Cơ khí Việt Nam: Áp lực đổi mới công nghệ, đón cơ hội từ FDI
Giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp tư nhân chưa có nhiều cơ hội để khoa học công nghệ có thể lan tỏa, hỗ trợ nhau.
Kết nối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội
Nghiên cứu của Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT) cho thấy, mối liên kết giữa khu vực doanh nghiệp FDI và trong nước còn nhiều hạn chế.
Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu tham gia vào các công đoạn giản đơn: gia công, lắp ráp với giá trị gia tăng thấp, tính bền vững không cao, tỷ lệ nội địa hoá thấp (30-40%).
Về vấn đề này, ông Park Hongook, Tổng Giám đốc Công ty TNHH công nghiệp nặng Doosan Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sự liên kết chặt chẽ với nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp tư nhân chưa có nhiều cơ hội để khoa học công nghệ có thể lan tỏa, hỗ trợ nhau. Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hoàng Điệp, đại diện Công ty CP công nghiệp KIMSEN, đánh giá: “Khách hàng cần cụm linh kiện, giá thành cạnh tranh nhưng doanh nghiệp Việt lại chào mời từng loại linh kiện rời. Như vậy, chúng ta sẽ rất khó để thu hút họ hợp tác với mình”.
Mặt khác, cũng theo nhiều chuyên gia, các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là tận dụng lợi thế về chính sách ưu đãi cũng như nhân công giá rẻ mà chưa chuyển giao công nghệ hay hỗ trợ phát triển cho doanh nghiệp trong nước.
Việt Nam đang thu hút khá nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhưng việc chuyển giao, thẩm thấu công nghệ từ các doanh nghiệp FDI của doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế, do các doanh nghiệp trong nước chưa có sự chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận công nghệ mới. Hơn nữa, chính sách thu hút FDI của Việt Nam hiện vẫn theo xu hướng “trải thảm” mà chưa đưa ra các điều kiện ràng buộc doanh nghiệp FDI phải có trách nhiệm chuyển giao công nghệ hay hỗ trợ phát triển cho doanh nghiệp trong nước.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn FDI trong lĩnh vực cơ khí
Các chuyên gia cũng cho rằng, cấp quốc gia, Việt Nam chưa có một quy hoạch hay chiến lược cụ thể nào để thúc đẩy sự tương tác, liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Số dự án chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước hiện nay rất hiếm hoi và được thực hiện một cách cục bộ giữa các doanh nghiệp hoặc địa phương.
Video đang HOT
Để tạo ra được sự cộng hưởng giữa FDI với doanh nghiệp bản địa, Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, cho rằng cần có chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp FDI phát triển mạng lưới cung ứng vệ tinh với các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đồng thời thực hiện các chính sách trợ giúp doanh nghiệp bản địa nâng cao năng lực quản trị, mang tư duy toàn cầu về tiêu chuẩn, thị trường, công nghệ, nhân lực… mới có thể liên kết với FDI, gia nhập vào mạng lưới cung ứng toàn cầu.
Để doanh nghiệp tư nhân có thể trở thành đối tác của khối ngoại, Việt Nam cần phải tạo điều kiện, môi trường kinh doanh tốt nhất cho khu vực tư nhân trong nước phát triển.
Các chuyên gia cũng cho rằng, ngành cơ khí cần chính sách ưu đãi thu hút mới nhằm tận dụng tốt hơn dòng vốn FDI cho phát triển kinh tế, tạo ra sự liên kết với doanh nghiệp nội địa và nâng giá trị gia tăng cho khu vực kinh tế trong nước.
Ngành cơ khí, là lĩnh vực khó khởi nghiệp hơn các ngành khác, do đó, Nhà nước cần phải nuôi dưỡng thậm chí “đỡ đầu” cho các doanh nghiệp cơ khí, đặc biệt khi họ đã dũng cảm chọn lĩnh vực khó nhằn này. Điều đó phải được thực hiện sớm ngay khi họ đang trong giai đoạn trứng nước. Nếu khối doanh nghiệp này cùng với khối danh nghiệp cổ phần hóa được quan tâm thúc đẩy, mới mong có nhiều sáng chế, nhiều thành tựu trong lĩnh vực cơ khí tương lai.
Những doanh nghiệp cơ khí gắn bó, đam mê với nghề chủ động đề xuất hoặc được Nhà nước giao cho các đề tài nghiên cứu khoa học để có nhiều sản phẩm công nghệ cao, thân thiện môi trường đưa vào phục vụ cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp chưa nhiều.
Doanh nghiệp cơ khí nâng cao năng lực, đón “sóng” hội nhập
Theo Bộ Công thương, Việt Nam hiện có khoảng 25 nghìn doanh nghiệp cơ khí, chiếm 30% số doanh nghiệp chế biến chế tạo. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành này chủ yếu quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp và khó cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu. Do đó, thị phần cơ khí ở thị trường trong nước phần lớn vẫn thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. Các sản phẩm cơ khí, nguồn nhân lực… thua kém các nước trong khu vực. Các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam tính liên kết còn hạn chế; yếu tố tạo lập thị trường, liên kết vùng, nhân sự,… vẫn còn yếu.
