Cơ hội thăng tiến của lao động nước ngoài tại những công ty vừa và nhỏ ở Nhật Bản
Các nhà máy, các công ty khởi nghiệp Nhật Bản đang dần tin tưởng, cất nhắc những nhân viên tay nghề cao vào vị trí quản lý, lãnh đạo trong doanh nghiệp.
Anh Tran Van Tu – một thực tập sinh chuyên về kỹ thuật tại Nhật Bản – được đưa lên làm quản lý tại một nhà máy. Ảnh: Nikkei Asia
Tại một xưởng sản xuất nhỏ ở Nhật Bản nơi anh làm việc, Jang Ji-soo đảm nhận một vị trí lớn.
Trả lời tạp chí Nikkei Asia, Jang – Giám đốc phụ trách mua hàng tại Kyokuto Valve Manufacturing ở thành phố Kitakyushu cho biết: “Với vai trò mới, tôi có thể thể giúp công ty giảm bớt chi phí mà không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, điều đó thật đáng mừng vì tôi cảm thấy như mình đã đóng góp cho công ty”.
Trường hợp của Jang cho thấy các công ty vừa và nhỏ ở Nhật Bản đang ngày càng đánh giá cao lao động nước ngoài, đưa họ lên các vị trí quản lý, tận dụng ngôn ngữ và kỹ năng tay nghề caocủa họ để mở rộng hoạt động bán hàng và thu mua ở nước ngoài.
Jang được tuyển dụng khi Kyokuto bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh với các công ty thép Hàn Quốc như POSCO và Hyundai Steel. Bên cạnh phụ trách hoạt động kinh doanh tại Hàn Quốc, Jang cũng tiếp thị sản phẩm cho các nhà máy thép và sản xuất điện địa nhiệt ở Indonesia, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Kenya và các quốc gia khác.
Công việc của anh đã thu hút sự chú ý của Chủ tịch Hideki Kabayama. Chính ông Hideki đã thăng chức anh lên vị trí quản lý bộ phận tại trụ sở chính vào năm 2017 – nơi lúc đó chỉ có 5 công nhân.
Ông Hideki cho biết trong ngành sản xuất van, ngày càng có nhiều vật liệu và bộ phận từ nước ngoài có chất lượng tương đương với vật liệu sản xuất tại Nhật Bản nhưng rẻ hơn và thời gian giao hàng ngắn hơn. Công ty muốn tìm kiếm các nhà cung cấp nước ngoài để thay thế các đối tác kinh doanh lâu năm trong nước.
Video đang HOT
Jang có kinh nghiệm làm việc với bộ phận bán hàng để hiểu rõ hơn về khách hàng của Kyokuto Valve, giúp công ty tăng cường đáng kể hoạt động thu mua ở nước ngoài. Theo ông Hideki, với sự trợ giúp của Jang, mặc dù giá sắt, đồng và các vật liệu khác tăng vọt trong những năm gần đây, nhưng công ty có thể giảm thiểu sự gia tăng tỷ lệ chi phí vật liệu trên doanh thu.
Một trong những mục tiêu của chương trình thực tập sinh kỹ thuật của Nhật Bản là dạy các kỹ năng cho người lao động từ các nước đang phát triển để họ có thể mang về nước. Tuy nhiên, một số thực tập sinh vẫn ở lại Nhật Bản để có được sự thăng tiến trong sự nghiệp.
Sanei Kinzoku Seisakusyo, một công ty gia công kim loại có trụ sở tại Osaka, đã bổ nhiệm cáccông dân Việt Nam làm quản lý tại 2 trong số 9 nhà máy của Sanei tại Nhật Bản.
Một trong số đó là anh Tran Van Tuan, phụ trách giám sát khoảng 10 công nhân tại một nhà máy. Tuan đến Nhật Bản với tư cách là thực tập sinh kỹ thuật và hiện đang làm việc theo chương trình thị thực mới dành cho người nước ngoài có kỹ năng chuyên môn.
Mặc dù thời gian lưu trú của Tuan bị giới hạn ở mức 5 năm, nhưng nếu anh chuyển sang thị thực loại khác, anh có thể gia hạn thời gian lưu trú vô thời hạn. Loại thị thực được nâng cấp cũng cho phép anh đưa gia đình đến Nhật Bản.
Tuan dự định thi nâng hạng thị thực vào tháng 10. “Mục đích cuối cùng của tôi là muốn đưa gia đình mình đến Nhật Bản”, Tuan nói.
Khoảng một nửa trong số 100 nhân viên của Sanei là người Việt Nam, một trong những nhóm lao động nước ngoài lớn nhất ở đất nước đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực trẻ.
Chủ tịch Sanei Moon Kyungjo cho biết: “Kể từ bây giờ, hầu hết nhân viên trẻ sẽ là người nước ngoài. Tôi hy vọng rằng họ đặt ra mục tiêu của bản thân với nhận thức rằng nếu làm việc chăm chỉ, họ có thể thăng tiến”.
Người lao động nước ngoài không chỉ đóng góp tài năng trong sản xuất. Goalist có trụ sở tại Tokyo, một nhà phát triển phần mềm về trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu lớn liên quan đến nguồn nhân lực, sẽ sớm thăng chức cho Vivek Shankarrad Amilkanthawar người Ấn Độ làm giám đốc. Anh sẽ phụ trách phát triển hệ thống đánh giá kỹ sư – một lĩnh vực kinh doanh mới.
