ. Cô khuyến khích tôi học văn, cho tôi đi học thêm lớp bồi dưỡng miễn phí.
Video đang HOT
Ngày nộp hồ sơ thi đại học đến gần. Cả lớp, cả khối háo hức bàn tán về sự kiện quan trọng này. Tôi chỉ chăm hăm quyển sách trên tay nhưng chẳng chữ nào vào đầu cả. Các bạn hỏi tôi thi trường gì, khối nào, tôi chỉ cười.
Kiểm tra hồ sơ, không thấy hồ sơ thi đại học của tôi đâu, nên cô gọi tôi lên hỏi. Tôi nói với cô là tôi không thi đại học, không thi khối C. Như hiểu được lý do, cô nói “Không phải ai cũng may mắn. May mắn chỉ có 1%, còn lại là do sự nỗ lực của bản thân. Em đừng từ bỏ khối C”.
Đúng là tôi không may mắn như nhiều người, nhưng tôi lại may mắn hơn rất nhiều người khác. Lúc này, ước mơ làm báo của tôi lại trỗi dậy mạnh hơn bao giờ hết. Tôi giấu mẹ nộp hồ sơ thi đại học và bán tóc lấy tiền nộp lệ phí thi. Gần 2 tháng sau, giấy báo của trường về. 23 điểm, tôi đỗ đại học trong sự bất ngờ của gia đình.
Cũng như hồi tôi thi lớp 6, mẹ khuyên tôi ở nhà, không đi học. Dù biết trước mẹ sẽ nói vậy, tôi vẫn hụt hẫng. Rất nhiều người đến hỏi han, chúc mừng, động viên mẹ tôi cho tôi đi học. Cuối cùng mẹ đổi ý. Ngày 23/9/2010, tôi nộp hồ sơ và chính thức là một tân sinh viên.
Ba năm trôi qua, tôi gặp rất nhiều khó khăn khi sống và học tập xa nhà. Lời động viên của cô là niềm tin để tôi vượt qua những khó khăn ấy. Tôi biết ai cũng có những ước mơ để hướng tới, có một con đường cần phải đi. Nhưng để đi hết con đường đó, chạm tay vào ước mơ thì phải có động lực lớn. Cảm ơn cô, người đã cho tôi động lực mạnh mẽ ấy.
Theo người lao động
Hạc giấy nay còn không?
Ánh nắng yếu ớt còn sót lại của một buổi chiều cuối thu đang vắt ngang song cửa nhỏ. Gió the thé khẽ chạm vào đôi mắt se cay. Trên bầu trời, từng đàn chim rủ nhau về dựng lại túp lều để chuẩn bị trú mưa, tránh rét. Trong căn phòng vắng, tôi ngồi mở từng con hạc giấy và đọc những dòng chữ ngoằn ngoèo viết vội của một người, của một thời hồn nhiên quá đỗi.
Ngày ấy, Hùng và tôi học chung lớp 10B, Trường cấp II-III Sơn Thành - Tuy Hòa -Phú Yên. Tôi ngồi bàn trên. Hùng ngồi bàn dưới. Hùng khá thông minh, giỏi thể thao, nụ cười rạng ngời, nồng hậu. Hùng trầm tính, ít nói và có cái nhìn đến cháy lòng. Tôi rất sợ mỗi khi Hùng nhìn tôi.
Tháng đầu tiên của năm lớp mười trôi qua phẳng lì. Nhưng đến tháng thứ hai trở đi tôi thấy lạ. Từ bàn dưới có cánh tay đưa lên níu tóc tôi. Tôi quay lại bực mình, trợn mắt thì Hùng lại cười. Rồi những lần tôi bị thầy gọi lên kiểm tra bài cũ, hắn ngồi dưới nhép miệng nhắc. Có lần hắn bị thầy đến cho một chữ 0 to tướng. Ra chơi cả lớp ghép đôi tôi với hắn. Tôi bực vô cùng.
