Có lỗ sâu lớn ở răng mà không điều trị, bạn sẽ bị gì?
Sâu răng thường sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng gì trong thời gian đầu. Khi cảm thấy đau nhức thì chiếc răng ấy đã bắt đầu bị hỏng từ cách đó vài tháng đến hơn 1 năm.
Lỗ sâu lớn không được trám có thể khiến răng gãy vỡ – SHUTTERSTOCK
Chế độ ăn nhiều đường và thói quen lười đánh răng sẽ khiến răng sâu bị hư hại nhanh hơn.
“Nguyên nhân gây sâu răng là do vi khuẩn trong răng tạo ra a xít khi chúng ta ăn carbohydrates hoặc đường. Bạn ăn càng nhiều đường, vi khuẩn sẽ càng phát triển mạnh và tạo ra nhiều a xít phá hủy men răng hơn”, giáo sư nha khoa Carl McManama tại Đại học Boston (Mỹ) cho biết.
Nếu lỗ sâu không điều trị, răng có thể gặp những vấn đề sau:
Răng vỡ
Răng gãy vỡ thường là do sâu răng gây ra. Một chiếc răng khỏe mạnh thì hiếm khi nào bị như vậy. Nếu răng bị sâu nhiều hoặc vết trám bị mòn thì rất dễ bị vỡ, giáo sư McManama nói.
Video đang HOT
Nhai ở chiếc răng bị sâu cũng khiến chúng dễ vỡ. Nếu chưa có thời gian đi trám lại lỗ sâu thì hãy làm chậm quá trình hư hại răng bằng cách ăn thực phẩm ít đường, tránh bánh kẹo, đồ ngọt và đánh răng 2 lần/ngày.
Tổn thương dây thần kinh
Mạch máu và dây thần kinh nằm ở phần chân răng. Sâu răng khi lan đến tủy, tức dây thần kinh, sẽ gây đau dữ dội. Lúc đó, cơn đau sẽ kéo dài liên tục cả ngày, giáo sư McManama nói.
Khi sâu răng đến mức độ này, người bệnh không chịu được nữa và phải đi khám. Nha sĩ thường sẽ lấy tủy hoặc nhổ luôn cái răng đó.
Sâu răng lan đến tủy có thể gây nhiễm trùng dây thần kinh ở chân răng, dẫn đến sưng đau và cắt đứt nguồn cung cấp máu đến dây thần kinh. Kết quả là khiến dây thần kinh ở chân răng chết. Lúc ấy, cơn đau nhức sẽ biến mất. Chiếc răng đó tiếp tục bị hỏng và rụng, giáo sư McManama tiết lộ.
Nhiễm trùng
Ngay cả khi dây thần kinh chết thì mọi chuyện vẫn chưa kết thúc. Những mô chết đó có thể gây nhiễm trùng và mưng mủ chân răng. Nhiễm trùng sẽ lan ra, gây viêm nhiễm hàm và các tuyến trong miệng. Cơn sốt bắt đầu ập đến.
Dù hiếm nhưng một số trường hợp không được điều trị sẽ làm xuất hiện áp xe, tức bọc mủ, trong não. Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng.
Cách tốt để bảo vệ sức khỏe răng miệng là mọi người cần đến khám nha sĩ định kỳ ít nhất 6 tháng/lần, các chuyên gia khuyến cáo.
Theo thanhnien
Có nên nhổ răng khôn?
Chỉ nhổ răng khôn khi chúng gây đau kéo dài, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến răng lân cận.
Răng khôn là răng cối lớn thứ ba, mọc độ tuổi từ 12 đến 25. Mỗi người thường có 4 răng khôn ở 4 phần hàm. Sở dĩ gọi là răng khôn vì răng mọc trong độ tuổi đã trưởng thành, con người đã khôn lớn và biết nhận thức.
Theo Brightside, sở dĩ răng khôn gây đau nhức vì chúng thường mọc trong độ tuổi xương hàm đã ngừng phát triển, xương trở nên cứng đặc hơn. Răng mọc sẽ có nguy cơ làm mất cân xứng giữa răng và kích thước xương hàm, dẫn đến tình trạng hay mọc ngầm, mọc kẹt của răng khôn.
Các chuyên gia nha khoa cho biết, răng khôn liên quan trực tiếp đến cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh nên không phải tất cả răng khôn đều cần phải nhổ. Một chiếc răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt bởi mô xương và nướu, không gây biến chứng, thì có thể được giữ lại, miễn là bệnh nhân dùng chỉ tơ nha khoa và bàn chải để làm sạch một cách triệt để.
Ngoài ra, bệnh nhân có một số bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu không nên nhổ răng khôn.
Răng khôn liên quan trực tiếp đến cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh nên rất cẩn trọng khi nhổ.
Chỉ nên nhổ răng khôn khi việc mọc gây ra các biến chứng đau kéo dài, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, ảnh hưởng đến răng lân cận, hoặc hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày gây sâu răng và viêm răng. Bệnh nhân cần làm các xét nghiệm máu, chụp X-quang theo chỉ định trước can thiệp, trình bày các bệnh lý toàn thân cũng như các thuốc đang sử dụng hiện có cho bác sĩ nhổ răng biết.
Thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất là từ 18 đến 25 tuổi, khi chân răng hình thành được 2/3. Trên 35 tuổi, việc phẫu thuật nhổ răng khôn sẽ gặp nhiều khó khăn do xương cứng và đặc hơn. Quá trình lành thương, hậu phẫu cũng kéo dài và không thuận lợi.
Lưu ý sau khi nhổ răng khôn:
4 vấn đề hay gặp sau nhổ răng là sưng, đau, sốt và ra máu. Để khắc phục, bệnh nhân nên uống thuốc theo toa, chườm lạnh vào chỗ sưng và tuân thủ các biện pháp duy trì cục máu đông như: không súc miệng mạnh, khạc nhổ trong vòng 6 giờ sau khi nhổ răng, không súc nước muối, không mút, đưa lưỡi hoặc vật lạ vào ổ răng để thăm dò. Thay vào đó, vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng tại ổ răng, ăn thức ăn mềm, nguội trong 24 giờ sau nhổ răng.
Nếu tình trạng sưng, đau, sốt, ra máu kéo dài, trầm trọng và không kiểm soát được thì nên tái khám lại bác sĩ chuyên khoa.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Tiến trình thay đổi cơ thể sau khi bạn cai thuốc lá Sau hai tuần, chức năng phổi tăng 30%; 6 tháng sau ho ra nhiều đờm; 5 năm sau nguy cơ ung thư phổi giảm 50% so với hút thuốc. Theo HL, khi hút thuốc, hàng nghìn hóa chất sẽ xâm nhập vào cơ thể của con người gây hại không chỉ cho phổi mà còn là trái tim và nhiều bộ phận khác...