Vivek từng làm việc cho một công ty Nhật Bản tại Ấn Độ nhưng đã chuyển đến Nhật Bản vào năm 2018 với mong muốn được sinh sống tại nước này. Nhận thấy khả năng của Vivek, Goalist đã bổ nhiệm anh làm giám đốc công nghệ của một công ty con vào năm 2021. Vị trí của Vivek giám sát khoảng 30 kỹ sư Nhật Bản và nước ngoài.
Các cuộc họp tại Goalist thường được tổ chức bằng tiếng Anh. Ngôn ngữ đôi khi trở thành rào cản. Giám đốc điều hành Ryo Kato cho biết: “Việc Vivek thông thạo cả tiếng Nhật và tiếng Anh khiến việc giao tiếp trở nên suôn sẻ hơn”.
Anh xử lý các cuộc phỏng vấn với ứng viên nước ngoài và giúp đỡ các nhân viên, đóng vai trò là cầu nối giữa lực lượng lao động nước ngoài đang phát triển của công ty và nhân viên Nhật Bản.
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, số lượng lao động nước ngoài tại Nhật Bản đã tăng gần gấp 3 lần trong một thập kỷ lên 2,05 triệu vào năm 2023.
Theo Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Nhật Bản cần 6,74 triệu lao động nước ngoài để đạt được mục tiêu tăng trưởng của chính phủ vào năm 2040. Điều này không chỉ đòi hỏi phải thu hút nhiều nhân tài nước ngoài hơn mà còn phải giữ chân họ.
Tuy nhiên, đồng yên suy yếu đang khiến Nhật Bản kém hấp dẫn hơn đối với nhân tài nước ngoài. Trong một cuộc khảo sát của cơ quan nhân sự Mynavi Global năm nay, 91% người nước ngoài được hỏi cho biết họ muốn tiếp tục làm việc tại Nhật Bản – giảm 5,8 điểm phần trăm so với cuộc khảo sát gần đây nhất vào năm 2022.
Một cuộc khảo sát của Bộ lao động cho thấy phần lớn lao động nước ngoài được tuyển dụng bởi các doanh nghiệp có dưới 100 nhân viên.
Yugo Yoshida, giám đốc tuyển dụng nhân tài toàn cầu của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản, cho biết: “Để người lao động nước ngoài thành công, chúng tôi cần những người quản lý có thể nhận ra sự khác biệt về văn hóa, lối sống, tôn giáo và những thứ khác giữa Nhật Bản và các nước khác”.
Theo ông Yugo, khi tổng số lao động nước ngoài tăng lên, ngày càng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đưa người nước ngoài vào vị trí quản lý.
Nhật Bản sắp trình làng đồng tiền in hình ảnh nổi 3 chiều đầu tiên trên thế giới
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đang chuẩn bị giới thiệu mệnh giá tiền giấy mới, được in với hình ảnh nổi 3D.
Ba mệnh giá tiền yên được in theo công nghệ mới. Ảnh: Nikkei Asia
Theo đài Sputnik, đầu tháng 11, Ngân hàng trung ương Nhật Bản chính thức thông báo ngừng phát hành các loại tiền mệnh giá 10.000 yên, 5.000 yên và 1.000 yên. Đài truyền hình NHK của Nhật Bản đưa tin, tiền giấy mới sẽ được đưa vào lưu thông trong nửa đầu năm tài chính 2024, bắt đầu từ ngày 1/4/2024.
Tờ tiền 10.000 yên mới sẽ in chân dung của Eiichi Shibusawa, một chính khách và doanh nhân Nhật Bản được ca ngợi là cha đẻ của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản. Chân dung của Umeko Tsuda, một nữ giáo viên trong thời kỳ Minh Trị thúc đẩy giáo dục cho phụ nữ, sẽ được in trên tờ 5.000 yên. Tờ tiền 1.000 yên sẽ in chân dung của bác sĩ Shibasaburo Kitasato, một trong những người phát hiện ra mầm bệnh gây dịch hạch, được biết đến là cha đẻ của nền y học hiện đại Nhật Bản.
Ba hình ảnh này sẽ được in công nghệ hình nổi ba chiều trên các tờ tiền mới. Hình ảnh sẽ thay đổi khi vị trí của tờ tiền thay đổi. Đây sẽ là những tờ tiền đầu tiên trên thế giới được tích hợp công nghệ hình ba chiều đặc biệt.
Công nghệ mới này được cho là sẽ ngăn chặn được nạn làm tiền giả tại Nhật Bản.
Cuộc đua dọn rác vũ trụ giữa Trung Quốc và Nhật Bản Khi Trung Quốc dẫn thành công một vệ tinh không còn hoạt động vào "quỹ nghĩa địa" trong năm nay, các chuyên gia Nhật Bản đã phải chú ý. Ảnh minh họa. Nguồn: AP Tờ Washington Post (Mỹ) đưa tin một số người cho rằng qua động thái trên, Trung Quốc thể hiện năng lực tác động được vào quỹ đạo, khả năng...