Có hơn 600 công nhân Công ty TNHH An Giang Samho ngộ độc thực phẩm
Ngành chức năng xác định số ca ngộ độc thực phẩm là 605, đây là vụ ngộ độc lớn nhất xảy ra tại An Giang từ đầu năm đến nay.
Các công nhân bị ngộ độc thực phẩm đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa TT.An Châu ( H.Châu Thành, An Giang) Ảnh: Thanh Dũng
Đến trưa ngày 2.7, cơ quan chức năng đã thống kê số công nhân bị ngộ độc thực phẩm là 605 người. Theo báo cáo nhanh lần 2 của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh An Giang, vụ ngộ độc không có ca tử vong hay nguy kịch. Đến 10 giờ ngày 2.7, hầu hết các công nhân đã xuất viện, còn lại 5 ca dự kiến xuất viện trong chiều nay (2.7).
Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 1.7, hàng trăm công nhân của Công ty TNHH An Giang Samho (Khu công nghiệp Bình Hòa, H.Châu Thành, An Giang) ăn cơm trưa xong đã bị nôn ói, đau bụng, một số công nhân do căng thẳng đã bị vọp bẻ…phải đưa đi bệnh viện điều trị.
Video đang HOT
Một nam công nhân của Công ty TNHH An Giang Samho cho biết lúc ăn trưa, thấy cơm và thịt gà có mùi hôi nên anh ăn được một chút rồi đổ bỏ, nên không bị ngộ độc.
Trước đó, ngày 1.7, công ty trên đặt phần cơm trưa cho công nhân từ cơ sở nấu ăn của bà Trần Thị Hằng (TP.Long Xuyên, An Giang). Khi ăn xong, các công nhân bắt đầu có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Các phần ăn gồm có thịt kho hột vịt, thịt gà xào, chiên…
Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm An Giang đã đề nghị công ty ngưng hợp đồng cung cấp suất ăn với cơ sở nấu ăn của bà Hằng cho đến khi điều tra được nguyên nhân. Hiện chi cục đã gửi đi xét nghiệm mẫu thức ăn và mẫu nước thu nhập tại nơi xảy ra ngộ độc.
(Theo Thanh Niên)
Tìm nguyên nhân khiến 1 trẻ tử vong, 4 trẻ cấp cứu ở Cao Bằng
Trao đổi với phóng viên ngày 12/6, BS Phương Đức Cù, GĐ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng xác nhận, bệnh viện vừa tiếp nhận 4 trẻ cấp cứu.
Một trong số 4 trẻ bị ngộ độc đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng. (Ảnh: VTV)
Theo ông Cù, hiện tại, Bệnh viện chưa xác định được nguyên nhân chính xác vì sao 1 trẻ tử vong và 4 trẻ cấp cứu ngày 8/6. Hiện các cháu đang được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực và Khoa Truyền nhiễm, BV đa khoa tỉnh Cao Bằng.
Chiều 12/6, trao đổi với phóng viên, bác sĩ Hoàng Văn Kiền, Phó Khoa Hồi Sức Cấp cứu, BV Đa khoa tỉnh Cao Bằng cho biết, bệnh viện tiếp nhận, cấp cứu 4 bệnh nhi dân tộc Mông có dấu hiệu ngộ độc, nôn mửa, sốt cao. Trước đó, 1 em đã tử vong tại nhà.
Theo bác sĩ Kiền, người nhà bệnh nhân cho biết, ngày 8/6, các em có dấu hiệu đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi nhưng gia đình chỉ nghĩ bị cảm thông thường. Đến chiều 9/6, khi em Lý Văn Vừ, 12 tuổi bị chết đột ngột, 4 em còn lại có dấu hiệu bệnh nặng, gia đình mới đưa đi bệnh viện huyện Thông Nông cấp cứu và được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh cấp cứu.
Hiện tình trạng của 2 em Lý Văn Trường 7 tuổi và Lý Văn Long 4 tuổi đã dần hồi phục và hiện đang được điều trị tại Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Còn hai em Lý Thị Mái (9 tuổi) và Lý Thị Hoa (10 tuổi) từ khi nhập viện vẫn trong tình trạng hôn mê sâu và được cấp cứu hồi sức tích cực, chống độc phải thở máy.
"Hiện tại, 2 cháu đang thở máy. Nói chung là tiên lượng nặng nề lắm, chúng tôi đang cố gắng cứu chữa cho bệnh nhân. Tuy nhiên, gia đình bệnh nhân đòi về, bảo không có tiền, bệnh nặng không chữa nữa", bác sĩ Kiền cho hay.
BS Kiền cho biết, hiện các bệnh nhi được xác định là viêm não. Tuy nhiên nguyên nhân chính xác thì bệnh viện vẫn phải chờ kết quả xét nghiệm.
Liên quan đến sự việc, Bộ Y tế đã yêu cầu Sở Y tế Cao Bằng tập trung cứu chữa bệnh nhi, giao trung tâm y tế dự phòng phối hợp với chi cục an toàn thực phẩm và các cơ quan chức năng đánh giá, tình hình.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.
Theo danviet
Sông Nhuệ, sông Đáy: Nguồn thực phẩm bẩn cho 5 tỉnh, thành phố "Giai đoạn 2011 - 2016 ghi nhận 7 bệnh truyền qua thực phẩm làm mắc hơn 4 triệu ca bệnh với 123 người chết, trung bình mỗi năm có 668.673 ca bệnh và 21 người chết" - báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016 của Quốc hội...