Cơ hội thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Canada
Trong bối cảnh dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại toàn cầu, xuất khẩu đồ gỗ và nội thất của Việt Nam vào Canada vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương.
Công nhân công ty Triệu Phú Lộc phun sơn cho lô ghế xuất khẩu vào thị trường châu Âu. (Ảnh: Minh Hưng/TTXVN)
Canada là thị trường còn nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp đồ gỗ và nội thất Việt Nam khai thác mở rộng thị phần và nâng cao giá trị.
Đây là khẳng định của các chuyên gia tại chương trình “Kết nối giao thương trực tuyến Việt Nam-Canada” do Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) phối hợp cùng Thương Vụ Việt Nam tại Canada tổ chức, ngày 30/9.
Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký HAWA thông tin Canada là thị trường xuất khẩu chiến lược tại khu vực Bắc Mỹ của sản phẩm gỗ nội thất Việt Nam trong nhiều năm qua.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại toàn cầu, xuất khẩu đồ gỗ và nội thất của Việt Nam vào Canada vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương. Đây sẽ là một trong những thị trường hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu xuất khẩu 12 tỷ USD của ngành gỗ và lâm sản trong năm 2020.
Ông Phạm Cao Phong, Đại sứ Việt Nam tại Canada chia sẻ, Việt Nam-Canada đã có quan hệ ngoại giao gần 50 năm và từ năm 2017 đến nay đã trở thành đối tác hợp tác toàn diện của nhau trên nhiều lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, giáo dục…
Đặc biệt, trong hợp tác kinh tế hai nước có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy thương mại, ngoài Hiệp định Thương mại và Mậu dịch Việt Nam-Canada đã được ký kết từ năm 1995, Việt Nam và Canada còn thường xuyên kết nối với nhau trong vai trò là thành viên của WTO, APEC và mới đây nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đó là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác với nhau,
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam-Canada những năm gần đây có bước phát triển vượt bậc. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất trong khu vực ASEAN và đối thương mại lớn tác lớn thứ 5 ở châu Á của Canada.
Năm 2019, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Canada đạt 6,2 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2018. Riêng 6 tháng đầu năm nay, mặc dù thương mại toàn cầu suy giảm nghiêm trọng đến 20% do ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19 nhưng thương mại song phương Việt Nam-Canada vẫn giữ được mức tăng trưởng 0,1%.
Tính riêng ở mặt hàng gỗ, Canada là một thị trường lớn, mỗi năm nhập khẩu tới 15 tỷ USD đồ nội thất. Với việc tham gia Hiệp định CPTPP, các sản phẩm đồ gỗ, nội ngoại thất của Việt Nam có thêm lợi thế cạnh tranh về giá tại thị trường Canada do được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, trong khi các mặt hàng tương tự từ Trung Quốc (đối thủ cạnh tranh trực tiếp và là nhà cung cấp đồ gỗ lớn nhất cho Canada hiện nay) phải chịu thuế từ 6-9%.
Video đang HOT
Nhờ đó, trong 8 tháng qua, gỗ là một trong những mặt hàng giữ được tốc độ tăng trưởng cao, ở mức 10,3%. Ngoài ra, Canada còn là một cửa ngõ quan trọng để đồ gỗ, nội thất Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu đồ gỗ, nội thất Việt Nam sang Canada mới chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng giá trị xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam và mới chỉ chiếm 1,6% tổng giá trị nhập khẩu đồ gỗ hàng năm của Canada. Như vậy, dư địa mở rộng thị phần sản phẩm gỗ và nội thất Việt Nam tại Canada vẫn còn rất lớn.
Trong bối cảnh thương mại thế giới nhiều biến động, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Canada cũng đang đẩy mạnh việc đa dạng hóa thị trường, mong muốn đẩy mạnh hợp tác thương mại-đầu tư với các nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt là Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, tìm kiếm đối tác và cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng đồ gỗ tại thị trường Canada.
Phân tích thị trường đồ gỗ Canada, ông Jacques Nadeaus, chuyên gia thương mại của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết nhu cầu đỗ gỗ, nội thất ở Canada dự báo sẽ tiếp tục gia tăng và đặc biệt bùng nổ trong năm 2021, sau một thời gian dài người dân giãn cách xã hội và làm việc tại nhà nhiều hơn.
Sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn khai thác, chế biến lâm sản Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. (Ảnh: TTXVN)
Cơ cấu thị trường đồ gỗ Canada trong những năm tới được dự báo sẽ tập trung vào sản phẩm nội thất phòng khách và phòng ăn chiếm khoảng 30%, nội thất phòng ngủ chiếm 21%, đồ gỗ nhà bếp chiếm 12%, ván sàn khoảng 10% và nội thất văn phòng chiếm 8%.
Điều đáng nói là nếu như trước đây, Canada tự cung ứng trên 80% sản phẩm đồ gỗ, nội thất tiêu dùng trong nước thì những năm gần đây xu hướng nhập khẩu đồ gỗ tăng lên.
Hiện nay, có tới 55% sản phẩm đồ gỗ, nội thất tiêu thụ tại Canada đươc nhập khẩu, người dân Canada có xu hướng ưa chương đồ nội thất được sản xuất từ gỗ cứng, có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường.
Theo ông Jacques Nadeaus, hệ thống phân phối đồ nội thất của Canada khá đa dạng từ các nhà phân phối sỉ đến các chuỗi cửa hàng bán lẻ và cả các kênh thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát trên diện rộng.
