Cố làm đàn bà mạnh mẽ, rốt cuộc tôi được gì?
Tôi lấy chồng được 15 năm, 15 năm với ai như một cái chớp mắt, nhưng với tôi, đó là những ngày tháng thật dài của cuộc đời mình.
ảnh minh họa
Tôi ngày ấy chọn yêu anh giữa bao người vây quanh mình, bởi hầu như những cô gái thủa tôi đều có chung tiêu chí chọn chồng: công việc ổn định dành cho đối tượng của mình. Anh là một công chức của một công ty điện lực. Cả nhà tôi ai cũng vui mừng khi tôi hẹn hò và đi đến hôn nhân cùng anh, vì ngày đó, công việc của anh là niềm mơ ước của biết bao nhiêu người.
Cưới nhau, một rồi hai đứa con lần lượt chào đời, anh vẫn thế, vẫn mẫn cán với công việc nhân viên phòng kế hoạch, sáng đi chiều về. Anh thương vợ, thương con, lúc nào cũng chu toàn mọi thứ, nhưng dường như anh không tài ba như mong đợi của tôi. Trong khi, tôi đã thăng tiến nhanh chóng, kiếm được tiền thật nhiều, anh vẫn cứ ì ạch vài ba triệu. Có hôm ngồi trên xe đi tiếp khách buổi trưa, ngang qua cơ quan anh, thấy anh đi ăn trưa về, tay xách theo bịch trái cây gọt sẵn mua đâu đó, lòng tôi trào lên mấy nỗi chán chường. Thu nhập cộng lại tất cả của anh, không bằng một bữa tiếp đối tác nhỏ của tôi. Từ rất lâu rồi, tôi đã không còn biết chồng mình kiếm được bao nhiêu tiền mỗi tháng, vì tôi bảo anh cứ giữ lại chi xài cá nhân, hoặc thi thoảng cho con đi xem phim, mọi thứ trong nhà một tay tôi lo liệu hết.
Ảnh minh họa
15 năm, gia đình nội ngoại nhìn tôi như một người hùng. Không biết bệnh, không biết mệt, kiếm tiền giỏi, quán xuyến trước sau trọn vẹn gia đình. Con cái học trường quốc tế, vợ chồng mỗi năm vài chuyến du lịch trong ngoài nước. Nhà mua được mấy căn, phần ở phần cho thuê. Thế nhưng, giữa hai vợ chồng, ngày càng không thể tìm được tiếng nói chung. Anh cứ vậy, chậm chạp và chấp nhận mọi thứ thua vợ, xem như số phận mặc định vậy.
Ly hôn là điều mà tôi vẫn hay nghĩ đến. Tôi hiểu, bây giờ, việc làm mẹ đơn thân chẳng có gì phải xấu hổ. Trong khi bản thân mình có chồng xem như không. Ngược lại bây giờ, đôi khi làm mẹ đơn thân lại là biểu tượng của bản lĩnh, của độc lập, tự chủ, dám sống vì mình. Xung quanh tôi biết bao lời tán tỉnh, biết đâu chừng, bỏ chồng rồi, bản thân mình lại có điều kiện tìm kiếm những mối quan hệ tốt đẹp hơn, cho bõ công 15 năm dài mang cảm giác không tôn trọng nể nang chồng.
Ảnh minh họa
Dùng dằng mãi, rốt cuộc thì chúng tôi cũng ly hôn. Dường như để cho bõ ghét, anh nhanh chóng lấy vợ mới chỉ sau vài tháng. Nhưng, thực tế cuộc sống dường như chưa chịu buông tha tôi. Trong lần khám sức khỏe định kỳ, tôi phát hiện mình bị ung thư. Một mình trơ trọi với bệnh tật, với áp lực công việc, với con cái tôi thấy mình đơn độc không thể nào diễn tả được. Đã trót sắm vai một người đàn bà mạnh mẽ, tôi phải cố lao theo.
Video đang HOT
Những đợt thuốc vào thuốc, tóc rụng hết, tôi đội tóc giả đi làm, vẫn cố gắng trang điểm, cố gắng tỏ ra mạnh mẽ. Nhiều đêm khóc thầm, thương phận mình bạc phước. Đôi lúc tôi thèm một bờ vai, để nói cho hết những gì mình đang cố chịu. Thèm một cái nắm tay động viên giữa những cơn đau kéo dài không dứt. Nhưng đáp lại tôi, chỉ là tiếng máy lạnh chạy đều đều…
Biết tin tôi bệnh, anh ngỏ ý muốn nuôi hai đứa con, nhưng vẫn với lời lẽ rất an toàn “anh chỉ nuôi trong khả năng của anh, không thể như kỳ vọng của em được đâu nhé. Mà giờ mang về nhà. Lại làm phiền lòng thêm một người nữa…”. Tôi cười buồn và một mực từ chối.
