“Cô không sinh được con trai thì rời khỏi gia đình này ngay lập tức!”
“Cô không sinh được con trai thì rời khỏi gia đình này ngay lập tức”, mẹ chồng tôi vừa nói vừa lôi quần áo của tôi vứt hết ra ngoài, mặc cho tôi vừa ôm con vừa khóc.
Chúng tôi lấy nhau đã được 4 năm. Tôi quen anh trong bữa tiệc sinh nhật của một người bạn cũ. Sau hai năm yêu đương, anh và tôi quyết định đi đến hôn nhân và nhận được sự đồng ý nhiệt tình từ hai bên gia đình, phần vì anh cũng đã “quá tuổi”, phần vì công việc của cả hai đều đã ổn định.
Hồi mới về ở với nhau, tôi “được lòng” gia đình bên chồng lắm. Bố chồng tôi mất sớm, hai vợ chồng tôi ở với mẹ. Tôi không hẳn khéo ăn khéo nói, nhưng thật thà, chăm chỉ. Mẹ chồng tôi hễ rảnh lại khen tôi với mấy bà hàng xóm “Nhìn con bé vừa giản dị lại chăm chỉ, từ lúc nó về tôi chẳng phải động tay động chân đến việc nhà!”.
Hồi mới về làm dâu, tôi được lòng mẹ chồng lắm. Hễ rảnh là bà lại khen tôi trước mặt hàng xóm. (Ảnh minh họa)
Chồng tôi lại là người tâm lý, biết quan tâm vợ và yêu chiều vợ nên cuộc sống hôn nhân của tôi khá viên mãn và hạnh phúc. Hai vợ chồng son, mặn nồng với nhau từ chuyện ăn ở cho đến chuyện “yêu”. Thế mà lấy nhau được ba năm, chúng tôi vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ “có cháu nội cho ông bà bế”. Mẹ chồng tôi đâm sốt ruột, tìm thầy tìm thuốc cho cả hai vợ chồng chữa bệnh hiếm muộn. Bà xem được bài thuốc cây dưỡng sinh trên mạng, dù tốn kém bao nhiêu tiền cũng tìm cách mang về cho bằng được, mặc cho chồng tôi can ngăn trong sự chán nản.
Nhưng rồi trời cũng không phụ lòng người khi một năm sau tôi mang thai đứa con đầu lòng. Gia đình nhà chồng mừng lắm, mẹ chồng tôi tìm cách không cho tôi làm việc nhà, bắt chồng tôi thuê người giúp việc “để vợ mày còn được nghỉ ngơi dưỡng thai”. Ngày nào bà cũng tự tay đi chợ, mua đủ thứ bổ thai như thịt, tim cật, rau xanh, các loại hạt ninh hầm, thậm chí cả trứng ngỗng. Bà còn nghe theo lời xui của mấy bác hàng xóm, suốt ngày khấn bái thánh thần, mong ngóng có đứa cháu “đích tôn” để nối dõi.
Vợ chồng chúng tôi thấy thế thì cũng chỉ cười cho qua, vì khó khăn lắm mới có đứa con này, mẹ mừng là chuyện thường tình. Khi mang bầu đến tháng thứ ba, chồng đưa tôi đi siêu âm trong nỗi lo lắng, thấp thỏm. Tôi không hiểu vì sao anh lại có vẻ mặt lo lắng đến vậy. Lúc cầm tờ kết quả siêu âm, tôi thấy anh tay run run, mồ hồi đầm đìa trên trán. Gặng hỏi mãi anh cũng không nói gì. Tôi nghĩ chắc anh mệt vì cả buổi sáng đội mưa đưa vợ đi khám trong viện.
“Con gái mẹ ạ. Thai khỏe mạnh, và đang phát triển rất tốt!”. Tôi hồ hởi thông báo với mẹ chồng khi vừa về đến nhà mà không nhận ra rằng, giông bão bắt đầu ập đến cuộc đời mình. Mẹ chồng đang tươi cười với tôi bỗng tắt ngúm, khuôn mặt nhăn nhó đến đáng sợ và bỏ về phòng ngay lập tức. Tôi bất chợt nhận ra mọi chuyện, nhận ra mình đã quá vô tâm khi không để ý đến gia cảnh nhà chồng. Chồng tôi là con một, chúng tôi khó khăn lắm mới có được đứa con, hiển nhiên ai cũng mong nó là con trai như lời mẹ chồng tôi vẫn cầu khấn.
