Có hơn 50 doanh nghiệp lãi nghìn tỷ năm 2019
TOP 3 doanh nghiệp đứng đầu câu lạc bộ lãi nghìn tỷ vẫn không thay đổi so với năm 2018.
Mùa báo cáo tài chính năm 2019 đã dần khép lại, có nhiều tiêu chí để nhà đầu tư cùng xem xét, đánh giá doanh nghiệp qua một năm hoạt động. Bên cạnh đó, việc xme “tên tuổi” của những doanh nghiệp được ghi danh vào câu lạc bộ lãi nghìn tỷ hàng năm cũng là điều thú vị.
Năm 2019 có hơn năm chục doanh nghiệp báo lãi sau thuế trên nghìn tỷ năm 2019 vừa qua, trong đó lực lượng hùng hậu nhất là nhóm ngành ngân hàng với 13 cái tên. Ngoài ra là hàng loạt cái tên đến từ “họ” Vingroup, “họ” Viettel, Vinamilk…
TOP 3 doanh nghiệp đứng đầu
Đứng đầu vẫn là Vinhomes (VHM) – một trong những “đứa con” nhà Vingroup với số lãi sau thuế cả năm hơn 24.200 tỷ đồng, tăng gần 9.500 tỷ đồng so với năm 2018 (đạt 14.776 tỷ đồng). Từ khi lên sàn Vinhomes luôn là doanh nghiệp dẫn đầu về lợi nhuận hàng năm của các doanh nghiệp trên sàn.
Tính chung cả năm 2019 Vinhomes đạt hơn 51.800 tỷ đồng doanh thu, tăng 34% so với năm trước đó, còn lợi nhuận sau thuế đạt mức tăng trưởng 64% so với năm 2018. Với hơn 24.200 tỷ đồng lợi nhuận, Vinhomes vượt 118% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. EPS cũng ở mức cao với 6.369 đồng.
Nguyên nhân cả doanh thu và lợi nhuận năm 2019 tăng trưởng mạnh, một phần do trong quý 4 công ty mở bán dự án Vinhomes Symphony – khu căn hộ cao cấp liền kề Vinhomes Riverside tại Hà Nội và các phân khu Sapphire và Ruby tại các đại dự án Vinhomes Smart City và Vinhomes Ocean Park. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, tổng giá trị hợp đồng đã ký nhưng chưa ghi nhận doanh thu đạt 91,4 nghìn tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2018.
Trước khi Vinhomes lên sàn, Vietcombank (VCB) luôn là doanh nghiệp đứng đầu về lợi nhuận trong nhiều năm liền. Năm 2019 Vietcombank đạt 18.526 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng 26,7% so với năm 2018, trong đó lãi từ hoạt động dịch vụ đạt 4.309 tỷ đồng và từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 3.378 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ.
Năm 2019 ghi nhận Vietcombank còn 5.724 tỷ đồng nợ xấu đến cuối năm, thuộc nhóm thấp nhất hệ thống. Tổng LNST chưa phân phối đến cuối năm đạt 33.669 tỷ đồng.
Tại Hội nghị tổng kết năm 2019, bên cạnh kết quả kinh doanh ấn tượng năm vừa qua, ban lãnh đạo Vietcombank cũng hé lộ kế hoạch kinh doanh năm 2020. Theo đó, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế sẽ tăng khoảng 15%, tương đương hơn 26.600 tỷ đồng.
3 doanh nghiệp thuộc TOP đầu vẫn không thay đổi so với năm 2018, xếp thứ 3 vẫn là PVGas (GAS) với 12.159 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 3,8% so với năm 2018.
Lên kế hoạch cho năm 2020, GAS đặt mục tiêu sản lượng 9.760 triệu m3 khí, 55,1 nghìn tấn condensate, 1.300 nghìn tấn LPG. Tổng doanh thu mục tiêu đạt 66.164 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 8.294 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 6.636 tỷ đồng.
Vinamilk (VNM) vẫn giữ vững vị trí thứ 4 với hơn 10.554 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 3,5% so với năm 2018.