Chúng tôi, từng đã là một gia đình, dù ít hay nhiều cũng có những bữa cơm, cũng có những tiếng cười, cũng có những cái khoác tay hạnh phúc. Tôi trách mình bạc lòng, đòi hỏi viển vông, mà không biết chấp nhận thực tế. Tại sao phải cố gắng tỏ ra mình mạnh mẽ, mình giỏi giang, sao không cứ bình thường, nhàn như biết bao người phụ nữ khác. Họ biết vui vầy với những gì họ có được, biết nương tựa kịp thời, biết tiến biết lùi đúng lúc.
Mạnh mẽ quá, rốt cuộc tôi được gì. Hay một mình chống chọi với bệnh tật, với cô đơn và những nổi niềm rất đàn bà.
Theo Khoeplus24h
Mẹ chồng không cho con trai làm việc nhà, nàng dâu dọa một câu khiến bà sợ hãi đồng ý, thậm chí còn giúp thêm
Sau lời đe dọa đó, mẹ chồng tôi không trách mắng tôi về việc sai con trai bà phụ việc nhà nữa. Thậm chí, bà còn chủ động nấu nướng thay vì đợi tôi như mọi bữa, có lẽ bà sợ con trai vất vả, khổ sở.
Từ trước khi kết hôn với Tuấn, tôi đã xác định sẽ phải chung sống với bố mẹ chồng vì anh là con trai duy nhất. Đó cũng là lý do mà tôi dùng dằng mãi chẳng chịu kết hôn, mặc cho bố mẹ cả hai bên đều hối lắm rồi.
Tôi chỉ lấy lý do là công việc chưa ổn định chứ thực ra vì tôi rất ngại va chạm với mẹ chồng. Không lẽ, tôi lại từ bỏ một người yêu - người chồng tương lai tốt như Tuấn chỉ vì lý do anh là con trai một? Chỉ vì bố mẹ anh không chịu cho anh ra ngoài sống riêng? Như thế ích kỷ lắm. Thế nên, tôi chỉ còn biết trì hoãn tới khi nào không trì hoãn được thì thôi dù cả hai đã yêu nhau 3 năm.
Nhưng khi bạn bè đã lũ lượt rủ nhau đi lấy chồng, người trạc tuổi mẹ Tuấn cũng có cháu bồng cháu bế, bà càng giục chúng tôi nhiều hơn. Tuấn cũng nghe lời mẹ bởi chính bản thân anh muốn chúng tôi chung một nhà.
Anh muốn chúng tôi chung một nhà. (Ảnh minh họa)
Đắn đo mãi, tôi mới chia sẻ với anh:
- Anh biết đấy, bao lâu nay em sợ lấy chồng vì em biết hôn nhân chẳng đơn giản. Sống chung với mẹ anh em lại càng sợ. Nhưng tuổi cũng chẳng còn trẻ nữa, thôi thì em cũng nhắm mắt đưa chân. Dù vậy, em cũng có một số điều kiện.
- Em nói đi, trước giờ em muốn gì mà anh chẳng chiều em.
- Khi về nhà, anh phải tuyệt đối công bằng, ai đúng thì bênh người đó. Không gọi dạ bảo vâng, nghe lời răm rắp mẹ, đàn ông phải có chính kiến của riêng mình. Phải giúp đỡ em làm việc nhà.
- Ha ha đương nhiên rồi. Em quen anh bấy lâu nay thì cũng đủ biết rồi đó, anh không phải người không có chính kiến. Tiếp theo, anh vẫn luôn chiều em, luôn giúp đỡ em mọi chuyện đấy thôi. Chỉ cần em đồng ý trở thành vợ anh, anh sẽ nghe theo em tất.
Thế rồi, tôi và Tuấn cũng kết hôn. Ban đầu, mọi chuyện cũng chẳng có gì. Sáng tôi và chồng cùng dậy nấu nướng cho cả nhà và làm đồ cho hai đứa mang đi ăn trưa. Gọi là 2 vợ chồng làm thực chất Tuấn chỉ phụ việc còn tôi vẫn là đầu bếp chính. Hơn nữa, anh thức dậy cùng nói chuyện cho tôi khỏi cô đơn.
Thế nhưng, mẹ chồng tôi thì không nghĩ như vậy. Bà không để ý cho tới một buổi sớm, bà dậy đi ra thì thấy cả hai chúng tôi lọ mọ nấu nướng. Hôm sau, hôm sau nữa bà cũng dậy tầm đó rồi ra tỏ vẻ không vui. Một buổi tối, khi cả nhà quây quần bên mâm cơm thì bà chép miệng bảo:
Tuấn luôn phụ tôi việc nhà nhưng gặp phải sự phản đối của mẹ chồng. (Ảnh minh họa)
- Đàn ông con trai người ta lo việc quốc gia đại sự đã đủ mệt rồi, sáng sớm còn vực nó dậy nấu nướng cùng. Làm có dăm ba việc cỏn con không xong thì nên cơm cháo gì nữa.
