Cơ hội từ cổ phiếu vốn hóa lớn
Các nhà đầu tư (NĐT) có thể tìm đến những cổ phiếu vốn hóa lớn đang hút dòng tiền như HPG, MBB…
Diễn biến VN-Index từ ngày 25/11- 3/12/2019
Sự sụt giảm mạnh của thị trường khiến nhiều NĐT hoang mang, khó hiểu, bởi những thông tin tác động đến thị trường vẫn tích cực. Trong đó, GDP năm 2019 dự báo ở mức 6,8-7%, chỉ số PMI tháng 11 đã tăng lên 51 điểm, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, NHNN đang tiếp tục bơm tiền hỗ trợ thị trường, khối ngoại đã mua ròng trở lại… Trong khi đó, thị trường chứng khoán thế giới liên tục tăng điểm.
Tính đến hết phiên giao dịch 02/12, nhiều cổ phiếu giảm ít nhất 10%, có mã giảm đến hơn 20-30%. Nhiều mã mất đi toàn bộ đà tăng kể từ tháng 6- 7/2019 đến nay như TCM, DPM, DCM … Bi đát hơn là những mã như CTD, HBC… giảm đến 70% từ đỉnh mà chưa thấy đáy. Theo đó, nhiều quỹ đầu tư có thể sẽ bị tăng trưởng âm so với đầu năm nay.
Xu hướng chung thường cho thấy, thị trường sẽ giảm điểm vào cuối năm, sau đó nhờ dòng vốn ngoại ( vốn ETF), thị trường bắt đầu hồi phục trở lại. Tuy nhiên tùy theo từng năm mà thời điểm hồi phục khác nhau. Nếu nhìn theo hướng tích cực và so sánh với các năm 2014 và 2015, kỳ vọng thị trường sẽ tương đồng. Có nghĩa là trong 2 năm này, thị trường sụt mạnh vào tháng 11, sau đó hồi phục trở lại kể từ giữa tháng 12. Theo đó, với việc giá cổ phiếu giai đoạn này rất thấp, đồng thời khối ngoại có tín hiệu mua vào, thì kỳ vọng này hoàn toàn có thể xảy ra.
Tuy nhiên, cũng không ngoại trừ kịch bản thị trường sẽ chịu sức ép giảm về vùng hỗ trợ 940- 950 điểm trước khi phục hồi trở lại. Đáng lưu ý, ở những nhịp điều chỉnh giảm nhanh kiểu này thường khiến cho hầu hết những NĐT sử dụng đòn bẩy tài chính, bắt đáy sẽ phải bán ra hết thì thị trường sẽ quay đầu tăng trở lại. Nếu như điều này đúng như dự kiến thì nhiều khả năng năm nay VN-Index sẽ đóng cửa tại vùng 970-980 điểm. Nhìn từ góc độ này, những NĐT có tiền có thể mua dần những cổ phiếu được kỳ vọng tăng điểm trong năm 2020.
Video đang HOT
Sau phiên giao dịch 02/12, VN-Index đóng cửa tại mốc 959,31 điểm còn khoảng cách rất nhỏ với vùng hỗ trợ nói trên, nên việc giải ngân là có thể tạo ra cơ hội. Trong khi đó xét theo định giá và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp, rõ ràng nhiều cổ phiếu thuộc hàng siêu rẻ, đặc biệt các cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng, điện hay thủy sản… có thể sẽ tạo ra cơ hội trong năm tới.
Xét theo phân tích kỹ thuật, nhiều cổ phiếu đã rơi vào vùng quá bán, trong khi khối lượng giao dịch đã thấp đáng kể, nên kịch bản hồi phục cũng khá cao. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, đây là giai đoạn mà nhiều NĐT đang hoang mang nên họ sẽ sẵn sàng bán ra để chốt lời sớm, trong khi dòng tiền mua vào cũng ở chiều hướng như vậy. Do đó, NĐT có thể chớp cơ hội từ các cổ phiếu vốn hóa lớn.