Nhóm ngành ngân hàng đóng góp 13 cái tên
Nếu xét theo nhóm ngành, ngân hàng là nhóm ngành đóng góp nhiều cái tên nhất vào câu lạc bộ lãi nghìn tỷ với 13 cái tên. Trong đó ngoài Vietcombank được xếp thứ 2, còn lại nhiều ngân hàng lãi lớn khác như Teckcombank (TCB) xếp vị trí thứ 5 với 10.226 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng 20,6% so với năm 2018. Xếp sau đó là Vietinbank (CTG) với 9.478 tỷ đồng, BIDV với 8.885 tỷ đồng.
Video đang HOT
Những ngân hàng lãi trên 8 nghìn tỷ đồng còn có VPBank (VPB) lãi 8.268 tỷ đồng, MBBank (MBB) lãi sau thuế 8.069 tỷ đồng. Nhóm ngân hàng còn có ACBank (ACB) lãi 5.997 tỷ đồng, HDBank (HDB) lãi 4.020 tỷ đồng, VIBank (VIB) lãi sau thuế 3.266 tỷ đồnh, TienphongBank (TPB) lãi 3.094 tỷ đồng, SHB lãi 2.458 tỷ đồng, STB lãi 2.455 tỷ đồng và Lienvietpostbank (LPB) lãi sau thuế 1.600 tỷ đồng.
Trong đó LienvietPostbank đã ghi danh trở lại câu lạc bộ lãi nghìn tỷ sau khi bị “gián đoạn” năm 2018 chỉ lãi 960 tỷ đồng.
Những cái tên “người muôn năm cũ”
Có những doanh nghiệp nhiều năm liền cứ nghiễm nhiên chiếm giữ một vị trí trong câu lạc bộ lãi nghìn tỷ, dù kết quả kinh doanh có tăng – giảm so với cùng kỳ nhưng nhiều năm nay vẫn đạt trên nghìn tỷ như Hòa Phát (HPG – 7.578 tỷ đồng), như VEAM (VEA – 7.351 tỷ đồng), Sabeco (SAB – 5.370 tỷ đồng) PLX (4.772 tỷ đồng), Vietnam Rubber Group (GVR – 3.991 tỷ đồng), Thế giới di động (MWG – 3.836 tỷ đồng)…
Những doanh nghiệp khác nữa như Novaland (NVL – 3.382 tỷ đồng), như PV Power (POW – 2.837 tỷ đồng), Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR – 2.756 tỷ đồng), Cơ điện lạnh REE, Tập đoàn Đất Xanh (DXG), Đườmg Quảng Ngãi (QNS), Vicostone (VCS), Nhiệt điện Phả Lại (PPC), Vĩnh Hoàn (VHC), hay Thủy điện Đa Nhim – Hà, Thuận – Đa Mi.
“Họ” nhà Vingroup, FPT và Masan đều đóng góp nhiều thành viên
Ngoài Vinhomes, họ nhà Vingroup còn có 2 thành viên ghi tên vào câu lạc bộ là Tập đoàn Vingroup (VIC) và Vincom Retail (VRE), trong đó Tập đoàn Vingroup lãi sau thuế hơn 7.700 tỷ đồng và Vincom Retail lãi sau thuế 2.849 tỷ đồng.
Còn “nhà” FPT có 2 thành viên bao gồm Tập đoàn FPT lãi sau thuế 3.912 tỷ đồng và FPT Telecom (FOX) lãi sau thuế 1.463 tỷ đồng.
Anh em nhà Masan cũng không kém khi đóng góp 2 cái tên là Tập đoàn Masan (MSN) lãi sau thuế 6.365 tỷ đồng và Masan Consumer (MCH) lãi sau thuế 4.062 tỷ đồng.
Viettel chỉ có 1 cái tên ghi danh vào câu lạc bộ lãi nghìn tỷ là Viettel Global (VGI) với số lãi sau thuế 1.301 tỷ đồng. Đáng chú ý, đây là năm lãi lớn đầu tiên sau 3 năm ghi nhận lỗ liên tiếp của Viettel Global. Do vậy tính đến hết năm 2019 Viettel Global vẫn còn lỗ lũy kế hơn 4.700 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp đến từ nhóm ngành bất động sản khu công nghiệp
Nhóm ngành bất động sản khu công nghiệp đóng góp nhiều cái tên, trong đó ông lớn Becamex (BCM) báo lãi sau thuế 2.674 tỷ đồng. Đáng chú ý, Sonadezi (SNZ) Kinh Bắc City (KBC) lần đầu ghi danh vào câu lạc bộ danh giá này sau nhiều năm “phấn đấu”. Sonadezi lãi sau thuế tăng 50% so với năm 2018, lên 1.192 tỷ đồng còn KBC cũng đạt mức tăng trưởng lợi nhuận gần 33,5% lên mức 1.080 tỷ đồng.