- Mẹ, mẹ nói gì thế. Ăn mau đi mẹ kẻo nguội hết thức ăn. - Tuấn lảng đi.
- Ý gì thì anh chị phải hiểu chứ. Tôi để con trai tôi phụ việc rửa bát, lau nhà, nhặt rau với chị là tốt lắm rồi. Sáng có tí việc cũng lôi nó dậy. Sớm biết rước dâu về nó hành con trai mình ra nông nỗi này thì tôi đã chẳng giục nhắng nhít lên thế.
Sợ mất lòng mẹ chồng, tôi đành cười trừ, mặc cho Tuấn ra sức giải thích. Thậm chí, cả bố chồng tôi cũng lên tiếng bênh vực:
- Bà này hay, bà cũng bắt tôi đỡ việc nhà đấy thôi. Tới giờ con dâu nó nhờ chồng nó thì bà lại khó chịu. Nếu bà rảnh, bà giúp chúng nó làm việc nhà đi, thì con trai bà khỏi phải làm.
Mẹ chồng tôi giận lắm, buông bát đũa rồi bỏ vào phòng đóng sập cửa. Bố chồng và chồng bảo tôi mặc kệ, ăn đi. Tôi cũng hơi lo chứ vẫn ăn thôi, bà giận dỗi, bỏ cơm thì bà khổ.
Mọi chuyện tưởng thế là xong, nhưng hôm sau khi tôi đi làm về muộn, bà quyết chờ tới cùng. Tôi vội thay quần áo rồi xuống bếp. Tuấn cũng lui cui thái thịt đỡ tôi, không may bị đứt tay. Tôi vội vàng chạy tới cầm lấy tay anh, bà thì nghe tiếng từ trong phòng ngủ lao ra.
Bà xuýt xoa con trai một hồi rồi mắng tôi không thương tiếc:
- Con gái như cô đúng thật chẳng được tích sự gì. Con trai tôi từ bé tới giờ chưa bao giờ phải làm những cái việc này, thế mà lấy cô về nó phải khổ cực trăm bề. Từ mai tôi mà thấy nó phải thay cô làm việc nhà thế này thì liệu mà cuốn gói khỏi đây đi.
Tôi tức quá, liền bật lại:
- Mẹ ạ, việc hôm nay con thấy người mâu thuẫn nhất là mẹ. Mẹ thương con trai nhưng lại chẳng chịu ra giúp để anh Tuấn bị đau như thế này. Còn con đi kiếm tiền, có lúc này, có lúc khác không thể rảnh rỗi như bố mẹ ở nhà được.
Tôi nghĩ ra cách để khiến mẹ chồng đồng ý cho chồng tôi đỡ việc nhà. (Ảnh minh họa)
- Còn về việc phân chia công việc, thời buổi này nam nữ bình đẳng, vợ chồng cùng đi làm công sở, cùng san sẻ việc nhà là chuyện thường. Nếu mẹ muốn đuổi con, con xin phép đưa anh Tuấn đi cùng.
- Cô...
- Con cũng nói thêm, chẳng riêng gì anh Tuấn, con ở nhà cũng là con vàng con bạc của bố mẹ con, mẹ xót anh Tuấn thì bố mẹ con cũng xót con vậy. Con về đây làm dâu, làm vợ anh Tuấn không phải làm ô sin mà phải tự lo tất cả.
Có lẽ mẹ chồng tôi không ngờ tôi lại phản pháo đanh thép đến thế, bà cứng họng. Tuấn khẽ giơ ngón tay cái tỏ ý khen ngợi sự cứng rắn của tôi. Sau hôm đó, mẹ chồng tôi chủ động ra làm việc nhà thay vì đợi tôi như mọi bữa. Có lẽ, bà sợ tôi đem con trai bà đi mất.
Theo Afamily
Bố chồng nói đúng một câu mà từ đó trong bữa ăn của cả gia đình không ai dám hé răng nói nửa lời Mặt tôi tái đi vì ngượng chỉ mong có cái lỗ chui vào đó cho bớt xấu hổ. Không ngờ người bố mà tôi luôn ngưỡng mộ tôn trọng lại phát ngôn ra được những lời khó nghe đến vậy. Trước khi đi lấy chồng, tôi được mẹ và các chị trong công ty dậy cách thích nghi với mẹ chồng. Vì thế...