Video đang HOT
Tôi vừa ôm con từ viện về đến cửa mẹ chồng đã quát lớn “không sinh được con trai thì ra khỏi nhà này ngay lập tức”. (Ảnh minh họa)
Ngay hôm sau, bà cho người giúp việc nghỉ, thay đổi thái độ với tôi hoàn toàn và mỗi ngày nghĩ ra cả đống việc cho tôi làm, cả những việc vô lý nhất như lau lại toàn bộ những hộp đựng gia vị hay giặt đệm giữa mùa hè. Nhà chúng tôi ở có 4 tầng, nếu không lau dọn từ tầng 1 lên tầng 4 mỗi ngày thì mẹ chồng tôi sẽ không để tôi yên bất kỳ lúc nào. Bà chê từ việc tay vịn cầu thang bẩn, cho đến việc đi cầu thang vẫn cảm giác sạn chân.
Bà bắt tôi đi chợ từ sáng sớm, và lúc nào cũng có chuyện để mắng nhiếc, dè bỉu tôi “Cô nhìn mớ rau như thế này mà cũng mua à?” hay “Hôm qua ăn thịt rồi, hôm nay cô mua thịt làm cái gì? Định cho chúng tôi ăn thịt cả tháng trời đấy à?”.Tôi thực sự mệt mỏi và áp lực. Tối dọn dẹp xong tất cả cũng phải 11 giờ mới được lên giường nằm, thậm chí có những hôm mệt đến nỗi tôi không buồn nhấc chân đi tắm.
Ốm nghén, tôi nằm trong phòng thì mẹ chồng tôi vào cầm khăn lau cửa kính và cửa ra vào. Tôi biết ý, gắng gượng đứng dậy thì bà bảo “cô cứ nằm đấy, để bà già này hầu!” khiến tôi cảm thấy tủi thân vô cùng. Chồng tôi cũng nhận thấy sự vô lý của mẹ, có đôi lời góp ý trong bữa ăn thì bà quăng bát quát và chỉ vào mặt tôi “giờ anh nghe vợ anh đặt điều để mắng chửi tôi đấy hả? Tôi sinh ra anh hay nó sinh ra anh?” khiến tôi nghẹn họng và anh thì tím tái mặt mày.
Tôi sinh non do cơ thể quá yếu và không được chăm sóc đầy đủ, mặc dù mỗi chiều đi làm về chồng vẫn dấm dúi mua đồ tẩm bổ cho tôi ăn lúc mẹ chồng đi tập thể dục ở công viên. Những ngày ở viện chỉ có mẹ đẻ và chồng đến chăm nom, tuyệt nhiên không thấy bóng dáng mẹ chồng tôi đâu. Nhìn chồng tôi ngày một mệt mỏi, ốm yếu, tôi thương anh vô cùng vì phải lo nghĩ nhiều.
Kể từ ngày về nhà mẹ đẻ, đêm nào tôi cũng ôm con mà khóc, thương cho số phận của con và thương cho cuộc đời của chính mình sau này không biết sẽ ra sao. (Ảnh minh họa)
Ngày ôm con từ viện về nhà cũng là ngày tôi khóc nhiều nhất và buộc phải ra khỏi nhà chồng trong đau đớn. Vừa bước chân đến cửa tôi đã nghe thấy tiếng mẹ chồng quát lớn “Cô không sinh được con trai thì rời khỏi gia đình này ngay lập tức”, mẹ chồng vừa nói vừa lôi hết tủ quần áo của tôi ném ra ngoài, mặc cho tôi ôm con khóc lóc van xin, mặc cho chồng tôi ra sức can ngăn bà. Thậm chí bà còn đạp đổ cái làn nhựa đựng quần áo sơ sinh của con tôi, giẫm đạp lên những chiếc tã trắng tinh “ông trời ơi là ông trời, gia đình tôi đã làm gì thất đức để mang họa thế này?”. Chồng tôi bênh tôi thì bà vùng vằng định tát anh, chửi mắng anh là thằng con bất hiếu.