Ngành hàng không cũng không hề kém cạnh với những cái tên quen thuộc như Vietnam Airlines (HVN), Vietjet (VJC) như Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV).
Những thành viên mới
Câu lạc bộ lãi nghìn tỷ năm 2019 ghi nhận những thành viên mới – là những doanh nghiệp lần đầu được ghi tên mình vào câu lạc bộ danh giá này. Những doanh nghiệp mới này sẽ không kể đến những doanh nghiệp đã từng ở trong câu lạc bộ những năm trước, nhưng tạm gián đoạn nay mới trở lại như Lienvietpostbank.
Đầu tiên cần kể đến Nhiệt điện Hải Phòng (HND) với số lãi năm 2019 gần gấp 3 cùng kỳ, lên 1.203 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yế, ngoài sản lượng điện phát tăng, làm doanh thu tăng, và công ty cũng tiết giảm tối đa chi phí làm lợi nhuận gộp tăng, thì năm 2019 vừa qua Nhiệt điện Hải Phòng còn có lợi thế về chênh lệch tỷ giá.
Trong khi năm 2018 công ty ghi nhận khoản lỗ tỷ giá xấp xỉ 500 tỷ đồng, thì năm 2019 chỉ ghi nhận hơn 14 tỷ đồng, làm cho tổng chi phì tài chính năm 2018 tăng khoảng 600 tỷ đồng so với năm 2018.
PNJ cũng lần đầu vượt mốc lãi nghìn tỷ với số lãi sau thuế tăng 24% so với năm trước đó, lên 1.191 tỷ đồng. Trong đó doanh thu mặt hàng trang sức tăng mạnh từ mức 4.000 tỷ đồng năm 2018 lên trên 5.357 tỷ đồng năm 2019. Đây cũng là mảng đóng góp phần lớn doanh thu cho PNJ. Mảng này cũng mang về hơn 1.000 tỷ đồng lợi nhuận gộp.
Kinh Bắc (KBC) báo cáo doanh thu năm 2019 đạt 3.250 tỷ đồng, tăng 30,5% so với năm 2018 còn lợi nhuận sau thuế đạt mức tăng trưởng 33,5%, lên 1.080 tỷ đồng, trong đó LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 855 tỷ đồng.
Tập đoàn Hà Đô (HDG) và Nam Long (NLG) cũng là những cái tên mới của câu lạc bộ lãi nghìn tỷ. Trong đó Hà Đô lãi sau thuế 1.026 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với năm 2018. Còn Nam Long vừa vặn đủ điều kiện ghi danh vào câu lạc bộ với 1.006 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2019.
Trong đó, thành tích đáng kể, riêng quý 4 Nam Long lãi sau thuế lên tới 560 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần cùng kỳ. Đóng góp chính vào số lãi lớn này là khoản 114 tỷ đồng từ hoạt động liên doanh liên kết và 244 tỷ đồng lãi từ hoạt động khác.
Các doanh nghiệp chứng khoán
Trong danh sách những doanh nghiệp báo lãi nghìn tỷ năm 2019 chỉ có 1 công ty chứng khoán duy nhất là Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) với số lãi bất ngờ đạt 1.455 tỷ đồng, tăng gần 19% so với năm 2018.
Theo báo cáo, trong năm 2019, TCBS đã tư vấn phát hành và huy động thành công 60.820 tỷ đồng trái phiếu cho các khách hàng doanh nghiệp của mình, trong đó, phân phối bán lẻ ra thị trường cho nhà đầu tư cá nhân hơn 30.000 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2018.
Nhắc đến công ty chứng khoán, lại nhắc đến Chứng khoán SSI – doanh nghiệp vừa bị “out” ra khỏi câu lạc bộ lãi nghìn tỷ năm 2019 do báo lãi năm 2019 giảm đến 30% so với năm 2018, còn hơn 907 tỷ đồng.