Nếu như năm 2019, doanh số bán đồ nội thất trực tuyến mới đạt 6,6%, 6 tháng đầu năm nay, con số này đã tăng lên 16,4% và dự báo đến cuối năm 2020 sẽ đạt tới 30%. Không chỉ có các sàn thương mại điện tử mà ngay cả cửa hàng bán lẻ cũng khai thác nguồn khách hàng mua nội thất online trong mùa dịch.
“Để khai thác hiệu quả hị trường Canada, doanh nghiệp gỗ và nội thất Việt Nam cần thường xuyên kết nối với các khách hàng đã từng mua hàng của Việt Nam, chủ động tìm hiểu nhu cầu của nhà nhập khẩu và phát triển sản phẩm đón đầu xu hướng mua sắm theo mùa của người dân Canada.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phát huy hiệu quả kết nối của nền tảng triển lãm trực tuyến HOPEFAIRS mà HAWA đã xây dựng được để tiếp cận và kết nối trực tiếp với khách hàng tiềm năng,” ông Jacques Nadeaus chia sẻ thêm./.
Bến Tre xuất khẩu lô trái cây đầu tiên sang thị trường EU
Công ty Vina T&T Group sẽ xuất khẩu 20.000 quả dừa tươi sang thị trường Anh, 12 tấn bưởi sang thị trường Đức và 3 tấn thanh long sang thị trường Hà Lan theo Hiệp định EVFTA.
Vận chuyển quả thanh long ruột đỏ lên container để xuất khẩu. Ảnh minh họa. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Chiều 17/9, tại nhà máy đóng gói Công ty Vina T&T Group, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre tổ chức lễ công bố xuất khẩu lô hà ng trái cây đầu tiên của Việt Nam sang thị trường EU theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T Group cho biết, sau hơn một tháng đàm phán, đợt này Công ty sẽ xuất khẩu 20.000 quả dừa tươi sang thị trường Anh, 12 tấn bưởi sang thị trường Đức và 3 tấn thanh long bằng đường hàng không sang thị trường Hà Lan.
Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Công ty Vina T&T Group là một trong những đơn vị đứng đầu về xuất khẩu trái cây vào các thị trường khó tính như Mỹ, Australia, Canada và EU.
Đặc biệt, từ khi có Hiệp định EVFTA, Công ty nhận được rất nhiều đơn hàng của các nước châu Âu, nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên công ty chỉ xuất cầm chừng các mặt hàng trái cây.
"Việc lô hà ng trái cây đầu tiên xuất khẩu vào EU là tín hiệu rất vui. Từ nay đến cuối năm, tăng trưởng của công ty đối với thị trường EU sẽ tăng 20% so với năm trước và sẽ vượt qua thị trường Australia và Canada trong tổng sản lượng vào năm 2021 khi điều kiện trở lại bình thường," ông Nguyễn Đình Tùng chia sẻ.
[Hiệp định EVFTA: Sắp xuất khẩu nhiều nông sản sang thị trường EU]
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho rằng, Hiệp định EVFTA mở ra cơ hội rất lớn cho hàng nông sản nói chung và trái cây nói riêng của Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau hơn một tháng Hiệp định EVFTA có hiệu lực và được thực thi, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU; trong đó, một số nông sản đã xuất khẩu sang EU như tôm nước lợ tại Ninh thuận; càphê, chanh leo tại Gia Lai.
Riêng đối với ngành rau quả, Việt Nam có lợi thế khác biệt về điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh thái với chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng với sự phân hóa địa hình tạo nên các tiểu vùng sinh thái có thể phát triển được nhiều loại cây ăn quả.
Diện tích cây ăn quả trên toàn quốc những năm gần đây liên tục tăng nhanh. Năm 2019, diện tích cây ăn quả đạt 964 nghìn ha, sản lượng đạt 9,3 triệu tấn, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt trên 6%/năm.
Hiện đã có khoảng 40 loại rau quả Việt Nam được xuất khẩu sang 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh những thị trường truyền thống, trái cây Việt đã từng bước khẳng định chất lượng, chinh phục được những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada, Australia, New Zealand.
Đáng chú ý, trái cây là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại thị trường EU. Theo đó, 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu trái cây đạt 59,18 triệu USD (chiếm 73,54% tổng giá trị xuất khẩu rau quả sang EU).
Theo dự kiến, xuất khẩu trái cây Việt Nam sang EU từ nay đến hết năm 2020 sẽ tiếp tục tăng mặc dù vẫn chịu tác động từ dịch bệnh COVID-19.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre Nguyễn Hữu Lập cho hay, tiềm năng và cơ hội xuất khẩu trái cây nhiệt đới sang EU của tỉnh Bến Tre rất lớn, với các sản phẩm chủ lực là dừa và cây ăn trái.
Đến nay, diện tích dừa của tỉnh khoảng 73.000ha, sản lượng hơn 626.000 tấn; trong đó diện tích dừa uống nước khoảng 10.000ha.
Thời gian qua, diện tích dừa sản xuất theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh tăng khá nhanh, với khoảng 4.000ha được cấp giấy chứng nhận.
Ngoài ra, tỉnh còn có gần 30.000ha cây ăn trái, với sản lượng hơn 330.000 tấn./.
Chính sách tiền tệ thời đại dịch: Bất thường thành bình thường Giới chức các ngân hàng trung ương nhận ra rằng, những chính sách tiền tệ họ từng xem là bất thường và chỉ mang tính chất tạm thời đang trở thành bình thường và kéo dài. "Một khi các biện pháp kích thích ở cấp độ cực mạnh đã phát huy tốt hiệu quả, thì việc rút lại các biện pháp đó càng...