Chồng tôi ôm tôi và con, thu dọn đồ đạc đưa chúng tôi về nhà ngoại ngay hôm ấy. Anh bảo sẽ cố gắng giải quyết mọi chuyện ổn thỏa, nhưng tôi biết sẽ chẳng thay đổi được điều gì nếu chúng tôi không sinh được con trai. Bạn bè khuyên tôi nên ly dị hoặc hai vợ chồng ra ở riêng.
Tôi và anh còn yêu thương nhau nhiều lắm, phải rất vất vả cùng cực mới sinh được đứa con này, tôi không muốn để nó vừa sinh ra đã không có bố chỉ vì nó là con gái. Còn mẹ chồng tôi, dù tôi có thông cảm cho mong muốn của bà nhưng bà lại không chấp nhận tôi, không chấp nhận đứa cháu gái này. Kể từ ngày về nhà mẹ đẻ, đêm nào tôi cũng ôm con mà khóc, thương cho số phận của con và thương cho cuộc đời của chính mình sau này không biết sẽ ra sao.
Theo Tintuc
Thái độ của mẹ chồng thay đổi theo số tiền tôi kiếm được
Mỗi lần tạm thời thất nghiệp hay nghỉ sinh con như bây giờ là tôi lại thấy mình như bị đày đọa và trầm cảm mỗi khi về thăm mẹ chồng.
Cầm số tiền tôi biếu, mẹ chồng tươi cười ra mặt và ân cần hỏi thăm hết chuyện này đến chuyện khác. Bà còn mang đồ nhà trồng được như mít, ngô luộc cho mẹ con tôi ăn. Người ngoài nhìn vào tưởng tôi hạnh phúc lắm vì mẹ chồng tâm lý thế, có ai biết rằng trong tôi chỉ đang dâng trào một nỗi chua xót khi những gì diễn ra đều là "phản xạ có điều kiện".
Nếu như trước đó tôi không đi vay mượn để có số tiền đó về biếu bà và bịa ra câu chuyện đã đi làm, mức lương khá thì chắc chắn những ngô và mít kia đã để dành cho gà ăn rồi. Vì với mẹ chồng tôi, quan trọng nhất là tôi không được ăn bám con bà và tốt hơn hết là có thể kiếm tiền phụ anh chăm lo gia đình.
Từ ngày thành con dâu nhà anh, tôi đã luôn được mẹ chồng nhắc nhở rằng mình không xứng với con trai bà nên phải cố gắng thật nhiều. Ban đầu tôi không thể quen được với suy nghĩ đó vì dù tôi được sinh ra ở vùng núi nhưng có ăn học đàng hoàng, gia đình cơ bản với bố là bộ đội, mẹ giáo viên. So với mọi nhà thì chúng tôi vẫn có thể ngẩng cao đầu ở bất cứ đâu. Nhà anh ở một làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ và bố mẹ anh đều đã về hưu, gia cảnh không lấy gì làm khá giả vì ông bà đã vất vả nuôi bốn người con thành tài. Có lẽ vì thế mà họ luôn coi con mình là nhất và không ai sánh bằng.
Ngày mới về ra mắt, tôi mua quà cho cả gia đình và cư xử đúng mực nhưng vẫn cảm thấy mình không được bố mẹ anh chào đón. Khi tôi hỏi thì anh trả lời vì em ở xa, lại là vùng núi nên bố mẹ anh sợ chúng ta vất vả. Sau này tôi mới biết đó chỉ là một phần lý do. Chủ yếu là vì lúc đó tôi mới ra trường, chưa xin được việc làm nên ông bà nghĩ tôi dùng tiền của con trai mình mua quà và bày vẽ này nọ.
Đến khi đi làm và thành con dâu bà tôi vẫn luôn bị săm soi chuyện tiền lương kiếm được bao nhiêu? Vì đi làm ở thành phố nên thỉnh thoảng vợ chồng tôi mới về thăm ông bà. Mỗi lần về đều phải chuẩn bị quà và biếu tiền ngay từ đầu thì yên tâm những ngày nghỉ ngơi sẽ dễ chịu hơn rất nhiều. Tôi đi làm, có tiền và còn son nên chút tiền đó cũng thấy không vấn đề gì. Nhiều lúc tôi thấy buồn vì đó là thứ tình cảm có điều kiện nhưng tự nhủ mình cũng còn may mắn vì tiền vẫn giải quyết được vấn đề.