Doanh nghiệp cơ khí nâng cao năng lực, đón “sóng” hội nhập
Không những thế, các doanh nghiệp cơ khí của Việt Nam còn gặp không ít thách thức trong việc cải tiến công nghệ, bắt kịp xu hướng, nâng cao trình độ lao động, quản trị doanh nghiệp, cải thiện hạ tầng, cơ sở vật chất… để có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này sẽ khiến không ít các doanh nghiệp mất đi cơ hội phát triển khi “sóng” FDI vào nước ta.
Trong định hướng phát triển, ngành cơ khí Việt Nam không chỉ đặt mục tiêu đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, mà còn hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu. Nhưng liệu “giấc mơ” này có thành hiện thực khi sản phẩm của ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam hiện có sức cạnh tranh thấp, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao mang “thương hiệu Việt” không nhiều?
Theo Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) Phạm Tuấn Anh, ngành cơ khí đang phải cạnh tranh tương đối gay gắt với sản phẩm nhập khẩu. Việc mở rộng thị trường vẫn còn nhiều khó khăn do thiếu thông tin thị trường và năng lực cạnh tranh trong nước chưa đủ mạnh.
Về vấn đề năng lực cạnh tranh trên thị trường, Ông Trần Văn Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty CP Kết cấu thép và Thiết bị nâng Việt Nam (Vinalift), nêu ý kiến, các doanh nghiệp cần phải tạo thị trường bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm có giá cả cạnh tranh, tập trung vào công tác marketing (vốn đang yếu đối với doanh nghiệp ngành cơ khí Việt Nam) giới thiệu sản phẩm. Cùng với đó, xây dựng các tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo, quản lý phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn khu vực. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên lựa chọn một vài sản phẩm nghiên cứu và sản xuất chuyên sâu, tăng cường hợp tác lẫn nhau để tránh đầu tư dàn trải.
Còn ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hiệp Hội Cơ khí Việt Nam cho rằng, cơ khí Việt Nam muốn có nhiều đơn hàng, tham gia chuỗi xuất khẩu cần phải đổi mới thiết bị, công nghệ, trình độ khoa học công nghệ để có thể chế tạo các sản phẩm phụ tùng, linh kiện, chi tiết máy theo đơn đặt hàng của đối tác nước ngoài với chủng loại đa dạng.
Nếu không có định hướng hỗ trợ của Nhà nước thì sẽ vô cùng khó khăn, nhất là ngành cơ khí là ngành có công nghệ rất khó, vốn đầu tư lớn mà thu hồi vốn lại chậm, đòi hỏi trình độ khoa học công nghệ cao, người lao động có tri thức, tay nghề, kỷ luật lao động; sản phẩm của ngành không phải dễ dàng phân phối, tiêu thụ như sản phẩm của nhiều ngành công nghiệp khác.
Việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam kết nối vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh là rất cần thiết. Trong tương lai, ngành cơ khí đòi hỏi sự phát triển về nguyên vật liệu, khuôn mẫu, gia công chế tạo chứ không chỉ gia công cắt gọt đơn thuần.
Riêng lĩnh vực nguyên vật liệu, người ta cũng đã thấy thế giới đang tiến đến những vật liệu, linh kiện mới siêu nhỏ theo công nghệ Nano. Điều này có nghĩa, cơ khí thế giới đã nghiên cứu để tạo ra các vật liệu chế tạo chất lượng cao, vật liệu thông minh, có độ bền đáp ứng các quy trình chế tạo mới. Từ nhu cầu đối với các vật liệu siêu nhỏ Nano, đòi hỏi ngành cơ khí phát triển các hệ thống chế tạo thông minh không giới hạn (Intelligent Manufacturing Systems – IMS). Như vậy, tin học hóa và trí tuệ hóa mọi khâu sản xuất và lưu thông, chưa kể sản phẩm cơ khí cũng phải tăng cường ý thức bảo vệ môi trường, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu.
Công nghệ ngành cơ khí vốn là lợi thế cạnh tranh của mỗi một quốc gia. Do đó, các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Đức, Nhật, Hàn,… giữ gìn bí mật công nghệ là đương nhiên. Sự cạnh tranh không ngừng giữa các quốc gia nhưng dần dần các Tập đoàn lớn cũng đã và sẽ chuyển giao một phần công nghệ của mình trong bối cảnh toàn cầu hóa. Chính phủ Việt Nam cũng phải rất khôn khéo trong việc đàm phán khi cấp phép các dự án FDI trong thời gian tới. Hiện tiến trình phân công quốc tế và toàn cầu hóa kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ. Các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cần nhận rõ các xu hướng trên, tích cực chủ động hợp tác, tạo nên những đột phá về khoa học công nghệ, phát triển năng lực cạnh tranh của riêng mình.