Hữu Bình
Theo enternews.vn
Vốn ETF được kỳ vọng sẽ tích cực hơn
Báo cáo dòng lưu chuyển vốn toàn cầu của Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, cổ phiếu nổi lên là kênh đầu tư có tiềm năng trong các kênh đầu tư truyền thống. Nới lỏng tiền tệ khiến lượng vốn giá rẻ tràn ngập, chi phí vốn thấp làm tăng mức chấp nhận rủi ro của các nhà đầu tư khi cân nhắc chiến lược phân bổ tài sản.
Ảnh Shutterstock.
Cổ phiếu ở các thị trường mới nổi có mối liên hệ rõ ràng hơn với dòng vốn của các quỹ đầu tư so với các thị trường phát triển.
Chỉ số MSCI Emerging Market (thị trường mới nổi) đã có lúc tăng tới hơn 4% trong 3 tuần vừa qua, khi có khoảng 5,2 tỷ USD chảy vào cổ phiếu của các thị trường mới nổi và trong bối cảnh căng thẳng thương mại tạm lắng.
Niềm tin vào các nỗ lực cải thiện quan hệ thương mại với Trung Quốc trước kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 và thời kỳ vốn rẻ tràn lan trên toàn cầu đã thúc đẩy các nhà đầu tư quay trở lại với cổ phiếu.
Tuy nhiên, dòng vốn tăng thêm 4 tuần vừa qua ở các thị trường mới nổi tập trung vào các quỹ đầu tư toàn cầu và phần nhiều đổ vào thông qua các ETF, nên dòng vốn vào nhanh nhưng cũng có thể ra nhanh.
Chiến tranh thương mại vẫn là rủi ro lớn nhất có thể làm đảo chiều dòng vốn. Kể từ tuyên bố áp thuế lần đầu tiên lên 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc của Mỹ vào ngày 15/6/2018, dòng vốn của các quỹ cổ phiếu ở thị trường mới nổi (ngoại trừ Trung Quốc) đã có đợt rút mạnh kéo dài 6 tháng và đảo chiều trong 5 tháng đình chiến sau đó.
Lần đình chiến thứ hai kéo dài 1 tháng (7/2019) cũng khiến dòng tiền chững lại. Giai đoạn hiện tại có thể coi là lần đình chiến thứ ba và diễn biến dòng vốn cũng rất tương thích.
Bởi vậy, bất kỳ tín hiệu tiêu cực nào từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng có thể tác động mạnh đến xu hướng vốn vào các thị trường mới nổi.
Tại Việt Nam, các đợt tăng mạnh của thị trường chứng khoán đều được hỗ trợ bởi dòng vốn từ các quỹ ETF. Mối tương quan này mờ nhạt hơn trong tháng 6 và 7/2019 khi các quỹ ETF ghi nhận dòng tiền vào, nhưng VN-Index không có nhiều khởi sắc.
Thời gian này, xu hướng dòng vốn trên toàn cầu chưa thực sự tích cực với cổ phiếu. Chiến tranh thương mại căng thẳng trở lại trong tháng 8 khiến giới đầu tư có tâm lý phòng thủ.
Trong 2 tháng trở lại đây, dòng vốn đầu tư vào quỹ ETF ra - vào đan xen, nhưng tiền vào có phần nhỉnh hơn.
Tuy nhiên, khối ngoại bán ròng khá lớn trên cả 3 sàn (1.583 tỷ đồng trong tháng 10 và 950 tỷ đồng từ đầu tháng 11), chủ yếu là hoạt động tái cơ cấu của các quỹ đầu tư chủ động, từ đó tạo sức ép lên thị trường.
Với những diễn biến mới của dòng vốn toàn cầu trong thời gian gần đây và với giả định không có những biến động bất ngờ như đàm phán thương mại Mỹ - Trung bất thành, dòng vốn nước ngoài, trong đó có dòng vốn ETF được kỳ vọng sẽ tích cực hơn, tạo sự nâng đỡ cho chỉ số trong thời gian cuối năm 2019, đầu năm 2020.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
VN-Index vượt mốc kháng cự 1.000 điểm Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã tăng tốc trong giai đoạn vừa qua. Đầu tháng 11-2019, VN-Index đã bứt phá thuyết phục, vượt mốc 1.000 điểm, mốc kháng cự rất mạnh mà TTCK gặp phải kể từ tháng 3-2019. TCK thế giới và Việt Nam trong 2 tuần đầu tiên của tháng 11 đón nhận nhiều thông tin khá tích cực....