Cờ IS xuất hiện ở đại sứ quán Arab Saudi tại Đức
Đại sứ quán Arab Saudi tại Đức bị nhóm nhà hoạt động chiếu hình cờ IS lên tường nhằm thu hút sự chú ý đến những cáo buộc nước này có liên hệ với các nhóm khủng bố.
Hình ảnh cờ Nhà nước Hồi giáo trên tòa nhà đại sứ quán Arab Saudi ở Berlin, Đức. Ảnh: Pixel Helper.
Nghệ sĩ Oliver Bienkowski và tổ chức Pixel Helper quyết định “trang trí” tòa nhà đại sứ quán Arab Saudi ở thủ đô Berlin, Đức, bằng hình ảnh lá cờ Nhà nước Hồi giáo (IS) cùng dòng chữ “Ngân hàng Daesh”, tên tiếng Arab của IS, nhằm thu hút sự chú ý của công chúng đến vấn đề nhân quyền ở Arab Saudi và cáo buộc Riyadh hỗ trợ khủng bố, RT đưa tin hôm qua.
Arab Saudi thường xuyên bị cáo buộc ủng hộ và tài trợ cho nhiều nhóm cực đoan phục vụ lợi ích của họ ở khu vực. Bản ghi nhớ năm 2009 do WikiLeaks công bố cho thấy bà Hillary Clinton, khi đó là ngoại trưởng Mỹ, nói Arab Saudi tài trợ cho IS, al-Qaeda và Taliban. Riyadh phủ nhận điều này.
Trong cuộc xung đột Syria, Arab Saudi ủng hộ một nhóm gồm nhiều phe đối lập với chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad, một số có quan hệ mật thiết với Mặt trận Nusra và IS, đều được quốc tế coi là tổ chức khủng bố.
Video đang HOT
Một hình ảnh khác chiếu trên tòa nhà ghi “10 năm tù và 1.000 roi #FREERAIF”, nhắc đến Raif Badawi, người phải ngồi tù vì chỉ trích các giáo sĩ Arab Saudi.
Nhiều người cho rằng Wahhabism, một hình thức Hồi giáo hà khắc được khuyến khích tại Arab Saudi và thông qua các chương trình chính phủ ở nước ngoài, gián tiếp khuyến khích IS trỗi dậy.
Arab Saudi là một trong những thành viên quan trọng trong liên minh quốc tế, do Mỹ dẫn đầu, đối phó với IS ở Iraq và Syria. Tuy nhiên, nước này phải đối mặt với sự chỉ trích từ đồng minh phương Tây, cho rằng Riyadh chưa góp đủ sức trong cuộc chiến chống khủng bố.
Như Tâm
Theo VNE
Thổ Nhĩ Kỳ, Arab Saudi tính triển khai chiến dịch trên bộ ở Syria
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay thông báo nước này và Arab Saudi có thể triển khai chiến dịch trên bộ chống Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Riyadh đang điều động chiến đấu cơ đến một căn cứ không quân tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters.
"Nếu có một chiến lược chống Nhà nước Hồi giáo (IS) thì Thổ Nhĩ Kỳ và Arab Saudi có thể tham gia chiến dịch trên bộ", hai tờ báo Yeni Safak vàHaberturk dẫn lời Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu phát biểu sau khi tham gia Hội nghị An ninh Munich.
Theo ông Cavusoglu, một số người cho rằng "Thổ Nhĩ Kỳ không sẵn lòng tham gia cuộc chiến chống IS" nhưng chính Ankara mới là bên đang đưa ra những đề xuất cụ thể nhất.
Ông Cavusoglu cho biết thêm Arab Saudi đang điều động phi cơ tới căn cứ không quân Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ để chống IS.
"Họ (quan chức Arab Saudi) đã đến và trinh sát căn cứ. Hiện chưa rõ sẽ có bao nhiêu máy bay", Ngoại trưởng Cavusoglu nói. "Họ nói 'nếu cần thì chúng tôi có thể điều thêm binh sĩ'. Arab Saudi đang cho thấy quyết tâm lớn trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria".
Incirlik là cửa ngõ chiến lược trong chiến dịch không kích chống IS của liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu. Phi cơ từ các quốc gia Anh, Pháp và Mỹ xuất kích từ đây để thực hiện nhiệm vụ tại Syria.
Arab Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ cùng có quan điểm Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải từ chức để chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 5 năm tại quốc gia này, trái ngược với Iran và Nga.
Khi được hỏi liệu Arab Saudi có thể điều binh sĩ tới biên giới Thổ Nhĩ Kỳ để tiến vào Syria không, ông Cavusoglu nói "đây là điều mong muốn nhưng chưa có kế hoạch nào cả. Arab Saudi đang điều máy bay và họ thông báo 'sẽ điều thêm binh sĩ vào thời điểm cần triển khai một chiến dịch trên bộ'".
Bình luận của ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra sau khi Tổng thống Assad trả lời phỏng vấn AFP, tuyên bố sẽ giành lại toàn bộ Syria và tiếp tục "chống chủ nghĩa khủng bố". Ông cũng cảnh báo nguy cơ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Arab Saudi can thiệp Syria.
Vị trí căn cứ không quân Ircirlik. Đồ họa: BBC.
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc đi trên dây ở Trung Đông Trong chuyến công du ba nước Trung Đông vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phải "đi trên dây" để đảm bảo sự cân bằng trong mối quan hệ đối với các quốc gia vốn tồn tại nhiều bất đồng. Tổng thống Iran Hassan Rouhani (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh:AFP Chủ tịch Trung Quốc Tập...