Một hôm, tôi phát hiện trong ngăn cặp tôi có con hạc giấy bé xíu. Tôi vội mở ra đọc. Bực mình tôi xé tan hạc giấy, vứt trước mặt hắn. Những mảnh giấy vỡ vụn bay lung tung. Hắn chẳng nói gì mà chỉ cười cùng lũ bạn. Kể cũng lạ, lũ bạn càng chọc tôi với hắn thì tôi càng xa lánh hắn hơn.Đầu học kỳ II năm lớp 10, hắn lén bỏ vào ngăn cặp tôi một con hạc giấy cùng với dòng chữ: "Theo mãi một dòng sông sẽ có ngày đến được biển". Tôi giận vô cùng. Từ đó về sau, tôi không thể nói chuyện với hắn một cách tự nhiên như trước được nữa. Đụng mặt hắn là tôi né.
Tôi còn nhớ mùa đông năm lớp 11, mưa kéo dài. Từ nhà tôi đến trường rất xa, cách 10 km. Áo mưa không che nổi nước trời. Đến trường, quần áo ướt sũng. Mặt mày tím tái. Chân tay run cầm cập. Xót lòng, hắn trao tay tôi chiếc áo ấm của hắn và cười: "Mặc vào đi kẻo lạnh".
Cả lớp cười ồ trước cử chỉ yêu thương mà hắn tặng cho tôi. Giận quá, tôi vứt luôn chiếc áo ấm xuống đất. Hụt hẫng, mặt hắn sầm lại. Chả hiểu sao hồi ấy tôi lại như vậy. Ngông hay mắc cỡ thì tôi chả biết. Thế nhưng hành động của tôi không đủ sức dập tắt ngọn lửa tình đang bùng lên trong tim hắn.
Năm lớp 12 chúng tôi lao vào sách vở. Những con hạc giấy cùng với những dòng chữ cũng thưa dần. Tưởng rằng mình đã được tự do trong mắt hắn, nhưng không ngờ tôi đã nhầm. Hắn đã thay đổi chiến thuật. Hắn ngầm theo dõi tôi mà tôi không hề hay biết. Tết năm lớp 12 tự dưng hắn mò lên nhà tôi. Lúc ấy, nhà tôi rất nghèo, mái lá liêu xiêu. Tôi không tiếp hắn cùng lũ bạn vì tôi tự ti gia cảnh của mình. Hắn chạnh lòng, hạc giấy dần thưa.
Cuối năm năm học 12, chúng tôi xếp bút nghiêng để chuẩn bị chia tay với tuổi học trò. Nào là lưu bút, những tấm ảnh to, nhỏ làm rộn cả lớp. Gốc phượng, gốc xoài đều được đưa lên bức ảnh. Lúc ấy, tôi quyết định chọn cây phượng có nhiều hoa nhất, sắc hoa đỏ nhất để tạo kiểu. Đang đứng trước ống kính, bỗng phía sau lũ bạn đẩy hắn đứng cạnh tôi. Hắn cười thật tươi. Tôi cũng nhoẻn miệng cười theo. Và rồi tôi với hắn trở thành điểm nhấn trong bức ảnh ấy.
Hôm chia tay vào giảng đường, hắn tặng tôi con hạc cuối cùng cùng bức ảnh với dòng chữ: "Chúc bạn thành công và tìm được một nửa của mình". Tôi chạnh lòng, xót xa.
Năm nay, hạ đã phả vào trời đất. Những cánh phượng hồng thắm đang bung ra sau sắc xanh non mơn mởn của lá. Sắc hồng đang rải nhẹ cả góc trời. Ve sầu đã thức giấc sau giấc ngủ dài cùng với tiếng kêu râm ran. Tu hú như đang gọi mời bạn tình ríu rít. Tôi chạnh lòng: Hạc giấy nay còn không?
Theo người lao động
Có một dòng sông đã về với biển "Đời người như dòng sông. Có trải qua trăm thác, ngàn ghềnh cuối cùng cũng về tới biển" - Thầy vẫn thường nói với chúng tôi như vậy. Thầy chỉ dạy và làm chủ nhiệm chúng tôi một năm lớp mười hai nhưng lớp tôi đứa nào cũng rất quý và thương thầy. Đơn giản với chúng tôi, thầy không chỉ truyền cho...