Cơ khí Mỏ và Đóng tàu – TKV lên UPCoM với giá tham chiếu dưới mệnh giá
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo về việc chính thức đưa cổ phiếu Công ty CP Cơ khí Mỏ và Đóng tàu – TKV lên giao dịch trên thị trường UPCoM với mã chứng khoán MDT. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 31/12/2019 là 7.500 đồng/CP.
Ảnh chỉ mang tính minh họa: Tường Lâm
Công ty CP Cơ khí Mỏ và Đóng tàu – TKV có vốn điều lệ 23 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực đóng mới và sửa chữa tàu thuyền; sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ ngành than. Sau cổ phần hóa, hiện Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam ( Vinacomin) còn nắm giữ 34,35% cổ phần tại Công ty.
Về hoạt động kinh doanh, nửa đầu năm 2019, doanh thu và lợi nhuận của Công ty lần lượt đạt 287 tỷ đồng và 0,97 tỷ đồng. Tính đến cuối quý II/2019, Công ty ghi nhận lỗ lũy kế 4,6 tỷ đồng.
Video đang HOT
Hoàng Việt
Theo baodauthau.vn
Dệt may Hoàng Thị Loan sắp lên UPCoM với định giá 19.600 đồng/cổ phiếu
Ngày 27/12, cổ phiếu HLT của Dệt may Hoàng Thị Loan sẽ được giao dịch trên UPCoM với giá tham chiếu 19.600 đồng/cổ phiếu.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa chấp thuận cho CTCP Dệt may Hoàng Thị Loan (Halotexco) được đăng ký giao dịch 3,36 triệu cổ phiếu trên UPCoM với mã chứng khoán HLT.
Ngày giao dịch đầu tiên là 27/12 với giá tham chiếu 19.600 đồng/cổ phiếu.
Dệt may Hoàng Thị Loan sắp giao dịch trên UPCoM.
Dệt may Hoàng Thị Loan tiền thân được thành lập từ việc sáp nhập 2 doanh nghiệp là nhà máy sợi Vinh - nhà máy thành viên của Công ty Dệt may Hà Nội (Hanosimex) và Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan - nguyên là doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh Nghệ An.
Tháng 11/2005, Công ty tiến hành cổ phần hóa, đến cuối năm 2005 công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ ban đầu 16 tỷ đồng. Lần gần đây nhất tháng 1/2013, Công ty tiến hành tăng vốn điều lệ lên 33,6 tỷ đồng như hiện nay.
Đến thời điểm 20/7, Dệt may Hoàng Thị Loan có 1 cổ đông lớn duy nhất là công ty mẹ - Tổng CTCP Dệt may Hà Nội đang sở hữu 75,58% vốn.
Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là sản xuất các sản phẩm kéo sợi, dệt, các mặt hàng thời trang nam nữ và quần áo trẻ em. Trong đó mảng kinh doanh sợi mang lại doanh thu và lợi nhuận chính của công ty.
Về hoạt động kinh doanh, kết thúc năm 2018, Công ty ghi nhận tổng sản lượng sợi quy chuẩn các loại đạt 17.986 tấn; doanh thu đạt 938 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 25,1 triệu USD; tổng lợi nhuận thực hiện hơn 10 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng năm 2019, doanh thu thuần Công ty đạt gần 688 tỷ đồng, lãi trước thuế vỏn vẹn hơn 208 triệu đồng, trong khi kế hoạch lên đến 15 tỷ đồng.
Theo Công ty, lợi nhuận khó mà đạt được trong năm 2019 vì ảnh hưởng nặng nề từ chiến tranh thương mại, trong đó ngành sợi có ảnh hưởng tiêu cực bởi khách hàng lớn của Công ty là đối tác Trung Quốc, dẫn đến doanh thu có chiều hướng giảm, chi phí sản xuất cao hơn do nguồn nguyên liệu tăng giá.
Cho năm 2020, Công ty sẽ tăng vốn điều lệ lên hơn 55 tỷ đồng, doanh thu thuần đề ra gần 921 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 15 tỷ đồng và cổ tức dự kiến 15-20%.
Hồi cuối tháng 6, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt gần 450 triệu đồng đối với Dệt may Hoàng Thị Loan, trong đó Công ty bị phạt 350 triệu đồng do không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Anh Nhi
Theo Vietnamdaily.net.vn
Những cổ phiếu một thời...: VSP - Con tàu mắc cạn Những khó khăn của thị trường vận tải biển từ sau khủng hoảng kinh tế 2008 đến nay, đã đẩy CTCP Vận tải biển và Bất động sản Việt Hải (VPS) vào tình cảnh hết sức khó khăn. Thậm chí, những nỗ lực tái cơ cấu không hiệu quả đã góp phần đẩy doanh nghiệp mắc cạn trên... đống nợ xấu. Sóng tăng...