Khi tôi mang thai, họ hàng hai bên đều vô cùng hạnh phúc. Cái tin mang thai đôi hai trai càng làm nhà anh thêm vừa lòng. Nhưng cũng đúng lúc thai được ba tháng thì công ty chồng tôi phá sản, không những phải nghỉ việc mà mỗi cổ đông như anh còn gánh thêm cả đống nợ. Thế nhưng vì sĩ diện anh không dám nói chuyện đó với bố mẹ mình. Hàng ngày, anh rảnh rỗi đến mức đưa đón vợ đi làm rồi về cơm nước mà bố mẹ chồng ở quê vẫn nghĩ con trai mình sắp thành ông chủ lớn, giàu có và tôi thì tốt số vì được nhờ chồng. Họ không biết rằng mình tôi đang phải còng lưng lo cho cả nhà.
Tôi bắt đầu thấy những đồng tiền mình kiếm được thật ít ỏi so với những chi tiêu của hai vợ chồng. Hơn nữa, tôi cũng muốn tiết kiệm một chút để dùng khi sinh đẻ. Thế nên việc về nhà chồng với khoản quà cáp làm tôi thấy mệt mỏi. Không về mang tính bất hiếu nên vẫn phải cố. Vậy là ngay khi thấy chỉ có quà và tiền biếu ít là mẹ chồng không ngần ngại hỏi thẳng tôi: "Con vẫn đi làm đấy chứ? Thằng Quân nhà mẹ giỏi thật nhưng nó phải lo sự nghiệp, không để ý đến chuyện nhỏ nhặt. Còn con tiêu tiền của nó cũng nên nghĩ đến những người sinh ra nó. Chị dâu con chỉ học trung cấp thôi nhưng nó kiếm tiền và biết nghĩ đến bố mẹ lắm!".
Nghe xong mà tôi chỉ muốn khóc. Tôi thấy sao mẹ chồng lại cay nghiệt và thiên vị đến thế? Sao lúc nào con bà cũng là nhất và tôi chỉ là đứa ăn bám không đáng có trong gia đình bà? Phẩm chất của con dâu sao lại mang ra đo bằng tiền như thế?...
Rồi tôi nghỉ sinh. Vì có tiền chuẩn bị trước và tiền bảo hiểm nên dù ở nhà chồng nhưng mẹ con tôi vẫn không phải ăn bám ông bà ngày nào. Đó là một may mắn lớn vì nhờ thế nên dù bị mỉa mai, đá thúng đụng nia tôi vẫn có thể đàng hoàng sống được qua ngày.
Hết cữ tôi lên thành phố nhưng không thể đi làm vì con nhỏ mà thuê người trông thì không đủ tiền trang trải. Công việc của chồng cứ bấp bênh và anh nhất quyết bắt tôi ở nhà chăm con. Lúc biết tôi vẫn chưa đi làm, bà điện thoại nói thẳng với tôi là: "Mang con về gửi ông bà ngoại rồi đi xin việc. Mình con trai tôi nuôi hai đứa con đã vất vả, nuôi thêm vợ nữa để đứa béo mầm, đứa chết sớm vì lao lực à?".
Mặc dù vậy, tôi vẫn không đi làm vì không thể xa con được, chúng sinh đôi nên ốm yếu hơn những đứa trẻ khác. Hai vợ chồng tôi cùng nói dối là thuê người giúp việc và tôi đã đi làm. Nhưng vì những áp lực kinh tế nên chuyện cả nhà về thăm ông bà nội cứ thưa dần. Hôm nay, nhà chuẩn bị có giỗ, tôi lại phải chuẩn bị tâm lý nói dối, chuẩn bị đi vay một khoản để biếu mẹ chồng và chi tiêu trong những ngày ở đây. Cứ thế này, tôi không biết mình còn nín nhịn trước mẹ chồng bao lâu được nữa.
Theo Blogtamsu
Những ai tuyệt đối không được ăn ớt? Ớt là loại gia vị phổ biến có vị cay, nóng đặc trưng được dùng trong nhiều món ăn. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được loại gia vị đặc biệt này. Ớt là một loại gia vị đặc biệt làm tăng thêm độ đậm đà cho các món ăn hàng ngày, đặc biệt là những món phở, bún... Không những vậy,...