Thời gian tới, Việt Nam sẽ triển khai nhiều dự án quan trọng, có tổng mức đầu tư lớn như: Quy hoạch điện giai đoạn 2021 – 2030, đường sắt tốc độ cao, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các tuyến đường sắt nội đô, các công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện, dầu khí, kinh tế biển, đóng tàu, ô tô, xe máy, y tế, nông nghiệp…. Đây là cơ hội lớn cho ngành cơ khí tận dụng những lợi thế, kết hợp ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất.
Mặt khác, việc Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do sẽ giúp doanh nghiệp trong nước có ưu thế hơn khi xuất khẩu tới các thị trường, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đây được xem là cơ hội để doanh nghiệp cơ khí trong nước nâng cao năng lực sản xuất. Song để tận dụng cơ hội này, các doanh nghiệp cần khẩn trương có kế hoạch chi tiết liên kết trong sản xuất và cung ứng trang thiết bị máy móc do chính doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, sớm hình thành các cụm liên kết doanh nghiệp để đầu tư mở rộng sản xuất đáp ứng yêu cầu mới.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu qua thương mại điện tử
Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa phối hợp với Amazon Global Selling Việt Nam triển khai Chương trình hỗ trợ "Bệ phóng 90 ngày cùng Amazon" dành cho doanh nghiệp quan tâm tới xuất khẩu qua thương mại điện tử.
Chương trình là một phần của gói hỗ trợ Go Digital Go Global - một hoạt động hỗ trợ cụ thể và thiết thực trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đưa sản phẩm của mình đến với thị trường quốc tế.
Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Thu Thủy cho biết, từ năm 2020, trong bối cảnh kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19, mặc dù, xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm so với năm trước, nhưng xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 vẫn đạt được mức tăng trưởng dương.
Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 282,6 tỷ USD, chủ yếu do khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đóng góp với khoảng 72,3%. Các doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chưa phát huy hết tiềm năng.
Do đó, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đàm phán cùng các đối tác để thiết kế gói Go Digital - Go Global nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp; đặc biệt, doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất khẩu thuận lợi hơn nhờ các công cụ, nền tảng số. Amazon Global Selling là một trong các đối tác của gói hỗ trợ này.
"Chúng tôi hy vọng, sáng kiến này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu thông qua sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Amazon; từng bước xây dựng được thương hiệu trên thị trường tiêu dùng quốc tế. Đây cũng là xu hướng trong bối cảnh nền kinh tế số hiện nay", bà Thủy nhấn mạnh.
Tham gia chương trình, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội được cung cấp kiến thức và hướng dẫn để có thể chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới; mở rộng kênh xuất khẩu và Amazon là một trong những sàn thương mại lớn trên thế giới được lựa chọn.
Các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng làm chủ các kỹ năng về thương mại điện tử xuyên biên giới trong 90 ngày. Đồng thời, được hỗ trợ lên kế hoạch kinh doanh, xây dựng thương hiệu Việt trên Amazon với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm; trong đó, được hướng dẫn 1-1 từ đội ngũ Amazon Global Selling Việt Nam.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng sẽ được tiếp cận với các hoạt động hỗ trợ khác từ gói Go Digital - Go Global của chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025.
Các doanh nghiệp tham gia chương trình hỗ trợ "Bệ phóng 90 ngày cùng Amazon" cần đáp ứng một số tiêu chí như: doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh hàng tiêu dùng, có thị trường xuất khẩu mục tiêu là Hoa Kỳ hoặc châu Âu; có nhân sự hoặc cam kết xây dựng đội ngũ nhân sự về thương mại điện tử xuyên biên giới.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, thương mại điện tử được coi là kênh xuất khẩu lý tưởng cho nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ lấn sân sang các thị trường nước ngoài, nâng cao vị thế thương hiệu sánh ngang cùng các ông lớn trong ngành với mức vốn đầu tư vô cùng hợp lý.
Amazon ước tính rằng có trên 1,9 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ đang kinh doanh trên các trang thương mại điện tử của Amazon và lợi nhuận của người bán bên thứ 3 trên Amazon đã đạt tới 25 tỷ USD.
Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp thực hiện.
Chương trình hướng tới mục tiêu đến năm 2025: 100% doanh nghiệp được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; tối thiểu 100.000 doanh nghiệp được hỗ trợ kỹ thuật về chuyển đổi số; tối thiểu 100 doanh nghiệp được hỗ trợ là mô hình chuyển đổi số điển hình thành công để lan tỏa và nhân rộng; thiết lập mạng lưới chuyên gia gồm tối thiểu 100 tổ chức, cá nhân tư vấn, cung cấp giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển các nền tảng số.
Thêm hậu thuẫn cho vaccine nội Nano Covax Chiều 29-7, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm trụ sở Nanogen, doanh nghiệp tư nhân đang tham gia chương trình vaccine quốc gia với sản phẩm Nano Covax ở giai đoạn 3, những bước thử nghiệm cuối cùng. Chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Nanogen là tiếp nối của hàng loạt sự kiện, như chuyến...