Thạch Lâm
Theo Nhịp sống kinh tế
Tài sản của các doanh nghiệp lãi trên 10.000 tỷ đồng: Vinhomes, Vietcombank, PV GAS, Techcombank và Vinamilk
Tổng tài sản của Vinhomes, Vietcombank, PV GAS, Techcombank và Vinamilk là bao nhiêu?
Ảnh: PV.
Theo số liệu được công bố và trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trong năm 2019, trong số các doanh nghiệp trên sàn, có 5 doanh nghiệp có lãi sau thuế lớn hơn 10.000 tỷ đồng.
Trong đó, dẫn đầu là Vinhomes (HoSE: VHM) với hơn 24.200 tỷ đồng lãi sau thuế trong năm 2019. Đứng vị trí thứ 2 về lợi nhuận là Ngân hàng Vietcombank (HoSE: VCB) với hơn 18.500 tỷ đồng lãi sau thuế.
Tiếp đến là Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS, HoSE: GAS) với khoản lãi hơn 12.100 tỷ đồng năm 2019. Lần lượt giữ vị trí số 4 và số 5 về mức lãi sau thuế là Ngân hàng Techcombank (HoSE: TCB) và Vinamilk (HoSE: VNM).
Bên cạnh lợi nhuận cao, thì những doanh nghiệp này cũng sở hữu khối tài sản khá khủng.
Cuối năm 2019, Tổng tài sản của Vietcombank là hơn 1,22 triệu tỷ đồng. Ảnh: PV.
Cụ thể như Vietcombank, Tổng tài sản của Ngân hàng này vào thời điểm cuối năm 2019 là hơn 1,22 triệu tỷ đồng. Tiếp đến là Ngân hàng Techcombank với hơn 383.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do đặc thù của ngành Ngân hàng là hoạt động như một trung gian tài chính, huy động và cho vay để hưởng chênh lệch lãi suất. Do đó, vốn chủ sở hữu của các Ngân hàng này luôn ở mức khá thấp, mà thay vào đó là tổng nợ phải trả cũng gần như là tổng tài sản của Ngân hàng. Trong đó, chủ yếu là các khoản tiền gửi của khách hàng.
Tiêu biểu như Vietcombank, vốn chủ sở hữu của Ngân hàng này chỉ hơn 85.753 tỷ đồng, trong khi tổng nợ phải trả tới hơn 1,13 triệu tỷ đồng, trong đó hơn 928.400 tỷ đồng là tiền gửi của khách hàng.
Do đặc thù của ngành Ngân hàng, Tổng nợ phải trả của Techcombank chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng này. Ảnh: PV.
Tương tự, tổng nợ phải trả của Techcombank là hơn 321.600 tỷ đồng, trong đó hơn 231.000 tỷ đồng là tiền gửi của khách hàng. Vốn chủ sở hữu của Techcombank cũng chỉ ở mức hơn 62.000 tỷ đồng.
Chính do đặc thù kinh doanh như vậy, nên những chỉ số về nợ xấu và đặc biệt là chỉ số CAR luôn được quan tâm hàng đầu. CAR là hệ số an toàn vốn, phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng thương mại. Hệ số CAR là thước đo quan trọng để đo mức độ an toàn hoạt động của ngân hàng.
Ngoài Ngân hàng, thì doanh nghiệp khác cũng có khối tài sản khủng.
Vinamilk có cơ cấu tài chính khá lành mạnh, khi nợ phải trả chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty. Ảnh: PV.
Vinhomes có mức lãi sau thuế hơn 24.200 tỷ đồng năm 2019, gần gấp đôi so với những doanh nghiệp còn lại. Ảnh: PV.
Tổng tài sản của PV GAS năm 2019 là hơn 62.254 tỷ đồng. Cơ cấu tài chính của GAS cũng theo hướng lành mạnh khi tổng nợ phải trả chiếm phần nhỏ, chỉ ghi nhận hơn 12.570 tỷ đồng trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
Theo nhipcaudautu.vn
Doanh nghiệp lác đác chào sàn Sau những tháng cuối năm 2019 hút được nhiều hồ sơ đăng ký niêm yết, cả hai sàn chứng khoán đều đang trầm lại. Dù vậy, vẫn có những tín hiệu sáng khi doanh nghiệp lựa chọn niêm yết từ nhu cầu tự thân và đáp ứng yêu cầu trong các quy định của cơ quan quản lý. Không nhiều doanh nghiệp chào...